Nghèo rớt mồng tơi nghĩa là gì

Ý nghĩa của thành ngữ này rất đơn giản: "Nghèo rớt mồng tơi: Rất nghèo" [Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam - NXB Văn hoá], "Nghèo rớt mồng tơi: Nghèo đến cùng cực" [Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ].

-----------*--------*----------*---------

Nhưng giải thích cụ thể của từng yếu tố thì lại không đơn giản chút nào. Trong chương trình Văn nghệ thiếu nhi chiều ngày 21.11.2006, Đài Tiếng nói Việt Nam có giải thích theo hướng [đại ý]: Đó là hình ảnh chiếc áo tơi, là đồ dùng che mưa, che nắng của bà con nông dân từ Thanh Hoá đến Nghệ Tĩnh. Khi áo hỏng, rách nát, lá rớt xuống thì phần trên của áo là "mùng tơi" vẫn còn. Nhà nghèo thì cứ khoác mãi cái "mùng tơi" mà đi làm đồng che mưa, che nắng.

Thực ra, không chỉ nông dân vùng Thanh Nghệ mới dùng áo tơi, mà nông dân đồng bằng Bắc Bộ cũng dùng áo tơi. Khi ra đồng, áo tơi che mưa nắng và chắn cả rét. Áo khoác có thể xoay che xung quanh thân người "Gió chiều nào, che chiều ấy". Ở Hà Tây, làng Chuông thuộc huyện Thanh Oai làm nón và có làm cả áo tơi. Người ta vẫn gọi là cổ áo, thân áo. Thân áo có phần làm bằng mo nang. Ở ngoài và phần dưới là các lớp lá được khâu bện rất bền, rất chặt. Áo tơi mặc lâu chỉ có mòn dần, cùn đi chứ khó mà rơi, mà rớt xuống được. Áo tơi cũ mòn, ngắn lại thì để cho trẻ con đi chăn trâu hoặc bắt tôm cá mặc che mưa rét nhất là trong những ngày đông lạnh.

Câu thành ngữ này được sử dụng rất nhiều ở người dân Bắc Bộ. Nông thôn ngày xưa ở các đường ngõ, hàng rào có rất nhiều dây mùng tơi. Đó là thứ rau dùng cho con nhà nghèo. Đi làm đồng về, bắt được ít cua bò có thể vừa làm cua vừa ra ngõ vơ vội cũng được vài mắm mùng tơi nấu cua được nồi canh ăn với cà muối xổi là có bữa cơm thường nhật của nhà nông. Rau mùng tơi có nhiều nhớt nên thường hái thêm một số loại rau là khác cho đỡ nhớt. Nhớt [hay rớt] đúng là nhớt rau mùng tơi.

Rau mùng tơi càng "xanh rờn" càng nhiều "nhớt". Trong thơ Nguyễn Bính thì thơ mộng thế nhưng nhớt của nó nhạt và không có mùi vị gì cả. Có lẽ vì thế mà "Từ điển Tiếng Việt" giải nghĩa: "Nghèo rớt mồng tơi là nghèo đến cùng kiệt" chăng?

Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

Việc nói thành ngữ là một tập hợp từ cố định có nghĩa là thành ngữ không tạo thành câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, cũng không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thường bị nhầm lẫn với tục ngữ và quán ngữ. Trong khi tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũng như chức năng giáo dục. Còn quán ngữ là tổ hợp từ cố định đã dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành.

Định nghĩa - Khái niệm

nghèo rớt mồng tơi có ý nghĩa là gì?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của câu nghèo rớt mồng tơi trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ nghèo rớt mồng tơi trong Thành ngữ Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ nghèo rớt mồng tơi nghĩa là gì.

Nghèo quá không đủ ăn, đủ mặc.
  • người một quan khinh kẻ chín tiền là gì?
  • của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân là gì?
  • áo rách vẫn giữ lấy tràng là gì?
  • thương người như thể thương thân là gì?
  • tháng năm chưa nằm đã sáng, tháng mười chưa cười đã tối là gì?
  • người sống của còn, người chết của hết là gì?
  • miệng tồ lô làm khổ chân tay là gì?
  • nói ngược nói xuôi là gì?
  • chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của câu "nghèo rớt mồng tơi" trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt

nghèo rớt mồng tơi có nghĩa là: Nghèo quá không đủ ăn, đủ mặc.

Đây là cách dùng câu nghèo rớt mồng tơi. Thực chất, "nghèo rớt mồng tơi" là một câu trong từ điển Thành ngữ Tiếng Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thành ngữ nghèo rớt mồng tơi là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Đọc khoảng: 6 phút

Trong ngôn ngữ Việt Nam, khi muốn cực tả một cảnh nghèo, người ta thường dùng thành ngữ nghèo rớt mồng tơi hay nghèo xác mồng tơi. Ví dụ :

Chị Dậu lễ phép : -Thưa ông, thật văn tự đấy ạ ! Lúc nãy, ở bên cụ Nghị, ông giáo viết xong, đọc cho em nghe, em cũng ngạc nhiên và đã nói như ông vừa nói. Cụ Nghị bảo rằng : Luật mới không cho cha mẹ được phép bán con, nên phải viết thế, chứ có hoa tai hoa tung gì đâu ? Nhà em kiết “xác mồng tơi ”, ai còn dám rời hoa tai cho mượn ?

[Tắt Đèn – Ngô Tất Tố, nxb Văn Học, tr.45]

Một thí dụ khác : Ông Hương Cả cằn nhằn vợ : – Hồi năm ngoái nếu mình cưới con Láng con của thằng Tư Bền cho nó thì êm quá rồi, bà lại chê nghèo chê giàu. Thằng nhỏ thất chí đâm ra đổi tánh như khật khùng. Tại bà mà hàng xóm kêu nó là thằng khùng đó, bà thấy không ? Chuyện gì không có tui, để cho bà thì hư hại vậy đó. – Chỗ nào chớ chỗ đó nghèo rớt mùng tơi, cưới về để nó ăn hết của à ?

[Buồng Cau Trổ Ngược – Xuân Vũ]

Có thể nói là đại đa số người ta đều hiểu từ kép mồng tơi hay mùng tơi trong thành ngữ này là rau mồng tơi, lá mồng tơi. Tức là một thứ rau thuộc loại dây leo [bây giờ đã có loại cây mồng tơi không leo, cao chừng 20 tới 40 cm], lá dày, màu xanh, có tính nhớt, thường dùng nấu canh, ăn mát. Và người ta đã hiểu là : những người phải ăn thứ rau mồng tơi này, là hạng người nghèo mạt. Đó là vì họ cho rằng mồng tơi [hay cũng gọi là mùng tơi] là loại rau tầm thường, rẻ tiền, chỉ những hạng cùng đinh mới phải ăn nó.

Xem thêm: Hiểu đúng về ‘chữ’ và ‘từ’ trong tiếng Việt

Nếu hiểu như vậy thì thật quả là vội vàng và sai lầm. Bởi vì đối với người dân quê Việt Nam, mồng tơi không phải là thứ rau hạng bét, thứ bỏ đi chỉ dành cho hạng nghèo mạt ăn. Nếu muốn thấy một cảnh nghèo mạt rệp thì cần phải nhìn vào bữa cơm của một cặp vợ chồng như nhà này:

Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon!

[Ca dao]

Đó ! Cảnh nghèo mạt đến nỗi phải đi nhặt râu tôm và ruột bầu là thứ người ta vứt đi, đến chó cũng không thèm ăn, đem về nấu bát canh. Như thế mà hai vợ chồng chia nhau chan, húp một cách ngon lành, rồi còn khen ngon ! Đó mới là mức tận cùng của sự nghèo túng.

Trái lại, mồng tơi là loại rau rất phổ thông ở miền quê. Chẳng cần phải mua. Nhà nào cũng có sẵn một vài dây mồng tơi leo ở hàng rào hay trên mấy cái cọc tre cắm chéo nhau ở sau vườn. Đến bữa, hễ muốn một nồi canh rau vừa mát ruột vừa không tốn tiền là có ngay. Mồng tơi không chỉ dùng làm rau thông dụng, mà còn làm thuốc nữa. Đây là tài liệu của Việt Nam Tự Điển [Lê Ngọc Trụ / Lê Văn Đức]:

Mồng tơi dt. [thực] Còn gọi mùng-tơi, tầm tơi hay lạc quỳ, loại dây quấn, lá dày hình tim mọc xen, trong có nhiều mủ nhớt, gié hoa không cọng màu đỏ, trái chín màu đỏ sậm thuộc loại phì quả; lá dùng nấu canh ăn nhuận trường, trái trị đau mắt; lá đâm nát để chút muối trị được chứng sưng ngón tay.

Đó là khía cạnh thực dụng của một giàn mồng tơi. Ngoài ra, một giàn mồng tơi còn đem lại tính chất lãng mạn cho đôi trai gái đến tuổi mơ mộng ở miền quê :

Xem thêm: Nhất Dương Chỉ, Nhị Thiên Đường…

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn

[Người Hàng Xóm — Nguyễn Bính]

Nhưng tại sao người ta lại gắn liền rau mồng tơi với tình trạng nghèo mạt rệp?

Đó là vì từ rớt trong thành ngữ nghèo rớt mồng tơi. Từ rớt khiến người ta liên tưởng tới rớt dãi [hoặc rớt nhãi, nhớt nhãi] do đặc tính có nhiều mủ nhớt của lá mồng tơi.

Thế nhưng tính chất nhớt [nhầy nhớt] của mủ lá mồng tới có dính dáng chi tới tình trạng nghèo mạt rệp ? Không ai nói nghèo nhớt ! Và phải ăn rau mồng tơi cũng không nhất thiết có nghĩa là nghèo mạt rệp, nghèo kiết xác.

Vậy thì chắc chắn mồng tơi trong thành ngữ nghèo rớt mồng tơi không phải là rau mồng tơi.

Trước hết, xin nói về từ mồng. Mồng hay mào là miếng thịt dai nằm dọc trên đầu con gà, vài loại chim, hay rắn [Việt Nam Tự Điển – Lê Ngọc Trụ / Lê Văn Đức]. Do đó, vật gì có hình thù tương tự cũng gọi là mồng [hoa mồng gà].

Bây giờ đến từ tơi. Đó là cách gọi tắt của chiếc áo tơi, loại áo đi mưa kết bằng lá:

Mấy ai là kẻ hảo tâm Nắng toan giúp nón mưa dầm giúp tơi ?

[ Lục Vân Tiên ]

Trên chỗ vai của cái áo tơi lá, có một phần cũng kết bằng lá, trông như cái mồng gà, gắn liền vào cổ áo, phủ từ gáy xuống quá hai vai. Đó là cái mồng tơi.

Người dân quê đi làm đồng, mưa, gió, bão, rét căm căm, cũng chỉ có mỗi một cái áo tơi lá che thân. Ở những vùng đất nghèo “cầy lên sỏi đá“ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định… có những nông dân nghèo đến độ cái áo tơi lá đã rách nát mà vẫn phải đeo trên người. Có khi cái áo đã rơi rụng hết lá, chỉ còn lại có mỗi cái mồng tơi dính trên vai.

Và cuối cùng, khi đến cái mồng tơi mà cũng rách nát đến rơi rụng [rớt] nốt, thì đủ thấy người nông dân này đã đi tới mức tận cùng của sự nghèo túng rồi. Anh ta nghèo đến độ mặc
rớt [cả cái] mồng tơi [ra] !

Và sau đây là tài liệu trích từ Wikipedia Encyclopedia :

1/ “Nghèo rớt mồng tơi”hay “nghèo xác mồng tơi” chỉ cái nghèo cùng cực. Thành ngữ này xuất phát từ từ “mồng tơi” là phần trên của cái áo mưa bằng lá mà người miền Trung hay mặc là “áo tơi”. Áo tơi có hai phần : phần trên là “mồng tơi”, làm bằng lá rất cứng và dày. Thường thì phần dưới có thể bị rách, bị hư, nhưng phần trên thì rất khó hư. “Rớt” có nghĩa là “rơi, như trong “rơi rớt”. Vì vậy “nghèo rớt mồng tơi” có nghĩa là nghèo đến mức độ cả cái mồng tơi cũng cũ, cũng sờn đến nỗi rớt ra.

2/ Đó là hình ảnh chiếc áo tơi lá đồ dùng che mưa, che nắng của bà con nông dân từ Thanh Hóa đến Nghệ Tĩnh. Khi áo hỏng, rách nát, lá rớt xuống thì phần trên của áo là “mồng tơi” vẫn còn. Nhà nghèo thì cứ khoác mãi cái “mồng tơi” mà đi làm đồng che mưa che nắng [cho đến khi nó “rớt” luôn ! V.P ghi thêm].

Cũng có ý kiến cho rằng, “Nghèo rớt mồng tơi” là đọc trại của “Nghèo rớt vành tơi”, và “vành tơi” cũng có ý nghĩa là một bộ phận của áo tơi như đã giải thích ở trên.

Video liên quan

Chủ Đề