Bài tập phục hồi chức năng bàng quang năm 2024

IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khoẻ chủ động 5 trong 1. Khám bệnh online, Đặt khám tại Cơ sở y tế, Hỏi đáp bác sĩ, Hồ sơ sức khoẻ, Mua thuốc online đồng hành chăm sóc sức khoẻ của bạn và gia đình mọi lúc mọi nơi.

Tham vấn y khoa:

Bài tập phục hồi chức năng bàng quang năm 2024

Chuyên khoa Nội tổng hợp,Thận Tiết niệu,Nam học

Các bài tập tốt dành cho bệnh nhân bị bàng quang tăng hoạt gồm có tập kìm nén và kiểm soát tiểu gấp, tập co thắt cơ sàn chậu. Xem hướng dẫn tập trong bài viết dưới đây.

Phục hồi chức năng bàng quang nhằm mục đích kiểm soát chứng tiểu không tự chủ, giảm rò rỉ nước tiểu và giảm tần suất buồn tiểu.

Vậy, khi nào cần tiến hành kỹ thuật này và quá trình thực hiện ra sao? Mời bạn cùng Hello Bacsi cùng tìm hiểu và khám phá nhé!

Khi nào cần tiến hành phục hồi chức năng bàng quang?

Phục hồi chức năng bàng quang là một hình thức trị liệu quan trọng trong quá trình điều trị chứng tiểu không tự chủ. Mục đích của phương pháp trị liệu này là để tăng lượng chất lỏng mà bàng quang có thể chứa, giảm nhu cầu làm rỗng bàng quang, từ đó giảm tần suất đi tiểu và tạo sự thoải mái cho bệnh nhân. Nó cũng có thể làm giảm tình trạng tiểu són và giảm cảm giác buồn tiểu gấp.

Bài tập phục hồi chức năng bàng quang năm 2024

Một số trường hợp cần tiến hành phương pháp trị liệu này bao gồm:

  • Chứng bàng quang hoạt động quá mức
  • Tiểu không tự chủ, mất kiểm soát đường tiểu
  • Buồn tiểu đột ngột, khẩn cấp mà không thể trì hoãn, tần suất đi vệ sinh nhiều hơn bình thường
  • Tiểu đêm (thức dậy nhiều hơn 1 hoặc 2 lần để đi tiểu vào ban đêm), trẻ em có thể tiểu dầm vào ban đêm.

Khi mắc phải những tình trạng vừa đề cập ở trên, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, đồng thời chia sẻ với bác sĩ về triệu chứng chi tiết mà mình gặp phải và có thể bắt đầu tiến hành phục hồi chức năng bàng quang theo chỉ định.

Quá trình phục hồi chức năng bàng quang có thể mất từ 6 đến 12 tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Trong thời gian đầu, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn để kiểm soát cảm giác buồn tiểu. Đừng nản lòng, hãy tuân thủ lịch trình và kiên trì đào tạo lại bàng quang, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi tích cực theo thời gian.

Bệnh tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài một cách không kiểm soát, gây không ít khó chịu và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tiểu tiện không tự chủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp hơn ở tuổi trung niên hay ở phụ nữ sinh nhiều lần.

Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.

Bệnh tiểu không tự chủ có thể chia thành 4 loại như sau:

  • Tiểu không tự chủ do căng thẳng: Xảy ra khi bàng quang bị áp lực do hắt hơi, cười, tập thể dục hoặc nâng những vật nặng
  • Tiểu tiện không tự chủ do sự tác động: Do sự thôi thúc đột ngột khiến bạn không kịp đi tiểu. Bạn có thể phải đi tiểu suốt đêm và thường xuyên. Tiểu không tự chủ có thể được gây ra bởi một vấn đề nhỏ như nhiễm trùng hoặc do tình trạng nghiêm trọng hơn như rối loạn thần kinh, tiểu đường
  • Tiểu tiện không tự chủ do ứ đọng: Nước tiểu ứ đọng tạo lực lên bàng quang gây nên sự rò rỉ.
  • Bệnh tiểu không tự chủ hỗn hợp: Xảy ra khi các loại tiểu tự chủ kết hợp với nhau.

Nếu tiểu tiện không tự chủ xảy ra thường xuyên hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống thì người bệnh nên đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Nguyên nhân tiểu tiện không tự chủ do bị áp lực thường bắt nguồn từ rối loạn ở sàn chậu. Những rối loạn này xảy ra khi các mô và cơ hỗ trợ niệu đạo, bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị tổn thương. Bệnh nhân thường bị suy yếu tại cơ vòng, nơi kiểm soát niệu đạo. Nguyên nhân có thể xảy ra từ khi mang thai, sinh con hoặc tác động của sự lão hóa.

Để điều trị tiểu không tự chủ do áp lực, biện pháp thay đổi lối sống được áp dụng trước tiên. Chẳng hạn, những cách sau đây giúp giảm số lần bị són tiểu, bao gồm:

  • Điều chỉnh lượng nước uống hợp lý
  • Hạn chế tối đa sử dụng các chất kích thích. Ví dụ: Cà phê và các chất có chứa cafein...
  • Ngừng hút thuốc
  • Giảm cân.

Ngoài ra, người bệnh có thể điều trị tiểu không tự chủ bằng cách lựa chọn không phẫu thuật khác có thể kể đến như:

  • Các bài tập cơ xương chậu (bài tập Kegel)
  • Vật lý trị liệu
  • Liệu pháp phản hồi sinh học (Biofeedback)
  • Sử dụng vòng nâng

Hiện nay, các bài tập sàn chậu với máy tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec giúp tập luyện làm săn chắc cơ sàn chậu hiệu quả.

Việc áp dụng các biện pháp không phẫu thuật chỉ là bổ trợ thêm hoặc ngăn ngừa, không có tính quyết định cho biện pháp điều trị tiểu không tự chủ chính thức, mọi biện pháp được áp dụng chỉ nên được quyết định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Tiểu không tự chủ là bệnh gì?
  • Đái dầm ở trẻ em: Những điều cần biết
  • Công dụng thuốc Seirato 10

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.