Ví dụ giả định, quy định, chế tài

Giả định là gì? Giả định là một thuật ngữ không còn quá xa lạ với mọi người. Giả định được sử dụng nhiều trong các hoạt động nghiên cứu, thực hành và trong pháp luật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin chi tiết về giả định là gì dưới khía cạnh pháp lý. Mời các bạn cùng theo dõi.

Ví dụ giả định, quy định, chế tài
Giả định là gì

Giả định (Assumption) được hiểu là một yếu tố trong quy trình lập kế hoạch được coi là đúng, thực hoặc chắc chắn, nhưng không có bằng chứng hoặc chứng minh.

Xét dưới góc độ luật học, giả định là một trong ba bộ phận cấu thành nên quy phạm pháp luật (bên cạnh quy định và chế tài). Căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì “Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”.

Theo đó, giả định là một phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những tình huống [hoàn cảnh, điều kiện] có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể [tổ chức, cá nhân] nhất định, nói cách khác giả định nêu lên phạm vi tác động của quy phạm pháp luật đối với cá nhân hay tổ chức nào; trong những hoàn cảnh và điều kiện như thế nào.

Một cách đơn giản hơn thì giả định là bộ phân quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.

Ví dụ:

Tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội Cướp tài sản như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”.

Phần giả định là Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội tổ chức tảo hôn: “Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”.

Phần giả định: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Ý nghĩa của bộ phận giả định được thể hiện như sau:

  • Phần giả định giúp cho mọi người biết quy phạm đó điều chỉnh quan hệ xã hội nào, ai và khi nào, trong điều kiện và hoàn cảnh nào thì cần phải xử sự theo quy phạm đó.
  • Giả định cũng giữ vai trò giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết là khi nào thì họ cần phải áp dụng các biện pháp tác động của nhà nước được quy định trong quy phạm, áp dụng đối với ai, đối tượng nào và điều kiện để áp dụng các biện pháp đó là gì.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu giả định là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Cơ cấu của quy phạm pháp luật là cấu trúc bên trong, là các bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài.

>>> Xem thêm:

1.Giả định

Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó.

Trong giả định của quy phạm pháp luật cũng nêu lên chủ thể nào ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó.

Ví dụ: “1. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.” (khoản 1, Điều 127 Bộ luật Hình sự năm 2015), bộ phận giả định của quy phạm là: “nNgười nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép”.

Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào?

2. Quy định

Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện.

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

Ví dụ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” (Điều 25 Hiến pháp năm 2013), bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” (được làm gì).

3. Chế tài

Là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Các biện pháp tác động nêu ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật có thể sẽ được áp dụng với tổ chức hay cá nhân nào vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

Ví dụ: “1. Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.” (khoản 1, Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015) bộ phận chế tài của quy phạm là “thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế nào nếu vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật, hoặc được hưởng gì nếu thực hiện tốt các quy định của pháp luật.

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm, cách hiểu về chế tài
  • 2. Nguồn gốc và ý nghĩa của từ chế tài ?
  • 3. Chế tài được áp dụng khi nào ?
  • 4. Một số loại chế tài thường gặp ?
  • 5. Cho ví dụ về các loại chế tài cụ thể ?

1. Khái niệm, cách hiểu về chế tài

Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật.

Chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lí khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự... Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ, căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan (có ý nghĩa đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng chế tài). Chế tài gồm có các hình thức: chế tài trừng trị (trong lĩnh vực hình sự), chế tài khôi phục trạng thái pháp lí ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự), chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm (trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự) và chế tài vô hiệu hoá.

Chế tài là bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật và có tác dụng phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh... trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể.

Căn cứ vào tính chất của các nhóm quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, chế tài được phân chia thành nhiều loại: chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự...

Như vậy, khái niệm chế tài là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng. Đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự. Đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa của từ chế tài ?

Ngày nay, chúng ta thường hay nhắc đến chế tài hình sự, chế tài dân sự, "cần có chế tài xử lý hành vi" nào đó, … Vậy CHẾ TÀI là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào và được sử dụng trong các trường hợp nào ? Bài viết này sẽ phân tích từ chế tài dưới góc độ lịch sử ngôn ngữ, nhằm giúp bạn đọc hiểu hơn về ý nghĩa và các trường hợp sử dụng thuật ngữ "chế tài".

Về mặt lý luận, theo quan điểm của các luật gia thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, chế tài là một bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Trong đó, quy phạm pháp luật bao gồm phần giả định (hypothesis), quy định (disposition) và chế tài (sanction). Chế tài trong tiếng Nga được viết là Санкция (phiên âm Sanktsiya – cùng gốc với từ sanction trong tiếng Anh), từ này có nghĩa đen là sự trừng phạt. Như vậy có thể hiểu chế tài ở đây chính là sự trừng phạt của pháp luật đối với hành vi vi phạm.

Từ sanction gốc Latin là SANCTIO, từ động từ sancrire, nghĩa là "thiết lập một luật lệ". Chính vì thế, từ sanction có nghĩa cổ là một luật hoặc sắc lệnh, chủ yếu được sử dụng trong hệ thống luật của nhà thờ, chỉ sắc lệnh của giáo hội. Từ tầng nghĩa cổ này, Санкция trong tiếng Nga hay "sanction" trong tiếng Anh và tiếng Pháp hiện nay đồng thời cũng mang nghĩa là sự phê chuẩn, chuẩn y một đạo luật.

Sanction có nghĩa phổ biến là "sự trừng phạt, hình phạt", từ đây, nhiều tầng nghĩa phái sinh và được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh pháp lý khác nhau như : chỉ hậu quả tất yếu của một hành vi, xử phạt vi phạm hành chính (Pháp), hay hậu quả pháp lý của việc không tuân theo quy định pháp luật…Trong công pháp quốc tế, từ này chỉ những "biện pháp trừng phạt" mà một quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế áp dụng lên một quốc gia khác. Nói tóm lại, trong ngữ cảnh pháp lý, thuật ngữ “sanction” có nội hàm chỉ hậu quả mà hành vi vi phạm dẫn đến, thường là biện pháp xử lý nào đó hoặc hình phạt áp dụng.

Tuy nhiên vì sao khi diễn dịch khái niệm này sang tiếng Việt, từ "chế tài" lại được sử dụng mà không phải là "hình phạt" hay "sự trừng phạt" ?

Chế tài là một từ hán việt với cách viết hán tự là 制裁. Trong đó, chữ chế (制) nghĩa là phép gì đã đặt nhất định rồi và phải tuân theo (như pháp chế), làm ra (như chế tạo), ngoài ra còn có một nghĩa cổ liên quan đó là lời của vua nói (như chế thư, chế sách).

Chữ tài (裁) lại mang rất nhiều nghĩa khác nhau như cắt may, giảm bớt, xét định, quyết đoán… 2 chữ này khi ghép lại có một nghĩa đen là sửa đổi cắt xén cho đúng kích thước. Theo quan điểm của tác giả, nghĩa đen này giống như mục đích của sự trừng phạt – đó là xử lý và ngăn ngừa các hành vi vi phạm nhằm giữ đúng khuôn khổ và trật tự mà pháp luật đặt ra. Các biện pháp xử lý hành vi vi phạm được cân nhắc, đong đếm và đưa vào quy định cụ thể, tạo nên khuôn phép trong ứng xử cho người dân.

Theo chúng tôi, đây là một điểm thú vị của ngôn ngữ, tính đa nghĩa của hán tự giúp các từ ngữ có một nội hàm rộng và bao quát được vấn đề hơn, đồng thời cũng diễn tả được ý nghĩa của khái niệm. Bởi nếu sử dụng "hình phạt" hay "sự trừng phạt", rõ ràng vẫn chưa thể diễn tả hết được nội hàm khái niệm "sanction" như đã phân tích ở trên.

3. Chế tài được áp dụng khi nào ?

Mặc dù là công cụ cần thiết để đảm bảo các chủ thể trong mỗi tình huống cần tuân theo những quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc áp dụng các chế tài cũng cần căn cứ từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào nhưng đặc điểm của lợi ích và pháp luật cần bảo vệ.

Chế tài gồm có các hình thức:

+ Chế tài trừng trị ( trong lĩnh vực hình sự)

+ Chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (trong lĩnh vực hành chính, dân sự)

+ Chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm ( trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, dân sự)

+ Chế tài vô hiệu hóa.

Những hình thức này được căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp. Mức độ thiệt hại và những vấn đề khác khi có liên quan đối với việc tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng chế tài

Chế tài là bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật. Nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Và có tác dụng phòng ngừa giáo dục để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, Quốc phòng, An ninh …. Trong từng giai đoạn cụ thể.

4. Một số loại chế tài thường gặp ?

+ Chế tài hành chính: Là những hậu quả pháp lý khi chủ thể vi phạm những quy định trong pháp luật về hành chính. Bộ phận của quy phạm pháp luật hành chính (giả định, quy định, chế tài). Xác định biện pháp xử lý của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức. Có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Chế tài hình s: Là những hậu quả về pháp lý khi chủ thể vi phạm những điều được quy định trong luật hình sự. Chế tài hình sự là bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật hình sự. Xác định loại và giới hạn mức độ hình phạt có thể áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự đó. Chế tài được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội.

+ Chế tài dân sự: Hậu quả pháp lý bất lợi ngoài mong muốn được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm trong quan hệ dân sự khi họ thực hiện. Thực hiện không đúng các nghĩa vụ dân sự. Chế tài dân sự thường liên quan đến tài sản (buộc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận…).

Hoặc có thể là những biện pháp chế tài khác (buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai…).

+ Chế tài thương mại: Chế tài thương mại là hậu quả được áp dụng cho bên vi phạm. Khi có những hành vi vi phạm xảy ra trong giao kết, thực hiện hợp đồng thương mại. Chế tài này còn được gọi là chế tài hợp đồng. Khi một bên chủ thể vi phạm các quy định về thương mại được quy định trong Luật Thương mại 2005 và các quy định khác có liên quan. Sẽ bị áp dụng các chế tài được quy định tại Điều 292, Luật thương mại 2005.

5. Cho ví dụ về các loại chế tài cụ thể ?

Ví dụ số 1:

Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. (Điều 65 Hiến pháp 2013).

Phân tích dưới góc độ cấu thành quy phạm pháp luật gồm 3 phần: Giả định, quy định và chế tài thì:

>> Giả định: “Lực lượng vũ trang nhân dân” Phần giả định trong trường hợp này nêu lên quan hệ xã hội mà quy phạm này điều chỉnh, xác định rõ đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là lực lượng vũ trang nhân dân.

>> Quy định: “tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Phần quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.

>> Chế tài: không có.

Ví dụ số 2:

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015).

>> Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép” Giả định trong trường hợp này đã nêu lên tình huống, hoàn cảnh chịu sự điều chỉnh của quy phạm này đó là khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa.

>> Quy định: “quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”. Quy định trong trường hợp này nêu lên cách thức xử sự của đối tượng được nêu ở phần giả định.

>> Chế tài: không có.

Ví dụ số 3:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).

>> Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”. Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

>> Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm. Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

>> Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến chủ thể vi phạm pháp luật.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc áp dụng chế tài, cách hiểu về chế tài Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được luật sư tư vấn và giải đáp quy định pháp luật cụ thể. Trân trọng cảm ơn!