Bài văn viết về thành phố hải phòng năm 2024

Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng có vị trí nằm trong khoảng từ 20035’ đến 210 01’ vĩ độ Bắc, và từ 106029’ đến 107005’ kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình.

Diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2, dân số 1.837.3 ngàn người (tính đến 01/04/2009), mật độ dân số trung bình của thành phố là 1.218,78 người/km2, vào loại trung bình so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 228 phường và thị trấn (70 phường, 10 thị trấn và 148 xã) .

Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Chính vì vậy trong chiến l­ược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng đ­ược xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.(Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giầu đẹp, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa. Nơi đây có rừng quốc gia Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới - là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài động thực vật, trong đó có nhiều loài được xếp vào loài quý hiếm của thế giới. Đồng thời, nơi đây còn có cả một vùng đồng bằng thuộc vùng đồng bằng tam giác châu thổ sông Hồng, tạo nên một cảnh quan nông nghiệp trồng lúa nước là nét đặc trưng của vùng du lịch ven biển Bắc Bộ và cả một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, nhiều hải sản quý hiếm và bãi biển đẹp.

Khí hậu của Hải Phòng cũng khá đặc sắc, ôn hoà, dồi dào nhiệt ẩm và quanh năm có ánh nắng chan hoà, rất thích nghi với sự phát triển của các loài động thực vật nhiệt đới, đặc biệt rất dễ chịu với con người vào mùa thu và mùa xuân.

Hải Phòng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất nước, có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Người Hải Phòng với tinh thần yêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã từng chứng kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Đây là vùng đất in đậm dấu ấn chống ngoại xâm trong suốt quá trình lịch sử 4000 năm của dân tộc Việt Nam, với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, của Lê Hoàn năm 981, của Trần Hưng Đạo năm 1288 ... mà đến nay, các chiến tích đó vẫn còn tồn tại rất nhiều di tích lịch sử, lưu truyền biết bao truyền thuyết dân gian, để lại cho hậu thế nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật có giá trị. Cho nên đến Hải Phòng, đặt chân đến bất cứ đâu chúng ta cũng bắt gặp các di tích, các lễ hội gắn với những truyền thuyết, huyền thoại về lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của Hải Phòng. Những di tích, lễ hội này chính là nguồn tiềm năng quan trọng cần được quan tâm bảo vệ tôn tạo để phục vụ phát triển du lịch.

Có thể nói rằng, Hải Phòng là nơi có lịch sử vinh quang ngàn năm, một vùng đất hội tụ đầy đủ khí thiêng sông núi, và một cư­ dân anh dũng, sáng tạo và rất cởi mở, dễ hoà hợp với bè bạn bốn phư­ơng. Những ng­­ười dân từ nhiều miền quê đến sinh sống tại vùng đất cửa biển này đã hình thành nên tính cách kiên nghị, năng động, sáng tạo trong lao động, luôn nhạy bén với cái mới, làm cho ng­­ười Hải Phòng sớm tiếp thu đ­­ược những tinh hoa của thời đại trư­­ớc biến thiên của lịch sử. Tất cả những yếu tố trên đã và sẽ làm cho Hải Phòng trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng trong n­ước và quốc tế và Hải Phòng thực sự là một trong những trọng điểm du lịch hấp dẫn của vùng ven biển Bắc Bộ, có vị trí quan trọng trong chiến l­ược phát triển du lịch Việt Nam.

Trong một lần ra Hà Nội, tôi quyết định ghé Hải Phòng - thành phố cảng xinh đẹp bậc nhất miền Bắc. Việc đến Hải Phòng như một cơ duyên được sắp đặt, không hứa hẹn mà cũng không có kế hoạch từ trước. Đơn giản chỉ đến để gặp một người và đến để-trở-về tìm lại cội nguồn, quê hương mình, sau hơn 20 năm lớn lên ở Sài Gòn.

Hải Phòng cách Hà Nội chỉ hơn 100km và mất khoảng 2 giờ đi xe. Trung tâm Hải Phòng cũng khá nhỏ, vì chỉ ở lại 1 đêm và không có nhiều thời gian nên tôi chỉ đi tham quan những địa điểm nổi bật trong thành phố.

Ngoài cái tên là thành phố Cảng, Hải Phòng còn được biết đến với cái mỹ danh là thành phố Hoa Phượng Đỏ. Cây phượng được trồng rộng rãi ở nhiều con đường trong thành phố và nở rộ đỏ rực mỗi khi hè về.

Bài văn viết về thành phố hải phòng năm 2024
Cây Phượng được trồng rộng rãi ở nhiều con đường trong thành phố và nở rộ, đỏ rực mỗi khi hè về

Nếu như ở Hà Nội, các di tích tham quan nổi bật nằm trong trung tâm thành phố. Ở Hải Phòng các điểm tham quan du lịch nổi tiếng đa phần nằm cách xa trung tâm, nên du khách tới Hải Phòng thường dành nhiều thời gian hơn ở Đồ Sơn, Cát Bà hay Vịnh Lan Hạ.

Bài văn viết về thành phố hải phòng năm 2024
Hải Phòng bình yên trong một sáng cuối tuần

Du khách thường chọn trung tâm Hải Phòng chỉ là nơi quá cảnh 1 đêm nên các loại hình khách sạn, homestay ở Hải Phòng không đa dạng bằng nhiều nơi khác. Tôi cũng khá may mắn khi đã tìm được một khách sạn nhỏ, xinh xắn gần trung tâm thành phố, rất phù hợp cho những người đi du lịch bụi 1 mình.

Hải Phòng ngày cuối tuần khá bình yên, hẹn gặp người bạn mới quen vào sáng sớm, được bạn chở đi tham quan những địa danh nổi bật ở trung tâm thành phố, kể về những món ăn đặc sản, lịch sử từng nơi đi qua, những chiến tích lẫy lừng về các anh hùng dân tộc ngày xưa.

Những cơn gió mùa se lạnh miền đất cảng không làm chùn chân “đứa con xa quê” mong muốn khám phá những điều mới mẻ nơi đây. Xe dừng trước Bảo tàng Hải Phòng - nơi ghi đậm dấu ấn kiên trung của lịch sử dân tộc. Tọa lạc tại đường Điện Biên Phủ, quận Hồng Bàng, bảo tàng được xây dựng vào năm 1919 mang kiến trúc Gothique (Gô-tích) của Châu Âu. Dạo quanh một vòng bảo tàng, chụp lại những di vật, cổ vật mang đậm dấu tích xưa, chúng tôi tiếp tục ghé thăm Kho bạc Hải Phòng.

Bài văn viết về thành phố hải phòng năm 2024
Bảo tàng Hải Phòng vốn là trụ sở của ngân hàng Pháp - Hoa thời Pháp thuộc

Cùng nằm trong quận Hồng Bàng, một công trình kiến trúc độc đáo được người Pháp xây dựng hoàn toàn bằng đá xanh tự nhiên nguyên khối, đó là trụ sở của ngân hàng Đông Dương, nay là ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Phòng. Đây là một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi làm bằng đá còn sót lại tại Việt Nam.

Bài văn viết về thành phố hải phòng năm 2024
Ngân hàng Đông Dương - nay là ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hải Phòng được xây dựng vào năm 1875

Trung tâm thành phố Hải Phòng khá nhỏ, các địa điểm nổi bật hầu như nằm gần nhau. Một địa điểm check-in nổi tiếng của giới trẻ nơi đây đó chính là Nhà hát lớn Hải Phòng. Cùng với Nhà hát lớn Hà Nội, Tp.HCM thì Nhà hát lớn Hải Phòng cũng là một trong những kiến trúc cổ có giá trị mỹ thuật cao thời Pháp thuộc tại Việt Nam. Nhà hát được xây dựng theo kiến trúc Baroque (Ba-rốc) - loại hình kiến trúc nổi bật từ cuối thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 18.

Bài văn viết về thành phố hải phòng năm 2024
Cùng với Nhà hát lớn Hà Nội, Tp.HCM thì Nhà hát lớn Hải Phòng cũng là một trong những kiến trúc cổ có giá trị mỹ thuật cao thời Pháp thuộc tại Việt Nam

Những con đường ở trung tâm thoáng đãng, ít xe chạy, không quá ồn ã, sầm uất, náo nhiệt. Cô bạn đi cùng tôi cứ thao thao bất tuyệt kể về lịch sử những địa danh nơi đây.

Bài văn viết về thành phố hải phòng năm 2024
Một nhóm bạn trẻ chụp hình tại Nhà hát lớn Hải Phòng

Đến Hải Phòng, ngoài mục đích gặp cô bạn mới quen thì còn là cơ hội để tôi trở về quê hương bên nội của mình ở quận Kiến An. Nhắc tới Kiến An thì không thể bỏ qua một nơi mệnh danh là “Đà Lạt của Hải Phòng”, là thánh địa check-in của giới trẻ - Đồi Thiên Văn.

Nhớ lại lời nói của người bạn đi cùng: “Đứng trên đồi, anh thử hít hà cái khí trời mát mẻ, trao nụ cười cho những người xa lạ, tự nhiên cảm thấy lòng mình bình yên lạ thường…”.

Bài văn viết về thành phố hải phòng năm 2024
Đường lên Đồi Thiên Văn hai bên cây cối um tùm, xanh mát

Nằm cách trung tâm khoảng 10km, Đồi Thiên Văn có khí hậu trong lành, mát mẻ, yên bình và là nơi bạn có thể nhìn toàn cảnh thành phố Hải Phòng từ trên cao.

Trên Đồi Thiên Văn có Đài khí tượng dự báo thời tiết Phù Liễn là đài khí tượng lâu đời nhất Đông Dương. Do nằm ở địa hình núi cao nên không khí nơi đây rất trong lành, vào buổi sáng sớm hay chiều tối bạn cũng dễ dàng bắt gặp nhiều người lên đây tập thể dục.

Bài văn viết về thành phố hải phòng năm 2024
Đài khí tượng dự báo thời tiết Phù Liễn là đài khí tượng lâu đời nhất Đông Dương

Một ngày ở quê hương Hải Phòng trôi qua khá nhanh, còn rất nhiều nơi mà tôi chưa khám phá hết. Tạm chia tay người bạn mới, tôi trở về Hà Nội tiếp tục công việc của mình và hẹn một ngày không xa chắc chắn tôi sẽ quay lại nơi đây, vùng đất xứ cảng xinh đẹp quê mình.