Tại sao trẻ hay gãi đầu

Lưu ý khi trẻ ngủ khác thường

Nếu trẻ ngủ trong tình trạng khác thường thì đó là biểu hiện một số căn bệnh của trẻ. Các bà mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám chuyên khoa ngay khi cần thiết.

1. Trước khi ngủ, trẻ nóng giận, hay quấy, khi ngủ thì dễ giật mình, tỉnh giấc, mặt đỏ, toàn thân khô, tiếng thở to và gấp, tim đập nhanh. Đó là dấu hiệu báo trước trẻ có thể lên cơn sốt. 2. Khi ngủ mồ hôi vã ra như tắm, ngủ không ngon giấc, kèm theo các biểu hiện: Đầu vật vã, răng mọc chậm, thóp không đầy theo đúng thời gian. Đó là dấu hiệu trẻ có thể bị còi xương. 3. Trẻ quấy khóc, gãi đầu, gãi tai, kèm theo sốt. Đó là biểu hiện trẻ có thể bị viêm ống tai ngoài, mẩn ngứa ống tai, hoặc viêm tai giữa. 4. Trẻ ngủ chân tay giật giật. Đó là biểu hiện trẻ ban ngày tinh thần bị kích thích quá mạnh, quá sợ hãi, quá mệt mỏi. 5. Thường ngày trẻ thích ngủ, lúc nào cũng có thể ngủ được. Nghe thấy tiếng động, trẻ cũng chẳng phản ứng gì: Coi chừng trẻ có thể bị điếc. 6. Hai hàm răng của trẻ nghiến kêu kèn kẹt trong lúc ngủ. Có thể là biểu hiện bệnh ký sinh trùng đường ruột hoặc có dị hình hàm răng, hàm trên hàm dưới không khớp nhau, nhưng tình trạng này chỉ có tính chất nhất thời, khi thay toàn bộ răng sữa thì đa số trường hợp sẽ hết chứng nghiến răng. 7. Khi ngủ trẻ thường gãi vào vùng mông, hậu môn. Có thể trẻ có giun kim... 8. Trẻ nằm ngửa, ngủ say, tiếng ngáy to không ngớt, thở há miệng lộ bộ mặt ngây ngô, sống mũi rộng phẳng bẹt. Trẻ có thể đang bị viêm amidan, hay viêm V.A hay có thịt thừa ở mũi, họng, cần khám tai mũi họng.

9. Trẻ 6 tháng tuổi trở lại, trong quá trình ngủ, nếu thấy trẻ vừa vươn vai vừa khóc là trẻ buồn ngủ, cần xoa đầu, vỗ mông là trẻ ngủ ngay. 10. Nếu trẻ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi khóc ê a, hai mắt lim dim, nước mắt giàn giụa, cựa quậy luôn luôn là do chăn chiếu không êm, không ngủ yên được nên sửa lại chỗ nằm hay đặt trẻ ra nói khác. 11. Nếu trẻ khóc ê a, hai mắt lim dim, khóc có nhịp cao thấp như hát là lúc trẻ mỏi mệt, đói hay khát, không ngủ được nên cho trẻ bú. 12. Nếu thấy trẻ ngủ khóc thét lên, cau mày rụt cổ hoặc run rẩy khóc là trẻ ngủ mê, giật mình kinh sợ, nên lên tiếng trấn an trẻ và ẵm lên vỗ về, xoa dịu nỗi kinh sợ của trẻ.

Trong quá trình ngủ, nếu thấy trẻ thể hiện tiếng khóc, động tác lạ, khác thường nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi, để tham khảo ý kiến và điều trị nếu cần thiết.

Theo NNVN

LÀM MẸSự phát triển của trẻ từ 1 tuổi trở lên

Bé nhà mình dạo này hay gãi đầu gãi tai lắm. Bé được gần 7 tháng. Bây giờ rất thích thò hẳn một hai ngón tay vào trong tai để gãi, để kéo. Không biết bé có bị viêm tai k?? có bé nào giống bé nhà mình k??:Sick:

Có trường hợp em vừa đọc trên báo đây, một cặp vợ chồng đã phải hối hận vì sự vô tâm của mình với con trai nhỏ. Cụ thể là cậu bé 1 tuổi tên An liên tục đưa tay gãi đầu, chỗ gần tai. Thế nhưng, mẹ của An lại nghĩ đó là cử chỉ bình thường, thậm chí còn cho rằng con đang tò mò với mọi thứ nên mới gãi đầu mình như vậy.

Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài tới 2 tuần, thấy An vẫn cứ đưa tay lên đầu gãi, mẹ kéo tay bé xuống thì bé cau mày rồi khóc như là khó chịu lắm. Linh cảm có gì đó không ổn, bố mẹ An mới đưa bé tới bệnh viện khám. Lúc này, cả 2 vợ chồng mới hối hận khi nghe bác sĩ thông báo, bé liên tục đưa tay lên gãi đầu do bị viêm tai giữa nặng. Tình trạng đã nguy hiểm tới mức nhiễm trùng rồi do cậu bé bị viêm tai giữa từ lâu nhưng bố mẹ không phát hiện ra.

May mắn là bác sĩ đã điều trị tận tình giúp An hồi phục, khỏi viêm tai hoàn toàn.

                                   BẤM VÀO ẢNH ĐỂ XEM CHI TIẾT DỊCH VỤ

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ

Từ trường hợp trên của An, bác sĩ khuyến cáo bố mẹ cần phải quan tâm hơn tới con mình, nhất là những hành động, cử chỉ ngày thường của trẻ.

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là căn bệnh thường gặp, nhất là vào khi giao mùa vì thời điểm này phát sinh nhiều bệnh lý tai mũi họng.

Trẻ bị viêm tai giữa do các nguyên nhân sau:

– Hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên không đủsức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn

– Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm amidan, viêm xoang…

– Do trẻ bị cảm lạnh.

– Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm không khí, đặc biệt là khói và thuốc lá.

– Do cha mẹ chọc ngoáy bông tăm vào tai trẻ không cẩn thận.

– Trong quá trình mẹ cho trẻ bú sữa bình, do bất cẩn nên làm sữa tràn vào tai trẻ gây viêm.

                                       BẤM VÀO ẢNH ĐỂ XEM CHI TIẾT DỊCH VỤ

Triệu chứng trẻ bị viêm tai giữa

– Trẻ nhức đầu, sốt cao từ 39 độ C đến 40 độ C.

– Do trẻ khóc nhiều, hay đưa tay lên tai, phần đầu gần tai gãi, bứt rứt khó chịu

– Do trẻ lười bú, biếng ăn và hay gặp tình trạng nôn trớ.

– Ăn không tiêu, đi ngoài phân lỏng

– Khi có tiếng động lớn, trẻ cũng không có phản ứng giật mình, trẻ thường xuyên bị đau tai và khó chịu trong tai.

– Khi tình trạng viêm tai giữa ở ở trẻ trở nặng, trong tai trẻ sẽ chảy ra mủ.

Trẻ nhỏ bị viêm tai giữa sẽ dẫn tới nhiều hậu quả xấu

Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ để lâu dễ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, khó khắc phục.

Theo các bác sĩ Nhi khoa, viêm tai giữa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ,nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể gây thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến khả năng nghe – nói, nặng nhất là viêm màng não, áp xe não…

=> Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là bệnh thường gặp nhưng cũng dễ dàng điều trị nếu như bố mẹ phát hiện sớm và đưa con đi chữa kịp thời. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh cho con, bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh tai mũi con bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cho con khi trời lạnh, tránh cho con ở trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm.

Nguồn: Tổng hợp

                                BẤM VÀO ẢNH ĐỂ TẢI APP

Xem thêm:

Dấu hiệu sinh tồn của trẻ em – ba mẹ phải biết cách kiểm tra khi con ốm

Vàng da ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm mẹ cần biết

Nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh qua thóp

Bấm vào ảnh để tải App Bluecare

  • chuyện nuôi con
  • EASY nuôi con nhàn tênh
  • hỏi bác sĩ
  • hỏi bác sĩ nhi

Video liên quan

Chủ Đề