Rải tro cốt ở đâu

Góc nhìn nhà Phật

Trong nhà Phật, dù là thiêu [hỏa táng] hay chôn [địa táng] thì thân xác của người chết sẽ mất đi mọi cảm giác, không còn biết nóng lạnh là gì bởi thần kinh, tứ chi đã ngừng hoạt động. Thần thức đã rời thân xác nên cũng chẳng cảm nhận được sự đau đớn.

Nói thế để biết rằng dù hỏa táng hay địa táng, thì vong linh của người đã mất đều không bị ảnh hưởng đến việc siêu thoát. Tro cốt là phần còn lại sau khi đốt toàn bộ thân xác. Ngày xưa thì để trên giàn hỏa thiêu, sau thu lại cả tro tàn của củi và xác. Còn bây giờ có lò thiêu bằng điện, tro cốt còn lại sau cùng tinh nguyên và không lẫn tạp chất.

Cũng vì thế mà xác chết sau khi hỏa táng sạch sẽ, ít gây ô nhiễm cho môi trường hơn là với địa táng. Bởi thế mà đây là phương pháp xử lý xác chết được khuyến khích và phát triển trong thế giới hiện đại.  

Trịnh Công Sơn đã viết trong một bài hát rằng “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”. Vì vậy, hình hài của kiếp này là ta mượn tạm, để trả nghiệp và hành nghiệp, chứ không có gì là bất biến là vĩnh viễn. Nên việc xây đắp mộ thật to cao, dành riêng một khoảng đất của người sống cho người chết ở là không cần thiết.

Một khu tháp tro cốt tại Nhật Bản. 

Sau khi xác định nhu cầu, nguyện vọng của những người liên quan. Thân xác của người đã mất sẽ được tắm rửa sạch sẽ rồi đưa vào lò hỏa thiêu. Điều đặc biệt của phương pháp này khi so với các phương pháp xử lý xác chết khác là hỏa táng có thể không cần quan tài, bởi xác chết sẽ được xử lý dưới nhiệt độ từ 2000 – 3.000 độ. Sau khi đốt cháy xong giai đoạn một, các phần xương cốt sẽ được xử lý bằng nhiệt độ cao hơn. Kết thúc quá trình, ta có được một hỗn hợp tro cốt, được đựng trong một hũ.

Nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng hỏa táng là một hình thức thay thế cho địa táng từ lâu đời, bởi tính đơn giản, gọn gàng sạch sẽ lại tiết kiệm. Ở những nơi đất đai đắt đỏ như Hồng Kông, người dân lựa chọn hỏa táng như một giải pháp tiết kiệm chi phí, lại giảm bớt gánh nặng đất đai cho người còn sống.

Ở Canada, tuy đất đai không bị quá tải như Hồng Kông. Nhưng người dân ở đây vẫn lựa chọn hỏa táng để hoàn tất thủ tục cho người đã mất. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sử dụng hỏa táng chiếm 25%. Dự báo đến năm 2025 thì con số này ước chừng là 50%. Ở Ấn Độ, phương pháp này đã bắt đầu từ 2.000 năm trước. Nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Myanmar, Lào… đã sử dụng hỏa táng từ rất lâu.

Thế giới để tro cốt ra sao?

Nhưng sau khi hỏa táng rồi, tro cốt nhận được rồi thì nên xử lý như thế nào, đem rải xuống biển hay cất trên chùa? Trên thế giới có nhiều cách xử lý, cụ thể có nơi rắc tro cốt xuống rừng cây, sông, biển. Có nơi chôn xuống đất và trồng cây lưu niệm lên trên, có nơi chôn và dựng một tấm bia, nghĩa là rất nhiều cách. Quan trọng là ước muốn của người chết di chúc lại hoặc quyết định của thân nhân họ.

Ở Nhật Bản, từ năm 2006, có rất nhiều ngôi chùa đã tiến hành xây dựng một loạt các ngôi mộ trang nhã để có thể làm nơi lưu giữ tro cốt của những người đã qua đời. Khu vực Tokyo, có đến hơn 2.000 người đã khuất được lưu giữ tro cốt trong một ngôi mộ bằng gỗ, xây dựng khá kỳ công và bề thế có tên là Ruriden.

Hũ đựng tro cốt bằng ngọc thạch.  

Được biết, bên trong ngôi mộ bằng gỗ được xây dựng kỳ công này có đến hơn 2.000 bức tượng Phật được thiết kế và chiếu sáng bằng đèn led. Bên trong mỗi bức tượng là một bộ tro cốt của 1 người đã khuất. Tại đây, thân nhân của người đã khuất sẽ được cấp cho 1 chiếc thẻ để vào ngôi mộ. Chỉ cần quẹt thẻ khi vào bên trong, bức tượng chứa tro cốt của người thân họ sẽ tự động sáng lên.

Ở khu vực miền Bắc của Đài Loan, có tòa tháp chứa tro cốt cao 20 tầng do một công ty dịch vụ tang lễ lớn hàng đầu thế giới điều hành. Được biết, bên trong tòa tháp này hiện đang chứa tro cốt của 400.000 người. Có thể thấy, việc chăm sóc tro cốt của người đã khuất là một trong những dịch vụ kinh doanh lớn, được khá nhiều người tin tưởng.

Ngoài ra, tại quốc gia này còn có thêm một dịch vụ khác đó chính là hỏa táng “xanh”, đây được xem là dịch vụ thân thiện với môi trường. Cụ thể, khi có người thân đã mất, gia đình sẽ áp dụng việc hỏa táng “xanh” là chôn cất tro cốt cùng với hoa, cây xanh hoặc thả ra biển tại những khu có quy hoạch. Ngoài ra, thân nhân của người đã khuất sẽ không thắp hương và cũng không dựng bia. Thống kê từ cơ quan chức năng nước này cho biết, trong những năm gần đây, số người chọn dịch vụ hỏa táng “xanh” tăng từ 0,47% [2008] lên đến 4,5% [hơn 7.700 người vào năm 2017].

Tro cốt nên để ở đâu là hợp lý?

Theo Phật giáo, con người sau khi chết thì thần thức theo nghiệp tái sinh, còn xác thân tứ đại [đất, nước, gió, lửa] thì trả về cho tứ đại. Theo phong tục tập quán của từng xứ sở, phần thân xác tứ đại sau khi chết có thể có thể xử lý bằng nhiều cách như hỏa táng [thiêu], địa táng [chôn], thủy táng [thả sông biển], hoặc lâm táng [bỏ trong rừng], thậm chí là không táng [treo lên cây] hay điểu táng [cho kền kền ăn].

Tro cốt sau khi hỏa táng có thể dùng như một loại phân bón. Rải vào cây cối, vào đất đai trong nhà, trong vườn cây thân thuộc của gia đình. Có như thế thì ta luôn có cảm giác người đã mất luôn tồn tại, luôn hiện hữu quanh đây. Hành động này về mặt bản chất, cũng gần như việc địa táng đưa thân xác trở về cát bụi.

Có một số nơi, một số người quan niệm rải tro cốt xuống sông xuống suối. Về bản chất phần tro cốt đem rải sông bốc từng nắm hay thả cả hũ vẫn không khác nhau và không ảnh hưởng gì đến sự siêu thoát của người chết cả. Có điều, khi rải tro cốt, tuy không cần phải lễ nghi phức tạp nhưng thân nhân cũng nên thực hiện trong sự im lặng, chậm rãi, mỗi người rải một nắm trong sự thành kính tiễn biệt sẽ ý nghĩa và trọn tình hơn “bỏ cả hũ tro cốt xuống sông”.

Trong khi rải tro cốt con cháu cần yên lặng, thành kính, nguyện cầu cho người thân được sinh về cõi lành. Khởi tâm quán tưởng thân tứ đại này vốn là cát bụi, nay trở về với cát bụi; ngày mai thân của mình cũng trở về với cát bụi. Rải cốt xong, “về nhà thờ hình ảnh và cúng cơm như phong tục xưa nay” hoặc “gửi hình lên chùa và cúng cơm ở chùa”, cách nào cũng được.

Tro cốt sau khi hỏa táng còn có thể đem lên chùa như một giải pháp cầu siêu. Nếu người đã mất là một Phật tử, hoặc trong lúc lâm chung tâm tưởng hướng Phật. Thì việc hỏa táng xong đưa tro cốt lên chùa gửi là một điều nên thực hiện. Không khí thanh tịnh, sớm tối kinh kệ nơi cửa Phật khiến người ta có cảm giác siêu thoát và con cháu cũng cảm thấy nhẹ nhàng.

Quan trọng là, gia đình có người qua đời cần chăm làm các điều phước thiện trong khả năng có thể để hồi hướng phước đức cho người thân. Có thể cúng dường, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, giữ giới… rồi đem phước đức ấy hồi hướng cho người đã mất. Dù người thân tái sinh bất cứ nơi đâu, những phước đức mà bạn đã làm đem hồi hướng họ đều nhận được, sẽ trở nên tốt hơn trong cảnh giới hiện đang tái sinh.

Nam An

Theo Xa lộ pháp luật

Ngày đăng: 04/08/2020 - 9:46 AM Người đăng: Admin Lượt xem: 2518 Lượt xem

Hỏa táng rải tro thông dụng nhất hiện nay - Việc mất đi người thân là một việc vô cùng đau đớn, để lại nhiều luyến tiếc, thương cảm cho thân nhân người đã khuất. Lựa chọn hỏa táng người chết cũng là một trong những lựa chọn phổ biến được nhiều người trên thế giới sử dụng, đặc biệt trong bối cảnh dân số ngày càng đông và nền công nghiệp ngày càng phát triển.

Vì vậy mà hỏa táng rải tro cũng là một hình thức không có gì lạ lẫm với nhiều người, đặc biệt là các nước phương Tây.

Trong quá khứ, tro cốt của con người được tạo ra bằng cách đốt xác cả người quá cố trên một giàn thiêu bằng gỗ. Tuy nhiên, quá trình hỏa táng đã phát triển đáng kể qua nhiều thế kỷ, và ngày nay có nhiều công nghệ tiên tiến hơn trong hỏa thiêu người chết.

Quá trình hỏa táng hiện đại sử dụng các lò nung lớn, công suất cao. Cơ thể con người chủ yếu bao gồm nước, carbon và xương. Khi đưa vào lò hỏa táng, trong nhiệt độ cao, rất cả nước trong cơ thể bốc hơi. Phần lớn lưu huỳnh và cacbon, hơi nước được giải phóng thông qua hệ thống lò xả. 

Sau khi hoàn tất thiêu, các mảnh kim loại hoặc vật liệu không cháy được sẽ bị loại bỏ. Các phầnVcòn lại sẽ được xử lý tạo ra một loại bột đồng nhất, từ màu xám nhạt đến màu đen hoặc nâu đỏ,Bthường có kết cấu và bề ngoài như cát thô.

Hài cốt của người đàn ông trưởng thành thường nặng hơn hài cốt phụ nữ. Chiều cao của người chết thay vì cân nặng của họ có mối tương quan chặt chẽ với trọng lượng của tro được tạo ra thông qua hỏa táng. Vì vậy mặc dù hài cốt hỏa táng thường được gọi là tro, trong thực tế, chúng bao gồm các mảnh xương nghiền.

Tro cốt của người đã mất sau khi được đưa lại cho thân nhân, mỗi gia đình có cách xử lý khác nhau. Tùy vào văn hóa tín ngưỡng của mỗi gia đình, mỗi quốc gia, các gia đình có thể mai táng theo hình thức địa táng thông thường, hoặc gửi tro cốt lên những nơi tâm linh như đền, chùa miếu mạo, hoặc hình thức hỏa táng rải tro. Tro cốt người chết có thể rải ở nhiều địa điểm khác nhau như, có thể kể đến như:

=> Gia đình có thể tham khảo thêm: Dịch vụ tang lễ trọn gói uy tín tại tphcm

Hỏa táng rải tro lên không trung

Rải tro lên không trung là hình thức rải tro nhờ gió. Đúng như tên gọi, hình thức này là hình thức rải tro cốt lên không trung và nhờ gió thổi bay đi. Có nhiều người chết để lại di nguyện này cho con cháu. Hành động này với mong muốn giải thoát, hoặc có người cũng muốn rằng mình được tự do, theo gió bay đi khắp nơi, không bị ràng buộc bởi bất cứ việc gì, tự do theo gió đi khắp muôn nơi.

Có một sự kiện báo chí thường nhắc đến có liên quan đến rải tro cốt lên không trung như sau

Trong một trận đấu bóng ở San Francisco, trong lúc trận đấu bóng diễn ra, có một chiếc máy bay nhỏ bay trên sân đấu và rải một loại bùi màu hơi đỏ xuống.

Đó là thời điểm mà nước Mỹ đã chứng kiến vụ khủng bố ngày 9/11, rồi tin về vi khuẩn Anthrax lan ra, sau khi thấy bụi màu đỏ được rải xuống, khán giả chạy tán loạn. Trận đấu bị dừng lại. Về sau, người ta được biết, đó là tro cốt của người quá cố, ông là fan của đội bóng San Francisco. Ông có để lại di chúc sau khi chết phải thiêu xác ông và rải trên sân bóng.

Đây là hình thức phổ biến hơn rải tro lên không trung. Để tưởng niệm người chết, thân nhân mang lọ tro cốt ra những vùng nước lớn, như sông, biển, hồ để rải tro xuống nước. Hỏa táng rải tro xuống nước thường được thực hiện công việc rải hoa hồng.

Lưu ý rằng, khi thực hiện rải tro xuống nước, đừng để lại bất kì vật gì có thể gây ô nhiễm hoặc khó tan trong nước. Đây là hành động bảo vệ môi trường cần cân nhắc khi đưa ra quyết định rải tro người thân xuống dòng nước nhé.

Hầu như, ở Việt Nam, hình thức này chưa thực sự phổ biến, nhưng không phải không có. Nghệ sĩ Lê Bình là người đã di nguyện mong con cháu hỏa thiêu và rải tro cốt xuống nước. Sinh thời, ông từng nói bản thân đã quen với việc mưa nắng dãi dầu, quen với việc sống trong thiên hạ, lang bạt khắp nơi. Chính vì vậy khi mất, ông cũng mong mình thanh thản, thong dong tự tại, hòa với gió với núi với sông, rong chơi ở những vùng đất mới… Chính vì vậy, thực hiện di nguyện của ông, con cháu đã rải tro cốt của ông xuống biển Vũng Tàu, nhằm thỏa mãn di nguyện của người đã khuất.

Rải tro xuống đất có vẻ phổ biến hơn cả. Tro cốt của người đã khuất thông thường sẽ được rải ở sân sau nhà, khuôn viên trong gia đình. Có khi, tro cốt cũng được rải ở các khu rừng, cánh đồng rộng hoặc những nơi mà người chết yêu thích.

Lưu ý khi rải tro cốt xuống đất cần chọn nơi sạch sẽ, thoáng mát. Trong tâm linh người sống luôn mong muốn người chết được siêu thoát hoặc về cõi vĩnh hằng, cõi niết bàn. Vì thế nên trong quá trình lựa chọn địa điểm rải tro cốt, cần xem xét cụ thể không gian và địa điểm ở đó. Với các khu vực chưa thông thạo, như rừng núi hoặc bãi đất trống thì gia đình cần xem xét kỹ càng để tâm linh thoải mái.

=> Tham khảo thêm: Những kiến thức chung về tổ chức tang lễ

Tóm lại, hỏa táng rải tro là một hình thức phổ biến sau khi gia đình thực hiện xong lễ hỏa táng. Quan niệm tín ngưỡng tôn giáo khác nhau tuy nhiên, càng ngày hình thức này càng được nhiều người áp dụng vì quan niệm về sự giải thoát và siêu thoát.

Nếu gia đình cần thêm thông tin chi tiết hơn hoặc các vấn đề liên quan đến dịch vụ ma chay có thể tham khảo tại website: //tanglemartino.com/

Video liên quan

Chủ Đề