39 tử thi chuyển về như thế nào

TTO - Sáng nay 30-11, thi hài và tro cốt 23 nạn nhân còn lại trong vụ việc 39 nạn nhân thiệt mạng tại hạt Essex, đông bắc London, Anh đã được đưa về đến sân bay Nội Bài, Hà Nội.

39 tử thi chuyển về như thế nào

Lực lượng chức năng đưa thi hài của các nạn nhân, chuẩn bị bàn giao cho các địa phương để vận chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài về quê nhà - Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

Như vậy, trong các ngày 27 và 30-11, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương của Việt Nam và Anh hoàn tất việc đưa thi thể và tro cốt 39 nạn nhân về nước, bàn giao cho gia đình.

Đây là kết quả của sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh cùng nhiều cơ quan chức năng và địa phương trong nước trong việc phối hợp chủ động, chặt chẽ với phía Anh, hướng dẫn các gia đình có người bị nạn những thủ tục cần thiết, khẩn trương đưa thi thể và tro cốt các nạn nhân về nước.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam cũng đã hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thi thể và tro cốt các nạn nhân.

Quá trình xác minh danh tính, bảo hộ công dân và đưa thi thể và tro cốt các nạn nhân về nước đều được tiến hành trên tinh thần nhân đạo, phù hợp với luật pháp quốc tế, quy định pháp luật và tập quán của Việt Nam và Anh.

39 tử thi chuyển về như thế nào

Lực lượng chức năng kiểm tra tro cốt của các nạn nhân, chuẩn bị bàn giao cho các địa phương để vận chuyển từ sân bay quốc tế Nội Bài về quê nhà - Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

39 tử thi chuyển về như thế nào

Lực lượng chức năng đưa thi hài các nạn nhân lên ôtô từ sân bay quốc tế Nội Bài về quê nhà - Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

39 tử thi chuyển về như thế nào

Đoàn xe đưa thi hài và tro cốt các nạn nhân từ sân bay quốc tế Nội Bài về quê nhà - Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

Nhận định về vụ việc, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sĩ Lợi (đại biểu Thanh Hoá) cho biết đây là sự việc rất đau lòng, dù các nạn nhân đến từ bất cứ quốc gia nào. Bày tỏ sự chia sẻ với các gia đình có người thân mất tích chưa tìm được, ông Lợi cho rằng sự ra đi của những người này có lẽ trước hết là vì miếng cơm manh áo, vì muốn có thu nhập cao hơn.

“Tuy nhiên, vấn đề là đi như thế nào, làm gì thì đây quả thực là một bài toán cho công tác quản lý” – ông Lợi nhìn nhận.

39 tử thi chuyển về như thế nào
Chiếc container đông lạnh với 39 người nhập cư trái phép đã tử vong trước khi đến được đất Anh.

Theo Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội, khi đi như vậy, dường như người ra đi mới chỉ nghĩ đến mục đích là kiếm tiền mà chưa nghĩ đến hậu quả nặng nề có thể xảy ra. Họ cũng không hình dung ra trên hành trình đó phải di chuyển trên container đông lạnh.

“Có vẻ như người lao động còn quá mơ hồ về tương lai mà không biết rằng cái tương lai đó đầy chông gai, thậm chí không có cơ hội quay trở lại” - ông Lợi day dứt.

Nhìn rộng ra, ông Lợi cho rằng, khi tăng trưởng của đất nước tăng lên thì người dân phải được hưởng lợi từ tăng trưởng của nền kinh tế. Từ quan điểm này, vị Phó Chủ nhiệm lưu ý, cần phải xem xét lại cách thức chỉ đạo điều hành giữa kinh tế và xã hội. Đầu tư cho các vấn đề xã hội không tạo ra giá trị sản phẩm để tăng trưởng nhưng những vấn đề đó sẽ là mầm mống của những bất ổn và cũng là nguyên nhân để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

“Nếu xã hội xảy ra vấn đề gì thì tăng trưởng kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng ngay. Mà quan điểm của Đảng, Nhà nước chúng ta là phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội” – ông Lợi nói và cho rằng, thảo luận về kinh tế - xã hội, Quốc hội nên bàn cách thức làm sao tạo ra sự cân bằng, để phát triển kinh tế có thể giải quyết các vấn đề xã hội.

Nhìn nhận tăng xuất khẩu lao động chính là một trong những giải pháp để giải quyết công ăn việc làm, nhất là trong thời kỳ mà cung lao động của Việt Nam đang lớn hơn cầu sử dụng, đại biểu Bùi Sĩ Lợi kiến nghị nên tính toán để xuất khẩu lao động được coi như là một giải pháp tích cực, không chỉ là tăng năng suất lao động, không chỉ là tăng thu nhập, không chỉ là tạo thu nhập cho trong nước.

Vấn đề quan trọng, theo ông Lợi, là phải đưa được những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đi và đây chính là những người “ghi dấu ấn” về hình ảnh Việt Nam trên thế giới, chứ không phải là như cách vừa xảy ra mà người ta đánh giá với ấn tượng không tích cực.

Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động ngay tại quê hương

Ở góc nhìn khác, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) chỉ ra, lâu nay chúng ta luôn coi câu chuyện là đi lao động nước ngoài là một “lợi thế”.

“Mặc dù thế giới hội nhập, nhưng đi nước ngoài phải đi làm cái gì chứ, nghề nghiệp thế nào chứ?” – ông Quốc đặt vấn đề. Còn nếu vẫn tiếp tục tư duy lấy cái lợi thế là “lao động giá rẻ” thì ông Quốc khẳng định, là rất không nên.

39 tử thi chuyển về như thế nào

Đại biểu Dương Trung Quốc (đoàn Đồng Nai)

Trước thắc mắc của dư luận rằng, tại sao với số tiền phải bỏ ra rất lớn (khoảng 700-900 triệu đồng) để “mua” một suất bước vào hành trình bão táp tới xứ người, những nạn nhân khốn khổ lại không nghĩ đến việc khởi nghiệp trong nước mà lựa chọn con đường bất hợp pháp, đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng, phải đặt việc này trong một tổng thể, cũng như việc hỏi, tại sao người ta phải ra nước ngoài chữa bệnh, tại sao người ta phải cho con cái ra nước ngoài học?

“Khi người ta sẵn sàng chấp nhận rủi ro để ra đi như vậy thì có nghĩa là họ đã mất lòng tin, họ không tin vào sự phát triển của đất nước, nhất là các bạn trẻ. Mà mất lòng tin là việc rất nguy hiểm” – ông Quốc cảnh báo.

Tuy nhiên, coi đây cũng là một cơ hội để sửa chữa, đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị phải làm rõ trách nhiệm khi để xảy ra việc này và phải “sửa” từ trong nhận thức.

Vẫn về câu chuyện trên, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nhìn nhận, việc giải quyết công ăn việc làm, mức thu nhập chưa thỏa đáng, sự chênh lệch giàu nghèo còn lớn khiến nhiều người vẫn đi tìm kiếm "chân trời mới" với mong muốn “đổi đời”.

Trong khi đó, nhiều người dân, nhất là ở những nơi còn khó khăn, do không được thông tin đầy đủ, không biết được những nguy hiểm, hậu quả vi phạm pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam nên vẫn dấn thân vào.

“Thông tin tác động đến nhận thức của người dân còn thiếu nên họ không nhìn thấy được những nguy cơ nguy hiểm có thể đối mặt như ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, thiệt hại về tài sản” – ông Vân nói.

Cho rằng chuyện đưa người ra nước ngoài làm việc “chui” là một dạng hoạt động của đường dây thanh toán theo tiến độ hoàn thành hợp đồng, đi đến đâu, hoàn thành đến đâu thì thanh toán tiền đến đó, đại biểu Lê Thanh Vân cảnh báo, những người lao động không đi theo đường chính ngạch sẽ có cuộc sống rất khắc nghiệt, bị đối xử tàn bạo ở xứ người.

Để ngăn chặn tình trạng đưa người ra nước ngoài trái phép, đại biểu Cà Mau nhấn mạnh, giải pháp căn bản nhất là phải tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, nhất là ở vùng quê khó khăn.

Các tổ chức chính trị xã hội cần tích cực tuyên truyền, giải thích và cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động biết để họ nhận thức môi trường lao động và con đường đi như vậy là quá nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng tới sinh mạng mà còn gây thiệt hại đến kinh tế gia đình và hình ảnh của đất nước.

Cũng theo đại biểu Vân, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện của các đường dây buôn người xuyên quốc gia và phải trừng trị thích đáng những kẻ chủ mưu đã dụ dỗ, lôi kéo người dân đi theo con đường này.