Bị viêm gan B có nên uống thuốc tránh thai

Page 2

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Page 7

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

Page 12

Page 13

Page 14

Page 15

Page 16

Page 17

Page 18

Page 19

Page 20

Page 21

Page 22

Page 23

Page 24

Page 25

Page 26

Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào em,

Thuốc tránh thai không làm che giấu hay sai lệch kết quả kiểm tra nhiễm viêm gan siêu vi B được, trừ khi là không làm xét nghiệm này, em nhé.

Ngoài ra, thuốc tránh thai là thuốc bổ sung nội tiết tố nữ, em đừng nghe lời “đồn” không khoa học, uống vào có thể gây rối loạn nội tiết ở nam dẫn đến nhiều hệ lụy tai hại, em nhé.Thân mến.

Chào em,Em bị bệnh viêm gan B hay chỉ mang virus viêm gan B? Nếu chỉ là mang virus viêm gan B, tức xét nghiệm máu có ghi kết quả HbsAg[+], mà không có biểu hiện viêm gan, bạn có thể dùng thuốc tránh thai chỉ có progestin như thuốc uống hàng ngày [mỗi ngày 1 viên liên tục] như Exluton, Naphalevo, hoặc thuốc tiêm DMPA [mỗi 3 tháng tiêm 1 lọ 150mg], hoặc thuốc cấy Implanon [cấy 1 lần ngừa thai trong 3 năm]. Nếu em đang bị viêm gan, không dùng thuốc tránh thai được. Em có thể đến bác sỹ sản phụ khoa để được hướng dẫn chính xác theo tình trạng cụ thể của mình.

Thân mến.

Viêm gan B có đặt vòng tránh thai được không? Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm, khả năng lây bệnh từ mẹ sang con là rất cao vì thế biện pháp tránh thai an toàn luôn là vấn đề được các chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu qua nội dung dưới đây!

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm thường gặp, nó lây truyền từ người mẹ mắc bệnh viêm gan truyền sang cho bé trong quá trình mang thai và khi cho con bú.

► Tác hại của viêm gan B đối với mẹ và con như thế nào?

Đối với mẹ: – Viêm gan B mãn tính có thể diễn tiến thành xơ gan. Cơ thế lúc nào cũng mệt mỏi dễ bị nhiễm khuẩn và tạo cơ hội bùng phát mạnh ở các giai đoạn tiếp theo.

– Diễn tiến của xơ gan dẫn tới suy gan làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ…Phù là triệu chứng thấy rõ nhất của suy gan, lúc đầu là phù hay chi dưới sau đó là toàn thân. Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa nên sẽ bị cổ trướng, bụng trương phình. Khi đã ở giai đoạn cuối thì không còn cơ hội phục hồi dẫn đến nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa và có thể tử vong.

– Những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có nguy cơ cao bị ung thư gan, viêm cầu thận. Viêm gan làm giảm yếu tố đông máu khi đẻ, tăng nguy cơ xảy thai cũng như sinh non.

Tác hại của viêm gan B đối với mẹ và con rất nguy hiểm

Đối với bé: – Nếu mẹ bị mắc bệnh viêm gan B mà không điều trị, virut gây bệnh sẽ truyền từ mẹ sang bé với tỉ lệ 10-20%. Nguy cơ lây bệnh cho bé có thể lên tới 80-90% nếu mẹ mắc bệnh viêm gan B trong 3 tháng cuối của thai kì. – Mẹ mang kháng nguyên HBsAG sẽ lây truyền cho bé, trong 10 tuần đầu tiên của thai kì nếu bị nhiễm thì bé có khả năng cao bị dị tật bẩm sinh. Nếu bị nhiễm từ sau tuần thứ 12 bé có thể bị viêm gan cấp. – Trẻ sơ sinh nhiễm virut viêm gan thường không có dấu hiệu tức thì nhưng lại có đến 80% nguy cơ bị nhiễm virut viêm gan B mãn tính [ở người lớn là 5-10%]. Các bé mang trong mình virut mãn tính có thể lây truyền virut trong suốt cả cuộc đời, có nguy cơ tử vong cao vì các bệnh lí ở gan hoặc bị ung thư gan. Chính vì sự nguy hiểm từ căn bệnh viêm gan B mang lại trong quá trính mang thai ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con, nên việc sử dụng biện pháp tránh thai an toàn là điều rất cần thiết khi chưa có kế hoạch mang thai cụ thể.

Xem ngay: >>> Thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan B trước khi mang thai an toàn, hiệu quả


 

► Viêm gan B có đặt vòng tránh thai được không?

Bệnh viêm gan B có thể gặp phải ở bất cứ ai nếu như không có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh khi mắc phải căn bệnh này có thể dẫn tới hàng loạt các biến chứng khó lường cho sức khỏe của người bệnh. Có nhiều chị em phụ nữ lập gia đình mắc bệnh viêm gan B nhưng chưa muốn sinh con và không biết rằng, khi mắc bệnh viêm gan B thì có đặt vòng tránh thai được không?

Viêm gan B có đặt được vòng tránh thái không?

Viêm gan B là bệnh lây nhiễm, bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh viêm gan B, kể cả là chị em phụ nữ cũng là những người rất dễ mắc bệnh viêm gan B. Nhiều chị em rất rối khi mắc bệnh viêm gan B có nên đặt vòng tránh thai hay không? Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi này các bác sĩ chuyên khoa gan cho biết,  người mắc bệnh viêm gan B không nên uống thuốc tránh thai vì tất cả các thuốc ngừa thai bằng nội tiết đều chuyển hóa qua gan và nên tránh dùng trong những trường chức năng gan bị suy giảm do bệnh lý gan cấp tính hay mãn tính.  Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể đặt vòng tránh thai hoặc cấy que tránh thai. Việc sử dụng biện pháp tránh thai trên không gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc viêm gan B. Việc đặt hoặc cấy que thông qua sự kiểm tra chặt chẽ của bác sĩ.

Tuy nhiên, Đặt vòng tránh thai cũng không được khuyến khích nhiều vì nó làm cho chức năng gan kém đi, dẫn đến giảm Prothrombin trong cơ thể và ảnh hưởng đến chức năng làm đông máu, rất dễ bị chảy máu. Lựa trọn hàng đầu cho bạn lúc này là sử dụng bao cao su, nó vừa là biện pháp tránh thai an toàn vừa có thể tránh được việc lây nhiễm viêm gan B qua đường tình dục.

► Lời khuyên dành cho người bị viêm gan B nếu muốn có con

- Người mắc bệnh viêm gan B nếu muốn có con thì nên để triệu chứng hết và chức năng gan bình thường trở lại, ổn định khoảng một năm trở lại mới nên tiến hành mang thai và sinh con. Khi mà bệnh tình chưa ổn định, chức năng gan không bình thường, khi có thai và sinh đẻ sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và sức khỏe người bệnh, từ đó khiến bệnh nặng hơn và còn có khả năng gây ra các hậu quả nghiêm trọng như đẻ non hoặc thai chết lưu…

- Trong thời kỳ đầu mang thai [3-4 tháng đầu thai kỳ] độc tố của bệnh viêm gan B có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sau thời kỳ này thì thai không bị ảnh hưởng. Bởi vậy, người bệnh không phải quá lo lắng. Người mẹ mắc bệnh viêm gan B sau khi sinh con cần được tiêm phòng vaccine viêm gan B để phòng bệnh an toàn nhất cho trẻ.

► Phòng và điều trị viêm gan B trước khi mang thai như thế nào?

Đối với mẹ: – Các mẹ chuẩn bị mang thai cần phải đi kiểm tra viêm gan B, nếu phụ nữ chưa bị mắc bệnh nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B trước khi mang thai 3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. – Bỏ hẳn rượu bia, thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích và các loại thuốc có hại cho gan. Thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ sịnh hoạt và ăn uống hợp lí. – Nếu khi xét nghiệm thấy đã bị lấy nhiễm và virut đang hoạt động thì phải điều trị dứt điểm cho virut trở về trạng thái không hoạt động rồi mới mang thai. Nếu các mẹ bị mắc viêm gan B trong quá trình mang thai phải thường xuyên theo dõi và khám thai định kì. Trong thời gian mang thai tuyệt đối không được uống các loại thuốc chữa viêm gan B vì có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia. – Xét nghiệm kiểm tra HBsAg trong huyết thanh vào tháng thứ 6 của thai kì. Nếu lúc này dương tính thì cần tiến hành làm thêm xét nghiệm HBeAg và Anti-HBe để đánh giá mức độ truyền nhiễm sang cho con. Còn nếu âm tính thì các mẹ nên tiêm phòng vắc xin này nếu trước khi mang thai chưa tiêm vì vắc xin này không chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai.

Đối với bé:

– Nếu mẹ bị mắc bệnh viêm gan B thì trẻ sơ sinh phải đươc tiêm huyết thanh đặc trị chống virut viêm gan B ngay trong 24 giờ đầu sau khi đẻ 100 đơn vị quốc tế. – Sau đó, cần tiêm vắc xin ở một vị trí khác trên cơ thể theo công thức 3 mũi: mũi 1 ngay sau khi sinh, mũi 2 là khi trẻ 1 tháng tuổi, mũi 3 khi trẻ được 6-12 tháng. 15 năm sau trẻ cần được tiêm nhắc lại.

Viêm gan B có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai nhưng các mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế tối đa được việc đó. Phụ nữ mắc viêm gan B vẫn có thể sinh con khỏe mạnh mà không mắc các bệnh về gan từ mẹ nếu được điều trị sớm trước khi mang thai. Sức khỏe của mẹ và bé sau khi sinh rất quan trọng vì thế các mẹ phải hết sức lưu ý trước khi mang thai.

► Những người không nên đặt vòng tránh thai

- Những người bị mắc chứng viêm vòi trứng dù đã khỏi:  [nhiễm trùng nhiều lần, quan hệ tình dục với nhiều người] hoặc chưa bao giờ có thai cả. Trường hợp này không nên đặt vòng vì nó dễ gây rủi ro nhiễm trùng nặng hơn do vòi trứng còn nhạy cảm, dễ bị tổn thương [gây viêm vòi trứng] và bị tắc, do vậy những cơ may có thai sau này dễ bị tổn hại nghiêm trọng. 

- Phụ nữ vừa mới sinh: Lúc này tử cung chưa lấy lại kích thước và sức chịu đựng thường có. Thật vậy, những rủi ro như bị tuột vòng [do đó có thai], bị đau, thậm chí thủng tử cung khi đặt vòng thường lớn hơn so với một tử cung còn giãn và mềm. 

- Chị em bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết: viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài hoặc các tình trạng rối loạn về máu khác, nghi ngờ bị ung thư tử phụ khoa, bị u xơ bên trong tử cung hoặc những polip [phải cắt bỏ] hoặc những người bị xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không tìm được nguyên nhân cũng không nên sử dụng cách ngừa thai này.

- Những phụ nữ bị bệnh viêm bộ phận sinh dục cấp tính và mạn tín: , như viêm âm hộ, viêm âm đạo, bị trùng màng uốn roi đuôi, bị viêm âm đạo do nấm, bị rữa nát cổ tử cung nặng và bị viêm khoang chậu cấp tính, mãn tính… cần phải được điều trị khỏi hẳn đã rồi mới được đặt vòng tránh thai.

- Những phụ nữ bị khối u ở bộ máy sinh dục:  thường thấy như u cơ tử cung, bị các triệu chứng nghiêm trọng như lượng kinh nguyệt quá nhiều, do đó không thích hợp với đặt vòng tránh thai để tránh bị tăng nặng thêm triệu chứng lượng kinh nguyệt quá nhiều. 

- Những phụ nữ lỗ tử cung quá lỏng lẻo:  bị xé rách do đã rữa nát từ trước ở độ nặng và sa tử cung ở trên độ 2, vì khi đó đặt vòng tránh thai vào dễ long tuột rơi ra, không nên sử dụng; những phụ nữ cổ tử cung quá hẹp hoặc cứng quá, không thể long rộng ra, cũng không thể sử dụng được . 

- Những phụ nữ bị bệnh có tính toàn thân nghiêm trọng:  như bệnh tim, bệnh suy kiệt tâm lực, bệnh thiếu máu nặng, bệnh do xuất huyết nhiều và các bệnh khác đang trong giai đoạn cấp tính. Những ngươi này nên tìm một biện pháp tránh thai khác.

- Những phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt không bình thường hoặc lượng kinh quá nhiều: ra quá nhiều lần hoặc đau kinh nghiêm trọng; những phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai dễ tăng nặng thêm triệu chứng xuất huyết và chứng bệnh đau kinh, cần phải qua bác sỹ chẩn trị khỏi đã rồi mới quyết định xem có thể đặt vòng tránh thai được không.

Bài viết là lời giải đáp cho thắc mắc bệnh viêm gan B có đặt vòng tránh thai được không? Mong rằng những thông tin chúng tôi chia sẽ trên hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

__________________________
Bài liên quan:
>>> Tiêm viêm gan B bao lâu thì được có thai {Lời khuyên của chuyên gia y tế}
>>> Nhiễm virut viêm gan b có chữa khỏi không?
>>> Để đẩy lùi bệnh viêm gan 10 điều quan trọng bạn nên làm ngay

Video liên quan

Chủ Đề