Bạn đã từng tiếng anh là gì năm 2024

Tiêu đề bảo giản đơn, mà sao cái nào cũng có từ ‘used to’ vậy? Vậy tụi nó khác nhau gì đây? Nghe hắc não quá à!

Đừng lo! Bài viết này sẽ giúp các bạn gỡ rối tụi nó đây!

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ từng cấu trúc nhé!

1. USED TO

Bạn đã từng tiếng anh là gì năm 2024

1.1. Cách dùng

1.1.a. Nó dùng để diễn tả một thói quen trong quá khứ (hiện tại không còn nữa nhen).

Ví dụ: I used to play basketball when I was a secondary student. (Tôi đã từng chơi bóng rổ khi tôi còn là học sinh cấp 2.)

1.1.b. Nó dùng để diễn tả một điều thật ở quá khứ, mà giờ không còn nữa.

Ví dụ: This building is now a supermarket. It used to be a coffee shop. (Tòa nhà này bây giờ là siêu thị. Nó đã từng là tiệm cà phê.)

1.2. Công thức

1.2.a. Thể khẳng định:

Subject + used to + Noun/ Verb-inf

Ví dụ: Ms. Hanh used to spend a lot of money on clothes. (Chị Hạnh đã từng xài rất nhiều tiền cho quần áo.)

** Lưu ý: used to chia như nhau cho tất cả các ngôi.

1.2.b. Thể phủ định:

Subject + did not + use to + Noun/ Verb- inf

Subject + used + NOT + to + Noun/ Verb- inf

\=> Ở thể phủ định, ‘used to’ vừa có thể mượn trợ động từ did và trả về nguyên mẫu ‘use to’ hoặc thêm ‘NOT’ giữa ‘used’ và ‘to’.

Ví dụ: Mr. Khai did not use to like her. = Mr. Khai used not to like. (Anh Khải đã từng không thích cô ấy.)

1.2.c. Thể nghi vấn (câu hỏi):

Tương tự thể phủ định, thể nghi vấn cũng có hai hình thức. Chúng ta dùng mẫu câu nào cũng được cả.

Did + Subject + use to + Noun/ Verb- inf?

Used +Subject + to + Noun/ Verb- inf?

Ví dụ:

– Did she use to eat a lot of sweets when she was a child?

– Used she to eat a lot of sweets when she was a child?

(Cô ấy đã từng ăn nhiều kẹo khi cô ấy còn là một đứa trẻ phải không?)

2. GET USED TO

2.1. Cách dùng:

‘Get used to’ nghĩa là ‘dần quen với’, diễn tả một sự việc nào đó ĐANG dần trở nên quen thuộc với mình (‘dần’ thôi nhen, chứ vẫn chưa quen)

2.2. Công thức

Get used to + Noun/ Verb-ing

Ví dụ:

– Our new house is on a very busy street. I expect we will get used to the noise. ( Nhà mới của chúng tôi ở trên đường . Tui mong là chúng tôi sẽ quen dần với tiếng ồn.)

– She got used to getting up early in the morning. (Cô ấy đã dần quen với việc dậy sớm.)

3. BE USED TO

3.1. Cách dùng:

‘Be used to’ có nghĩa là ‘ĐÃ QUEN VỚI’ một việc gì đó. Tức là mình đã làm việc đó nhiều lần rồi, có kinh nghiệm với việc đó, và bây giờ không còn lạ lẫm nữa.

Ví dụ:

– She is used to the weather in this country. (Cô ấy đã quen với thời tiết ở đất nước này.)

– I am not used to the regulations of the company. ( Tôi chưa quen với luật lệ của công ty.)

3. 2. Công thức:

He/ She/ It + is +used to + Noun/ Verb-ing

We/ You/ They + are + used to + Noun/ Verb-ing

I + am + used to + Verb-ing

Ví dụ:

He is used to traveling by coach. (Anh ấy đã quen với việc di chuyển bằng xe khách.)

They are used to working in group. (Họ đã quen với việc làm việc nhóm.)

I am used to driving my motorbike in Sai Gon. (Tôi đã quen với việc lái xe máy ở Sài Gòn.)

4. MỘT VÍ DỤ ĐỂ BẠN PHÂN BIỆT ĐƯỢC USED TO/ BE USED TO/ GET USED TO

Bạn đã từng tiếng anh là gì năm 2024

Anna is American, but she moved to live in India. When she first had dinner with an Indian family, she found it difficult because she just used chopsticks to eat, not her hands. Using their hands to eat was strange and difficult for her because:

Anna là người Mỹ, nhưng cô ấy đã chuyển đến sống ở Ấn Độ. Khi lần đầu tiên, cô đã ăn tối với một gia đình người Ấn, cô ấy đã thấy khó khăn vì cô ấy chỉ đã sử dụng đũa để ăn, không phải bốc tay. Dùng tay để ăn thì đã lạ lẫm và khó khăn đối với cô ấy, vì:

– She wasn’t used to it/ She wasn’t used to eating with her hands. (Cô ấy đã không quen với việc ăn bằng bốc bằng tay.)

But after many times, eating by hands became less strange, so:

Nhưng sau nhiều lần nhu vậy, ăn bốc bằng tay trở lên ít lạ lẫm hơn với cô, vì vậy:

–She got used to eating with her hands. (Cô ấy đã dần quen với việc ăn bốc bằng tay.)

Now, it’s no problem for her:

Và bây giờ, ăn bốc bằng tay chẳng còn là vấn đề đối với cô nữa. (Cô không cảm thấy lạ hay khó khăn nữa.)