Bao nhiêu tuổi được ký hợp đồng lao động năm 2024

Em dự định xin vào làm việc tại một công ty gần nhà để phụ giúp kinh tế cho gia đình nhưng em chưa đủ 18 tuổi. Vậy em chưa đủ 18 tuổi thì có ký hợp đồng lao động được không? Nếu được thì có gì cần lưu ý? (Hoài An – Hà Tĩnh).

Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12 năm 2021

Phê chuẩn khởi tố hai đối tượng lừa đảo nhận 3 tỉ đồng đưa người đi xuất khẩu lao động

Sân bay Nội Bài: Một tháng xảy ra 2 vụ va chạm máy bay di chuyển trong sân đỗ

Giả gái bán dâm dụ khách làng chơi vào khách sạn để trộm tài sản

Người dân nhặt được và trả lại cán bộ xã gần 1 tỉ đồng

Thực hư vụ một hộ dân được nhận 2.000 đồng tiền hỗ trợ thiệt hại thiên tai

Thủ tướng: Tháo gỡ mọi vướng mắc để sản xuất bằng được vắc xin và thuốc điều trị COVID-19

Đối với câu hỏi của bạn, Phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Thanh Nhân, Đoàn Luật sư tỉnh Hải Dương có ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật lao động hiện nay, lao động chưa đủ 18 tuổi được gọi là lao động chưa thành niên. Tùy thuộc vào nhu cầu của hai bên, người lao động dưới 18 tuổi có thể xác lập mối quan hệ lao động với người sử dụng lao động phù hợp với quy định pháp luật.

Tuy nhiên, do người lao động chưa thành niên là đối tượng lao động đặc thù, đang trong độ tuổi cần phát triển thể lực, trí lực và nhân cách nên pháp luật hiện hành cũng quy định nhiều chế độ đặc thù cho đối tượng này.

Đối với lao động chưa thành niên, pháp luật đang phân chia thành 3 khoảng tuổi để có chế độ phù hợp, gồm: (i) Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; (ii) Chưa đủ 15 tuổi và (iii) Chưa đủ 13 tuổi (có một số quy định đặc thù và một số quy định áp dụng chung với nhóm chưa đủ 15 tuổi).

Do bạn không nêu rõ số tuổi hiện tại của mình nên luật sư sẽ tư vấn toàn bộ nội dung liên quan, bạn có thể tự đối chiếu để đưa ra câu trả lời phù hợp. Cụ thể, khi xác lập mối quan hệ lao động với lứa tuổi này, người sử dụng lao động cũng như bản thân người lao động dưới 18 tuổi cần lưu ý những vấn đề sau:

1. Về vấn đề ký kết hợp đồng lao động (Điều 18 Bộ luật Lao động năm 2019):

- Trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người lao động có thể trực tiếp ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nhưng phải có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động;

- Trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi, người sử dụng lao động sẽ ký hợp đồng lao động với cả người lao động và người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Về công việc không được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi:

Đối với từng độ tuổi của lao động chưa thành niên, lao động chưa thành niên chỉ có thể làm những công việc khác nhau:

- Đối với lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (Khoản 1 Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019), người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm những công việc sau đây:

(i) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

(ii) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

(iii) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

(iv) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

(v) Phá dỡ các công trình xây dựng;

(vi) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

(vii) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

(viii) Các công việc thuộc danh mục công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

- Đối với người lao động chưa đủ 13 tuổi (Khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019): Về nguyên tắc, người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Về địa điểm làm việc (Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019):

Người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:

(i) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

(ii) Công trường xây dựng;

(iii) Cơ sở giết mổ gia súc;

(iv) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

(v) Các địa điểm làm việc khác thuộc danh mục nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

4. Về thời gian làm việc (Điều 146 Bộ luật Lao động năm 2019):

- Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần và chỉ được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm đối với một số công việc theo danh mục ngành nghề quy định tại Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH.

5. Một số trách nhiệm khác của người sử dụng lao động (Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2019):

- Lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Bao nhiêu tuổi thì có thể ký hợp đồng?

Hợp đồng dân sự được giao kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không trái với pháp luật và đạo đức xã hội. 1- Cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, có khả năng nhận thức, thực hiện quyền, nghĩa vụ hợp đồng và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ đó, thì có quyền giao kết hợp đồng dân sự.

Hết tuổi lao động là bao nhiêu?

Như vậy, hiện nay mỗi năm độ tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng lên. Cụ thể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.

Có bao nhiêu loại hợp đồng lao động?

Chúng ta có 3 loại chính..

2.1. Hợp đồng lao động có thời hạn. Đây là dạng hợp đồng có xác định thời hạn và không quá 36 tháng kể từ ngày hợp đồng lao động chính thức có hiệu lực. ... .

2.2. Hợp đồng lao động không thời hạn. ... .

2.3. Hợp đồng lao động theo mùa vụ.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động là gì?

Có thể khẳng định đối tượng điều chỉnh chủ yếu của pháp luật lao động là quan hệ lao động làm công ăn lương, phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng chung trên quốc tế và đảm bảo hài hoà trong hệ thống pháp luật hiện hành.