Ý nghĩa của việc làm sáng kiến kinh nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm đã không còn gì xa lạ và là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với đội ngũ giáo viên các cấp. Với bài viết này, Best4team.com sẽ giới thiệu đến quý thầy cô giáo cách viết sáng kiến kinh nghiệm hay, cũng như những vấn đề liên quan đến yêu cầu, nội dung, mục đích của bài sáng kiến kinh nghiệm. Đừng bỏ qua nhé!

Nội dung chính Show

  • 1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì?
  • 2. Yêu cầu cơ bản khi viết sáng kiến kinh nghiệm
  • 2.1. Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm
  • 2.2. Tính mục đích
  • 2.3. Tính thực tiễn và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN
  • 3. Bố cục bài sáng kiến kinh nghiệm
  • 4. Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm
  • 4.1. Đặt vấn đề (lý do chọn đề tài)
  • 4.2. Cơ sở lý luận của vấn đề
  • 4.3. Thực trạng của vấn đề
  • 4.4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
  • 4.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
  • 4.6. Kết luận và kiến nghị
  • 5. Hình thức trình bày sáng kiến kinh nghiệm
  • Video liên quan

Ý nghĩa của việc làm sáng kiến kinh nghiệm

Hướng Dẫn Cách Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đạt Điểm Cao

1. Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Sáng kiến kinh nghiệm là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, suy nghĩ, giải pháp được người nghiên cứu thu thập, tích lũy được trong các quá trình công tác, giảng dạy tại đơn vị.

Người nghiên cứu sẽ vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục những vấn đề, khó khăn trong hoạt động công tác, nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, đem lại kết quả tốt nhất cho cá nhân cũng như toàn đơn vị.

Mục đích của việc viết sáng kiến kinh nghiệm là giúp hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo trong mọi hoạt động giáo dục, đơn giản hóa công tác tổ chức, quản lý, nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kết quả công việc.

Một trong những định hướng nội dung bài sáng kiến kinh nghiệm phổ biến sẽ bao gồm:

  • Thực hiện những đổi mới trong công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh.
  • Áp dụng các thành tựu khoa học, phần mềm công nghệ vào quá trình đào tạo.
  • Tổ chức nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ công nhân viên, giảng viên tại đơn vị.
  • Đổi mới nội dung bài giảng, thực hiện chương trình mới.
  • Hoạt động thể thao, văn nghệ, sinh hoạt chung cho học sinh tại trường.
  • Tổ chức thời gian biểu, thời lượng 1 tiết học, thời gian giải lao giữa giờ.
  • Tổ chức các chương trình ngoại khóa, hướng nghiệp, giáo dục tâm sinh lý,..
  • Đổi mới, nâng cao hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy tại trường,…

2. Yêu cầu cơ bản khi viết sáng kiến kinh nghiệm

Để viết được sáng kiến kinh nghiệm ấn tượng, đạt chuẩn, người nghiên cứu cần phải đảm bảo được nội dung của bài phải có tính mới, tính mục đích và tính hiệu quả thực tiễn. Cụ thể:

2.1. Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm

Tính kiến của sáng kiến kinh nghiệm

Tính mới ở dây có thể hiểu là tính sáng tạo, mới mẻ, độ duy nhất. Tức là những nội dung mà người nghiên cứu thể hiện chưa từng được công bố, đăng tải hay giống với bài làm của những tác giả trước đó.

Tính sáng tạo của bài sáng kiến kinh nghiệm hay không chỉ thể hiện ở nội dung câu chữ mà còn được thể hiện qua những hình ảnh, số liệu, bảng biểu,… mà người nghiên cứu cung cấp trong bài.

Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng nội dung đề tài. Do vậy, trước khi quyết định lựa chọn nghiên cứu vấn đề nào, người nghiên cứu cần chú trọng cao đến tính mới.

2.2. Tính mục đích

Tính mục đích là yếu tố rất quan trọng mà bất kỳ bài sáng kiến kinh nghiệm nào cũng phải đảm bảo. Tính mục đích sẽ trả lời cho câu hỏi tác giả viết bài sáng kiến kinh nghiệm với mục đích gì? Có thể vận dụng và xử lý những khó khăn như thế nào? Bài sáng kiến kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn ra sao?

Xác định được tính mục đích sẽ giúp người nghiên cứu dễ dàng hơn trong việc hình thành định hướng phát triển cho bài sáng kiến kinh nghiệm.

2.3. Tính thực tiễn và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN

Đối với tính thực tiễn, các bạn sẽ thực hiện trình bày, phân tích, các sự kiện liên quan đã diễn ra. Tiếp theo là tiến hành làm rõ hơn những hiệu quả, ý nghĩa khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào những hoàn cảnh cụ thể.

Từ đó xác định những điều kiện để có thể sử dụng sáng kiến kinh nghiệm và chứng minh khả năng phát triển, mở rộng của những sáng kiến đó trong hiện tại thông qua các ví dụ minh họa có thật hay các hình ảnh, số liệu thu thập thực tế.

Tính thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm

3. Bố cục bài sáng kiến kinh nghiệm

Tùy thuộc vào từng lĩnh vực khác nhau mà bố cục, đề cương sáng kiến kinh nghiệm có sự thay đổi. Các bạn có thể tham khảo kết cấu mẫu sáng kiến kinh nghiệm phổ biến nhất dưới đây:

  • Trang bìa chính
  • Trang bìa phụ
  • Mục lục
  • Danh mục chữ cái viết tắt
  • Phần mở đầu (Đặt vấn đề)
  • Phần nội dung
  • Cơ sở lý luận và những khái niệm liên quan
  • Tình hình thực trạng
  • Các phương pháp đã vận dụng để giải quyết vấn đề
  • Hiệu quả vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
  • Kết luận chung
  • Tài liệu tham khảo
  • Phụ lục (nếu có)

Để nâng cao hiệu quả, tăng tính hấp dẫn cho bài làm, quý thầy cô có thể tham khảo thêm hướng dẫn trình bày và mẫu bìa sáng kiến kinh nghiệm. (chèn internal bài mẫu bìa)

4. Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm

Dưới đây là hướng dẫn viết các phần nội dung chính của bài sáng kiến kinh nghiệm đầy đủ, đạt chuẩn mà chúng tôi muốn giới thiệu tới quý thầy cô.

4.1. Đặt vấn đề (lý do chọn đề tài)

Đây là bước đầu tiên trong cách làm sáng kiến kinh nghiệm mà người nghiên cứu nên chú ý, cần nêu rõ lên lý do chọn đề tài, mà cụ thể:

  • Trình bày khái quát những sự việc diễn ra trong quá trình công tác tại đơn vị mà các bạn lựa chọn để làm sáng kiến kinh nghiệm
  • Nêu ý nghĩa, tác động của sự việc đối với hoạt động phát triển của đơn vị.
  • Nêu lên những vấn đề phát sinh ra từ sự việc đó và mức độ cấp thiết của việc giải quyết vấn đề, khẳng định lại những điều trên chính là lý do để các bạn lựa chọn đề tài.

Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm

4.2. Cơ sở lý luận của vấn đề

Đối với phần cơ sở lý luận, người nghiên cứu cần nêu tóm tắt các tư liệu có liên quan đến vấn đề đã được công bố trước đó, có thể là trên internet hay trong sách báo, tạp chí,… Chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của các đề tài và rút ra tiểu kết.

Bên cạnh đó, người nghiên cứu cần giải thích những khái niệm hay trình bày thêm những phần kiến thức lý thuyết có liên quan đến vấn đề. Tất cả những điều này đều được xem là cơ sở lý luận để các bạn có căn cứ để hình thành kế hoạch nghiên cứu và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề cho phù hợp.

4.3. Thực trạng của vấn đề

Đối với một bài có cách viết sáng kiến kinh nghiệm hay thì trong phần này, người nghiên cứu sẽ chỉ ra những cơ hội và thách thức mà các bạn gặp phải trong quá trình hoạt động có liên quan đến vấn đề đã lựa chọn.

Trong phần thực trạng này, các bạn cần lưu ý thể hiện một cách rõ ràng, logic, làm nổi bật mối quan hệ mâu thuẫn trong các khía cạnh của vấn đề, đặc biệt là những mâu thuẫn hiện đang gay gắt và bắt buộc phải giải quyết.

4.4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Thông thường, đối với phần biện pháp, người nghiên cứu sẽ tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để khắc phục những khó khăn hiện có của vấn đề. Những giải pháp đó cần được thực hiện theo một kế hoạch khoa học, đảm bảo sự liên kết giữa các bước với nhau.

Ngoài ra, người nghiên cứu cũng cần phải chỉ ra được cách làm, vai trò, ý nghĩa của từng giải pháp đối với việc giải quyết khó khăn. Có như vậy mới làm tăng sự tin tưởng và giúp người đọc có cái nhìn khách quan.

Các biện pháp giải quyết vấn đề trong sáng kiến kinh nghiệm

4.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Đối với phần hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm, người nghiên cứu cần thể hiện rõ những thông tin như:

  • Những biện pháp, giải pháp đó đã được ứng dụng thực tế như thế nào? Ứng dụng ở đâu? Đơn vị hay đối tượng nào?
  • Kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp đó ra sao? Những mâu thuẫn, khó khăn của vấn đề đã được giải quyết hay chưa?
  • Những kết quả mà các bạn thu được có sự giống và khác nhau như thế nào so với kết quả của các biện pháp cũ? Chỉ ra những điều nổi bật nhất và nêu ra ý nghĩa của kết quả đó.

4.6. Kết luận và kiến nghị

Người làm nghiên cứu sẽ tổng kết lại toàn bộ vấn đề, nội dung chính của bài sáng kiến kinh nghiệm. Trình bày nhận xét chung về vấn đề áp dụng và khả năng mở rộng của sáng kiến kinh nghiệm đó.

Đưa ra những kiến nghị cho các đơn vị để giúp việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm đạt được hiệu quả tốt hơn trong tương lai cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm liên quan cho chính bản thân.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình viết báo cáo thực tập, hãy để đội ngũ chuyên viên Best4Team là các cựu sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, các giảng viên đại học giúp đỡ. Để nhận được sự tư vấn, báo giá chi tiết truy cập ngay dịch vụ thuê viết sáng kiến kinh nghiệm để được hỗ trợ thông tin một cách nhanh chóng nhất.

5. Hình thức trình bày sáng kiến kinh nghiệm

Một yếu tố quan trọng trong cách viết sáng kiến kinh nghiệm hay là hình thức trình bày bài sáng kiến kinh nghiệm. Quý thầy cô có thể tham khảo cách trình bày sáng kiến kinh nghiệm trong bảng dưới đây:

Lưu ý Cách thức định dạng
Khổ giấy Khổ giấy A4 chuẩn
Kiểu chữ Times New Roman
Kích thước chữ 13 – 14
Dãn cách dòng Khoảng cách 1.5 pt
Căn lề
  • Lề trên: 3.0 cm
  • Lề dưới: 2.5 cm
  • Lề trái: 2.5 cm
  • Lề phải: 2.5 cm
Đánh số trang Đánh số trang ở giữa lề dưới

Trên đây là toàn bộ những thông tin cực kỳ hữu ích liên quan đến cách làm bài sáng kiến kinh nghiệm. Chúng tôi mong rằng những kiến thức này sẽ hỗ trợ quý thầy cô phần nào trong quá trình làm bài.

Trong quá trình viết bài sáng kiến kinh nghiệm, nếu thầy cô còn gặp thêm bất kỳ khó khăn nào thì hãy liên hệ ngay với Best4team.com gmail: hoặc qua hotline: 0915 521 220 để được tư vấn, hỗ trợ. Xin cảm ơn và chúc thầy cô có một ngày tốt lành!

Tìm hiểu thêm các bài viết khác:

Hướng Dẫn Cách Viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Đạt Điểm Cao

Top 5 Mẫu Phiếu Đánh Giá Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn Nhất 2021

7 Mẫu Bản Mô Tả Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn Form 2021

5 Mẫu Báo Cáo Tóm Tắt Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn Form 2021

Tổng Hợp 20+ Mẫu Bìa Sáng Kiến Kinh Nghiệm Chuẩn Form Mới Nhất