Xét nguyện vọng là gì

Ngày 19/08/2021     98,938 lượt xem

Ban Truyền thông Học viện Ngân hàng xin chia sẻ với các bạn thí sinh một vài điểm cần lưu ý khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay:

Sau khi hoàn thành kì thi và có kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, thí sinh sẽ có cơ hội điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 03 lần trong thời gian quy định bằng phương thức trực tuyến [từ 29/08/2021 đến 05/09/2021].

Thí sinh được đăng ký nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lượng nguyện vọng [mỗi nguyện vọng bao gồm 1 mã trường, 1 mã ngành và 1 tổ hợp môn xét tuyển]. Tuy nhiên bạn không nên đăng ký quá nhiều, vì nó có thể làm cho bạn phân tâm và thiếu tập trung trong lựa chọn. Bao nhiêu nguyện vọng là phù hợp? Điều đó tùy thuộc vào từng cá nhân thí sinh, nhưng theo cá nhân tôi 7-8 là vừa đủ. Để chọn được thứ tự các nguyện vọng, các bạn nên ghi ra nháp danh sách các ngành học, trường đại học mà mình quan tâm theo thứ tự ưu tiên. Sau đó bạn nên lựa chọn ra khoảng 3-5 trường có mức điểm trúng tuyển những năm gần đây xấp xỉ với mức điểm mà bạn dự kiến đạt được trong kỳ thi tốt nghiệp.

Lưu ý:

+ Thí sinh nên chọn những trường có mức điểm tương ứng với năng lực của mình, tránh chọn các ngành học, trường học có mức điểm chênh lệch quá cao so với mức năng lực của bản thân.

+ Thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp [nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất]. Tất cả các trường đại học đều xét tuyển chung bằng phần mềm duy nhất của Bộ GD&ĐT, các nguyện vọng đều bình đẳng như nhau. Thí sinh chỉ có thể trúng tuyển vào duy nhất 1 ngành mà mình đã đăng kí xét tuyển.

+ Mỗi đợt xét tuyển, thí sinh được đăng kí nhiều nguyện vọng và được xét tất cả các nguyện vọng đó, tuy nhiên mỗi thí sinh chỉ có thể trúng tuyển duy nhất 1 nguyện vọng mà mình đã đăng kí xét tuyển. Nếu thí sinh trúng tuyển NV1, các NV còn lại không còn hiệu lực nữa, nếu không trúng tuyển NV1 sẽ được xét tiếp đến NV2, tương tự với các NV còn lại.

+ Rất nhiều bạn hỏi: liệu NV1 có được ưu tiên hơn NV2, NV3, điểm trúng tuyển các nguyện vọng có khác nhau không? Em được 19, 20, 21 điểm … liệu có nên xét vào trường A, Trường B hay không … Khi chạy phần mềm xét tuyển, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi. Như vậy NV1, NV2, NV3, NV5, NV10… đều được xét tuyển giống như nhau không phân biệt. Trừ trường hợp các thí sinh có điểm thi bằng nhau thì thí sinh có nguyện vọng xét tuyển cao hơn sẽ được ưu tiên. Các mã ngành sẽ chỉ có 1 điểm trúng tuyển chung áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển.

+ Sau khi các trường hoàn tất việc xét tuyển đợt 1 mà vẫn còn chỉ tiêu thì các trường có thể xét tuyển đợt bổ sung và theo phương thức tương tự. Vậy nên các bạn phải phân biệt rõ Đợt 2 và Nguyện vọng 2 nhé [mỗi đợt thí sinh được đăng kí nhiều NV và được xét tuyển tất cả các NV đó, nếu không trúng tuyển bất kì NV nào thì mới phải chờ để xét tuyển tiếp đợt 2]. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, điểm trúng tuyển các đợt bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Điều này có nghĩa là việc trúng tuyển đợt 2 thậm chí còn khó khăn hơn, nên tốt nhất các thí sinh hãy tập trung toàn bộ các tính toán cho đợt 1.

Bạn có thể đăng ký xét tuyển theo cách gợi ý sau:

- Nếu bạn yêu thích, đam mê về 1 ngành, lĩnh vực cụ thể, bạn hãy lựa chọn đăng kí cùng mã ngành đó vào nhiều trường khác nhau, cụ thể là những trường có thế mạnh về đào tạo ngành đó.

- Nếu bạn yêu thích 1 trường nào đó, tôi khuyên bạn nên đăng kí nhiều nguyện vọng vào nhiều ngành của trường đó, bởi vì cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn so với việc chỉ đăng kí duy nhất 1 ngành mà mình thích nhất.

- Bạn hãy viết xuống danh sách các trường và ngành mà bạn thực sự yêu thích và muốn theo học, xem điểm chuẩn các năm trước của những trường này. Bạn có thể loại bỏ ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn những năm trước quá cao so với điểm của bạn. [Hãy nhớ là quá cao thôi nha, tôi ví dụ là cao hơn 4-5 điểm. Nếu bạn đạt 20 điểm thì có lẽ ba không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 25- 26 điểm]. Sau đó bạn có thể bổ sung thêm một số trường cho đến khi bạn có danh mục mà mình ưng ý. Để tăng tính an toàn, trong danh mục đó nên có các trường có điểm chuẩn các năm trước cao hơn, bằng và thấp hơn điểm tổ hợp môn của bạn.

- Sắp xếp thứ tự các nguyện vọng ngành/trường theo sự ưa thích của bạn, hãy nhớ rằng sắp xếp theo thứ tự điểm chuẩn và khả năng đậu theo đánh giá chủ quan của bạn. Bạn cũng đừng e ngại khi trường/ngành bạn ưa thích có điểm chuẩn cao hơn 1,2, hay thậm chí là 3 điểm so với điểm tổ hợp môn của bạn. Trường/ngành nào bạn ưa thích nhất hãy để NV1, trường/ngành nào bạn ưa thích nhì hay để ở NV2 … Như vậy bạn sẽ có cơ hội để trúng tuyển vào trường/ngành mà bạn thực sự ưa thích.

- Nếu không trúng tuyển NV1 hay NV2 bạn vẫn còn tiếp tục có cơ hội xét tuyển các NV3, NV4, NV5 … bình đẳng với tất cả các thí sinh có cùng ngành/trường xét tuyển. Nếu bạn vô tình hoặc vì để nâng cao khả năng trúng tuyển, xếp các trường/ngành mà bạn thực sự không thích vào NV1, NV2… và khi các nguyện vọng này trúng tuyển, bạn sẽ hoàn toàn mất đi các cơ hội khác.

Chúc các sĩ tử 2k3 sẽ trúng tuyển vào trường/ngành thực sự yêu thích để có khởi đầu thuận lợi cho sự nghiệp của mình. Nếu bạn làm được điều đó, hãy dành ít ngày để ăn mừng rồi sau đó tiếp tục tập trung nỗ lực cho cuộc hành trình mới… Bởi thực sự con đường bạn phải đi vẫn còn rất rất dài. Chúc các bạn thành công!

Đăng ký nguyện vọng  là hình thức đăng ký nộp hồ sơ xét tuyển đầu vào các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Trong tờ giấy đăng ký xét tuyển nguyện vọng có nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Không ít các bạn thí sinh thắc mắc nguyện vọng là gì, cách đăng ký xét tuyển ra làm sao. Trong bài viết này, Đào tạo liên tục Gangwhoo sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyện vọng 1 là gì? Những điều lưu ý khi đăng ký nguyện vọng và cách đăng ký nguyện vọng.

Nguyện vọng 1 là gì?

Nguyện vọng 1 là gì? Nguyện vọng 1 là nguyện vọng đăng ký vào trường, ngành mà bạn mong muốn. Nguyện vọng này xét tuyển đầu tiên tại Hội đồng thi của trường đại học, cao đẳng và được trường chấm điểm tuyển sinh. Nếu điểm số của bạn cao đủ điểm chuẩn của ngành đã đăng ký, tức là đã trúng tuyển  trường đại học, cao đẳng đăng ký ở nguyện vọng 1 thì trường sẽ gửi về giấy báo nhập học cho bạn.

Nguyện vọng 2 là nguyện vọng tiếp theo trong chuỗi trường đại học, cao đẳng mà bạn đăng ký xét tuyển nếu đã thi trượt nguyện vọng 1. Nếu bạn đủ điểm đậu nguyện vọng 2 thì trường sẽ gửi về giấy báo nhập học. Nếu không đủ điểm đậu thì bạn đã trượt nguyện vọng 2 và tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 3, 4.

những điều lưu ý khi xét tuyển nguyện vọng 1 là gì

Khi đã tìm hiểu nguyện vọng 1 là gì? Tiếp đến bạn phải nắm kỹ những điều lưu ý khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1. Vậy những điều lưu ý khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 là gì?

Các nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng không bị giới hạn. Các thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng để xét tuyển vào các trường theo mong muốn. Mỗi nguyện vọng chứa những thông tin như: nhóm ngành đăng ký xét tuyển, trường xét tuyển, tổ hợp môn xét tuyển. 

Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, từ năm 2018 thí sinh được đăng ký xét tuyển nhiều nguyện vọng. Đây chính là cơ hội cho các thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng mong muốn và tỉ lệ đậu cao hơn những năm trước.

Một bất lợi đối với việc có quá nhiều nguyện vọng đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng là các thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng. Vì nếu đăng ký nhiều nguyện vọng tức là rất nhiều trường sẽ khiến bạn phân vân, không biết sắp xếp sao cho phù hợp, đồng thời phát sinh nhiều chi phí đăng ký nguyện vọng tại các trường. Khi đăng ký nguyện vọng các thí sinh phải tính toán, lựa chọn các trường phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản thân.

Nên sắp xếp thứ tự ưu tiên các trường đại học, cao đẳng mà mình muốn nộp hồ sơ. Trường đại học, cao đẳng ưu tiên sẽ xếp vào nguyện vọng 1 và giảm dần theo nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 và nguyện vọng 4. Nguyện vọng 1 là nguyện vọng được ưu tiên nhất, đứng top 1 trong danh sách các trường đại học cao đẳng muốn trúng tuyển đầu tiên.

Trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1, các thí sinh sẽ được xét tuyển bình đẳng, không phân biệt thứ tự ưu tiên nguyện vọng đã đăng ký trong hồ sơ. Nếu nguyện vọng 1 không đủ điều kiện trúng tuyển thì sẽ xét đến nguyện vọng 2 cũng như các nguyện vọng còn lại.

Đối với trường hợp, thí sinh có điểm thi ngang nhau, các tiêu chí phụ bằng nhau. Trường sẽ áp dụng tuyển sinh cho hồ sơ thí sinh có nguyện vọng xét tuyển cao hơn. Sau khi trường xong đợt xét tuyển mà vẫn còn thiếu chỉ tiêu thì sẽ tiến hành xét tuyển bổ sung. Điểm chuẩn xét tuyển bổ sung phải cao hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển 1. Nên vì thế, các bạn thí sinh phải cố gắng tập trung để đủ điểm thi cho đợt xét tuyển 1.

Hãy nên  nhớ rằng, mặc dù Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra nhiều nguyện vọng để đăng ký tuyển sinh đầu vào tại các trường đại học, cao đẳng nhưng khi các trường xét tuyển thì các hồ sơ của thí sinh được xét tuyển bình đẳng dựa vào kết quả thi. Quá trình xét tuyển không phân biệt nguyện vọng mấy.

Cách đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 là gì?

Sau khi đã tìm hiểu nguyện vọng 1 là gì và những lưu ý khi đăng ký nguyện vọng 1, thì cách đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 là điều đáng quan tâm. Cách đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 làm sao? 

Đầu tiên, bạn phải liệt kê danh sách các trường, các ngành mà bạn mong muốn đăng ký học và xem kỹ điểm chuẩn ngành của trường đó vào những năm trước. Nếu điểm xét tuyển cao hơn so với năng lực của bản thân thì bạn nên bỏ qua và không nên điền trường vào nguyện vọng 1. 

Tiếp theo khi đã nhắm điểm chuẩn phù hợp với năng lực thì sẽ tiến hành sắp xếp các trường, ngành theo sở thích của bạn. Trường nào yêu thích nhất sẽ xếp trước vào nguyện vọng 1, và giảm dần tương ứng với nguyện vọng 2, 3. Lưu ý việc sắp xếp này dựa vào ý muốn của bản thân, chứ không phải dựa vào điểm chuẩn xét tuyển của trường và đánh giá chủ quan.

Không nên sắp xếp các trường không thực sự yêu thích vào nguyện vọng 1 hoặc nguyện vọng 2. Vì nếu trúng tuyển thì bạn sẽ không còn cơ hội để thi tuyển vào các trường mong muốn. Hãy đặt theo thứ tự ưu tiên và giảm dần nhé !

Các thí sinh sẽ có 1 khoảng thời gian sau khi biết kết quả kỳ thi THPT quốc gia để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Thời gian này thí sinh thay đổi hồ sơ để nộp vào các trường đại học, cao đẳng theo mong muốn. Sau lần điều chỉnh này các thí sinh sẽ không còn cơ hội để sửa đổi nguyện vọng xét tuyển nữa. Vì thế các thí sinh phải tìm hiểu kỹ về các thông tin có liên quan, đặc biệt là phổ điểm để nâng cao cơ hội của mình.

Nguyện vọng 1 là nguyện vọng xét tuyển vào trường, ngành mà thí sinh mong muốn nhất. Trong bài viết này chúng ta đã tìm hiểu nguyện vọng 1 là gì? Những điều lưu ý khi xét tuyển nguyện vọng 1 và cách đăng ký nguyện vọng 1. Đây là những thông tin cần thiết giúp các thí sinh chuẩn bị hành trang vững chắc để xét tuyển và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo mong muốn. Đào tạo liên tục Gangwhoo chúc bạn thành công.

>> Xem thêm: Điểm sàn và điểm chuẩn

Video liên quan

Chủ Đề