Ví dụ về thị phần của doanh nghiệp

Bạn hiểu nghĩa của Thị phần là gì không? Tăng trưởng nhanh luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của đội ngũ lãnh đạo cấp cao (C-suite). Mỗi năm, các nhà quản lý doanh nghiệp cam kết với mục tiêu tăng trưởng doanh thu nhưng thực tế, không phải bộ phận nào trong doanh nghiệp cũng có sự tăng trưởng đồng đều. Dave Calhoun, cựu chủ tịch General Electric, nay là giám đốc điều hành Blackstone cho rằng, tốt hơn hết nên đầu tư gấp đôi cho phần đem về lợi ích còn hơn là cố gắng sửa chữa lỗi sai của những mảng còn lại.

Với tốc độ phát triển chóng mặt của thị trường hiện nay, khái niệm thị phần là gì không còn được quan tâm nhiều như trước. Các nhà lãnh đạo cấp cao, quản lý chiến lược đang đề cao tỷ lệ thị phần tăng trưởng (share of growth) để xây dựng hướng đi mới cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, MarketingAI sẽ giới thiệu với các bạn cụ thể về khái niệm thị phần, sự khác nhau giữa thị trường và thị phần và cách để xác định thị phần tăng trưởng trong doanh nghiệp.

Thị phần là gì?

Ví dụ về thị phần của doanh nghiệp

Thị phần là gì? Market share là gì? Thị phần khách hàng là gì?

Thị phần hay con gọi là market share là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó đang chiếm lĩnh. Công thức tính thị phần doanh nghiệp:

Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường.

Hoặc:

Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Ngoài ra thị phần tương đối còn được xoay quanh 2 công thức:

Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng doanh số của đối thủ cạnh tranh thu được trong thị trường.

Hoặc

Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Nếu như ví dụ về thị phần tương đối lớn hơn 1, có nghĩa là doanh nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh dẫn đầu thị phần tốt hơn đối thủ. Thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì đối thủ cạnh tranh đang có lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp của bạn. Còn khi thị phần tương đối bằng 1, điều này được hiểu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bằng lợi thế cạnh tranh của đối thủ trên thị trường.

Thị phần thể hiện rõ các sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên toàn thị trường. Để có thể chiếm lĩnh thị phần cao trước các đối thủ của mình, doanh nghiệp, công ty thường thực hiện các chiến lược marketing, kinh doanh cho riêng mình như: chính sách giá phù hợp, tung ra những chương trình khuyến mại, event…. Ngoài ra sau khi chiếm lĩnh thị phần lớn các doanh nghiệp cũng cần có cũng chiến lược bảo vệ thị phần.

Vai trò của thị phần để đo lường hiệu quả hoạt động của mỗi sản phẩm trong doanh nghiệp

Định nghĩa thị trường hiện nay đã có nhiều thay đổi nhưng định nghĩa thị phần là gì hiếm khi được cập nhật và thực tế là nhiều thị trường đang mờ đi do sự đổi mới. Cơ sở cạnh tranh hiện tại là so sánh từng danh mục, phân khúc chứ không phải so sánh về thương hiệu.

Ví dụ về thị phần của doanh nghiệp

 Tăng, mở rộng thị phần là gì? Tốc độ tăng trưởng thị trường là gì? Vai trò của thị phần – Đo lường hiệu quả hoạt động sản phẩm của mỗi doanh nghiệp

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh hay phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Định nghĩa Thị phần khá lạc hậu này tạo ra những phản ứng hại nhiều hơn lợi, so với thị phần tăng trưởng. Thị phần có xu hướng tạo ra một thế giới quan tĩnh, nơi những người có thị phần cao thường quá tự tin, trong khi những doanh nghiệp có thị phần thấp lại dễ tuyệt vọng khi ra quyết định. Còn tỷ lệ tăng trưởng tạo ra sự tò mò bởi nó thể hiện tốc độ phát triển thị phần của doanh nghiệp trong mỗi phân khúc thị trường. Các nhà quản lý, lãnh đạo cấp cao có thể thường xuyên đặt câu hỏi: “Tại sao phân khúc này phát triển quá nhanh và tôi nên làm gì với nó?”

Quan trọng hơn, thị phần tăng trưởng là cơ sở thúc đẩy phân bổ nguồn lực và phần thưởng lớn hơn theo cấp số nhân. Dữ liệu cho thấy rằng các thương hiệu có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn thị phần tồn tại trên tất cả các thương hiệu thuộc mọi quy mô, với vị trí đặc biệt dành cho thương hiệu từ 100 triệu đô la đến doanh thu 1 tỷ đô la. Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa được tạo ra như thế nào nếu tiếp tục đổ thêm nhiên liệu cho chiếc xe đang tăng tốc này?

Áp dụng mô hình BCG để xác định thị phần tăng trưởng

Như vậy xác định và tăng thị phần bằng cách nào? Để đánh giá đúng thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp, các nhà quản lý chiến lược thường sử dụng Ma trận Boston được chia làm 4 ô như hình: ô Dấu hỏi, ô Ngôi sao, ô Bò sữa và ô Chó mực trên hệ trục toạ độ với trục tung là sự Tăng trưởng doanh số, sản lượng và trục hoành là Thị phần.

Ví dụ về thị phần của doanh nghiệp

Chỉ số Thị phần là gì? Cách xác định thị phần của doanh nghiệp là gì – Ứng dụng ma trận BCG để tìm thị phần tăng trưởng. Nguồn: Internet

Nhóm Ngôi sao là nhóm cần đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách tập trung nguồn lực marketing tối đa để đảm bảo nhóm sản phẩm này tăng tốc hòng chiếm lĩnh thị phần nhanh nhất và mang lại doanh số bán càng cao càng tốt. Bởi đây là nhóm sản phẩm đang được thị trường chào đón tích cực, nếu không tập trung đẩy mạnh thì sẽ bỏ lỡ thời cơ, nhường sân cho đối thủ.

Nhóm Bò sữa là nhóm sản phẩm khó có thể tăng trưởng thêm, nhưng thị phần vẫn còn và vẫn mang lại nguồn doanh thu đáng kể, do vậy ta chỉ cần cung cấp nguồn lực vừa phải để duy trì và hạn chế việc giảm thị phần.

Nhóm Chó mực là nhóm không mang lại lợi ích cho công ty nữa, do vậy không nên tiếp tục đầu tư tiền bạc và nguồn lực vào marketing vô ích, hãy loại bỏ nhóm sản phẩm này ra càng sớm càng tốt để tránh phí tổn không cần thiết (tồn kho, bảo quản, quản lý, kiểm kê, đối soát,…)

Nhóm Dấu hỏi là nhóm sản phẩm mới, cần đẩy marketing thử trong thời gian ngắn, tích cực theo dõi thị trường và phân tích xem sản phẩm có phản ứng tốt từ khách hàng hay không, kênh marketing nào hiệu quả thì mới có cơ sở cho sản phẩm đó vào nhóm Ngôi sao để được đẩy mạnh marketing, sản phẩm nào không bán được mặc dù đã thử các phương cách marketing khác nhau thì cho vào nhóm Chó mực để loại bỏ.

>>> Đọc thêm: Thị trường mục tiêu là gì?

Như vậy trên đây là những chia sẻ về khái niệm tổng quan thị phần là gì? cũng như những vai trò của thị phần, cách xác định thị phần của sản phẩm trên thị trường trong doanh nghiệp. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với bạn đọc.

Thao Nguyen – MarketingAI

Mục lục bài viết

  • 1. Thị phần là gì?
  • 2. Vai trò của thị phần đối với doanh nghiệp
  • 3. Cách gia tăng thị phần cho doanh nghiệp
  • 4. Khái quát về thị trường
  • 5. Chức năng của thị trường
  • 6. Yếu tố phân biệt thị trường

1. Thị phần là gì?

Thị phần tên tiếng Anh là Market Share, đây chính là phần trăm tiêu thụ sản phẩm nhất định mà mỗi một doanh nghiệp đang chiếm lĩnh ở trên thị trường nhất định. Nó thể hiện qua doanh số sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ doanh nghiệp so với tổng lượng doanh số đã tiêu thụ ở trên toàn thị trường.

Nói chung ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào thì doanh nghiệp cũng đều muốn sở hữu thị phần càng nhiều càng tốt. Khi thị phần càng nhiều thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang chiếm ưu thế lớn trên thị trường, kinh doanh đi đúng hướng, phát triển tích cực. Tuy nhiên muốn đạt được điều này trước đối thủ thì doanh nghiệp cần đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất như chính sách giá, khuyến mãi, chương trình ưu đãi,…

2. Vai trò của thị phần đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn sẽ có điều kiện mở rộng được thị trường tiêu thụ dịch vụ/sản phẩm, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Thị phần trên thị trường tăng có thể cho phép doanh nghiệp đạt được quy mô hoạt động rộng lớn hơn, đồng thời giúp cải thiện khả năng sinh lời. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa thị phần thấp là hoàn toàn tiêu cực.

Đôi khi, những doanh nghiệp mới vào thị trường, doanh nghiệp nhỏ sẽ bị áp đảo về thị phần bởi các đối thủ cạnh tranh độc quyền. Chẳng hạn Facebook có sự áp đảo hoàn toàn đối với các kênh mạng xã hội của doanh nghiệp Việt nhưGapo, Biztime, Lotus. Điều này hoàn toàn dễ hiểu và không có nghĩa doanh nghiệp không có cơ hội phát triển.

Trong trường hợp thị phần trên thị trường ở mức thấp, doanh nghiệp nên xem đây là một cơ hội để xác định được đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, nhà quản lý có thể đánh giá lại những ưu điểm, hạn chế trong chiến lược cạnh tranh. Qua đó có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp đặc điểm của thị trường mà doanh nghiệp đang hướng đến.

Thị phần là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do vậy việc xác định thị phần sẽ đóng 03 vai trò trọng điểm như sau:

Xác định được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Một khi mà xác định được chính xác thị phần doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường thì có thể nhận biết được năng lực, vị thế và khả năng cạnh tranh với đối thủ. Qua đó có cách triển khai chiến dịch phát triển, chiến lược marketing giúp kinh doanh đi lên. Đồng thời có kế hoạch xây dựng chiến lược cần thiết nhằm bảo vệ thị phận vững chắc và lâu dài.

Xác định tốc độ phát triển cho doanh nghiệp

Lượng thị phần chiếm lĩnh trên thị trường còn phản ảnh tốc độ phát triển doanh nghiệp. Nếu thị phần nhiều, chứng tỏ doanh nghiệp có kinh doanh hiệu quả. Nhưng mà chỉ số Market Share ít sẽ cho biết tốc độ phát triển chậm, từ đó doanh nghiệp phải nhanh chóng xây dựng các chiến lược quảng bá, marketing phù hợp để thúc đẩy theo hướng đi lên.

Là cơ sở tạo động lực phát triển, xây dựng nguồn nhân lực phù hợp

Ngay khi nắm bắt thị phần là gì, thị phần chiếm lĩnh trên thị trường là bao nhiêu thì doanh nghiệp có cơ sở vững chắc để tạo động lực phát triển hay bổ sung kịp thời nguồn nhân lực cần thiết nếu thiếu. Khi mà thị phần vẫn thấp, doanh nghiệp nên nhanh chóng xây dựng thêm nguồn nhân lực để cải cách và thực hiện nhiều chiến lược gia tăng thị trường.

Trường hợp thị phần đã cao và tốc độ phát triển tốt thì việc xác định thị phần còn tạo động lực để doanh nghiệp phát triển hơn, dễ dàng phát huy ưu thế đang có.

3. Cách gia tăng thị phần cho doanh nghiệp

Để gia tăng thị phần một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể thực hiện theo 3 cách phổ biến sau đây.

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Ngày nay, doanh nghiệp nào có thể cung cấp đượcdịch vụ khách hàngtốt, nâng cao trải nghiệm khách hàng khi mua sắm sẽ có thể nắm trong thành thị phần lớn trên thị trường. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng từ đó khi có sản phẩm mới, nhóm khách hàng này sẽ là người đầu tiên quay lại mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Xây dựng chính sách giá cạnh tranh

Để gia tăng thị phần, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng và triển khai chính sách giá cạnh tranh nhằm mục đích thu hút thật nhiều khách hàng đến mua sắm từ đó gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả. Để có để đưa ra được chính sách giá phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố nhưthị trường mục tiêu, chi phí sản xuất, thương hiệu, đối thủ hay chất lượng sản phẩm.

Mua từ đối thủ

Mua lại thị phần từ đối thủ là phương pháp gia tăng thị phần nhanh nhất hiện nay khi trực tiếp có được lượng khách hàng hiện tại từ công ty đối thủ đồng thời cũng làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường từ đó thị phần của doanh nghiệp sẽ được phát triển và đảm bảo. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng hình thức này đó chính là đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chi phí lớn cũng như có sự tính toán hợp lý, phù hợp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về khái niệm thị phần là gì, vai trò và cách xác định, gia tăng thị phần cho doanh nghiệp hiệu quả. Việc xác định và nâng cao thị phần là vô cùng quan trọng vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp cần có phương án triển khai tốt ưu.

- Chủ doanh nghiệp có thể tiếp cận, phát triển phân khúc thị trường mới để có cơ hội gia tăng thị phần. Tuy nhiên, bạn cần nghiên cứu thị trường mới một cách kỹ lưỡng và có chiến lược kinh doanh, marketing tốt nhất, phù hợp nhất cho dịch vụ/sản phẩm.

- Một điều cực kỳ quan trọng mà doanh nghiệp cần làm để phát triển thị phần là cải thiện/đổi mới dịch vụ/sản phẩm của mình. Cách này giúp doanh nghiệp chiếm được thêm nhiều thiện cảm từ người dùng, từ đó tăng doanh thu và mở rộng thị phần. Tuy nhiên, đây là giải pháp khá tốn chi phí và tiềm ẩn không ít các rủi ro. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, phân tích thị trường để hạn chế thấp nhất các rủi ro.

- Một giải pháp khác doanh nghiệp có thể áp dụng là nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Điều này sẽ giúp khách hàng có cảm nhận tích cực, thậm chí giới thiệu doanh nghiệp cho bạn bè, người thân,… Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể ngăn chặn nguy cơ khách hàng hiện tại của doanh nghiệp chuyển sang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.

- Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên đa dạng các hình thức tiếp thị, lựa chọn đa dạng thêm các kênh phân phối để tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng hơn.

- Một doanh nghiệp cũng có thể tăng thị phần bằng cách mua lại đối thủ cạnh tranh. Lúc này, doanh nghiệp bạn sẽ có thêm khách hàng hiện tại của doanh nghiệp mới được thu mua, giảm được đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

4. Khái quát về thị trường

Thị trường, trongkinh tế họcvàkinh doanh, là nơi người mua và người bán (hay người cónhu cầuvà ngườicung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau để trao đổi, mua bánhàng hóavàdịch vụ.

Thị trườnglà nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bêncungvàcầuvề một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất,Thị trườnglà tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.

Theo marketing, thị trường bao gồm tất cả khách hànghiện có và tiềm năngcó cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.

Thị trườnglà một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi.

Thị trườnglà nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trườnggạo, thị trườngcà phê, thị trườngchứng khoán, thị trườngvốn, v.v... Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung.

Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệcạnh tranhvới nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại:thị trường hàng hóa - dịch vụ(còn gọi là thị trường sản lượng),thị trường lao động, vàthị trường tiền tệ.

5. Chức năng của thị trường

Ấn định giá cảđảm bảo sao cho số lượng hàng mà những người muốn mua bằng số lượng hàng của những người muốn bán. Không thể xem xét giá cả và số lượng một cách tách biệt được.Giá cả thị trường chi phối xã hội trong việc chọnmua cái gì,mua như thế nàomua cho ai.

  • Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được hay không, bán với giá thế nào.
  • Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa
  • Kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

6. Yếu tố phân biệt thị trường

  • Tính đồng nhất hay sự giống nhau của sản phẩmlà mức độ mà một đơn vị sản phẩm giống với một đơn vị sản phẩm khác được đem ra mua bán. Có những cấp độ theo đó các sản phẩm đưa ra giao dịch giống nhau. Thực tiễn trắc nghiệm cho thấy, sản phẩm có tính đồng nhất hay không là việc sản phẩm này hoàn toàn có thể thay thế cho sản phẩm kia, việc thay thế sản phầm này bằng sản phầm kia mang tính đồng nhất sẽ không làm thay đổi giá trị thị trường.
  • Chi phí vận chuyểngiữ vai trò quan trọng. Sản phẩm càng có giá trị so với chi phí vận chuyển sản phẩm, thị trường càng rộng lớn và ngược lại chi phí vận chuyển càng lớn so với giá trị hàng hóa thì thị trường càng hẹp. Ví dụ thị trường gạch ngói là một thị trường địa phương; Mặt khác, thị trường vàng thỏi là thị trường toàn cầu.
  • Chi phí thông tin liên lạccũng giới hạn phạm vi của thị trường. Đối với người nội trợ đi chợ, thường thì chẳng đáng bỏ công ra đi tìm ra đúng chỗ bán mớ rau rẻ nhất. Nhưng đối với một số mặt hàng, các chi phí thông tin liên lạc cực cao. Thị trường bất động sản là một điển hình. Muốn biết rõ có bao nhiêu ngôi nhà định bán, ta sẽ phải dành rất nhiều thời gian tìm hiểu và tốn kém chi phí; do đó, sẵn sàng chi tiền hoa hồng hay tiền "cò" cho người trung gian giúp để có được một ngôi nhà ưng ý.