Vai trò trách nhiệm của quốc hội trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là gì

Tội phạm được coi là một hiện tượng xã hội tồn tại song song cùng với sự phát triển của xã hội. Nguyên nhân của hiện tượng này một phần do biến đổi về quan điểm, cách nghĩ, cách ứng xử của con người trong môi trường xã hội mới [cách mạng công nghiệp 4.0], trong đó có tư tưởng thực dụng, hưởng thụ, chạy theo đồng tiền diễn ra ở bộ phận không nhỏ người dân, nhất là tầng lớp thanh niên. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khiến việc vi phạm pháp luật, phạm tội ngày càng diễn biến phức tạp như: công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn những kẽ hở; khoảng cách phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng; tình hình tham nhũng, lãng phí khiến một số người giàu lên nhanh chóng gây nên những bức xúc trong xã hội, tạo ra các vụ khiếu kiện đông người rất phức tạp...

Công an Tỉnh Thái Nguyên đấu tranh điều tra tội phạm [nguồn internet]

Đấu tranh phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm thực hiện Hiến pháp, pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành, tổ chức chính trị - xã hội; đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp, tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân. Để làm được điều này chúng ta cần triển khai đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, huy động sức mạnh của hệ thống chính trị trong phòng, chống tội phạm. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng các cấp trong công tác phòng, chống tội phạm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên về ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm.
Hai là, chú trọng tăng cường, nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa xã hội. Coi trọng phòng ngừa tội phạm từ gia đình, trong gia đình và ở cơ sở. Rà soát, đánh giá ảnh hưởng của các chính sách phát triển và quá trình thực hiện các chính sách phát triển đến tình hình tội phạm và hoạt động phòng, chống tội phạm, đề xuất khắc phục hạn chế những sơ hở, thiếu sót, bất cập. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, nhất là truyền thông giáo dục về đạo đức, lối sống, chính sách, pháp luật nhằm chống suy thoái đạo đức, lối sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tinh thần cảnh giác và trách nhiệm tham gia phòng, chống tội phạm đối với các tổ chức, cá nhân và gia đình. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm và quản lý, giáo dục người phạm tội trong gia đình, ở địa bàn dân cư” gắn với các cuộc vận động nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao một bước hiệu quả hoạt động của các lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức của quần chúng ở cơ sở. Đẩy nhanh quá trình “xã hội hóa” công tác phòng, chống tội phạm, huy động thêm nhiều nguồn lực cho công tác phòng, chống tội phạm.
Ba là, từng bước nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật và các lực lượng chuyên trách. Rà soát, đánh giá thực trạng năng lực của Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp và các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, xây dựng đề án tổng thể khắc phục hạn chế, yếu kém và nâng cao một bước căn bản năng lực các lực lượng này.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm. Trước hết, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Thi hành án hình sự, pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về các biện pháp phòng, chống tội phạm và một số đạo luật có liên quan.
Năm là, chủ động, tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm.Trước hết, ưu tiên hợp tác với các cơ quan an ninh, cảnh sát, nội vụ các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống, các tổ chức và hiệp hội cảnh sát, tư pháp hình sự quốc tế để đấu tranh phòng, chống có hiệu quả tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm sử dụng công nghệ cao. Tranh thủ nguồn lực bên ngoài phục vụ yêu cầu hiện đại hóa, tăng cường năng lực của các lực lượng chuyên trách, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước./.

                                                                         Việt Nga
                                                              Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

 Tags: công tác, thực hiện, sáng tạo, nhà nước, vai trò, bảo vệ, cách mạng, thái nguyên, quan điểm, tư tưởng, đấu tranh, nhiệm vụ, tổ chức, góp phần, lãnh đạo, nhân dân, lĩnh vực, công nghiệp, xã hội, phát triển, tình hình

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tư liệu - Văn kiện

Thống kê website

  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm54
  • Hôm nay13,713
  • Tháng hiện tại334,987
  • Tổng lượt truy cập7,375,272

Từ khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm xây dựng nền tư pháp cách mạng góp phần bảo vệ chế độ dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân.

Trong Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc lần thứ IV vào tháng 2/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của chính quyền góp phần mình thực hiện chế độ pháp trị, giữ vững và bảo vệ quyền lợi của nhân dân, bảo vệ chế độ dân chủ của ta. Đồng thời, ngăn ngừa, trừng trị những kẻ âm mưu, phá hoại chế độ, phá hoại lợi ích của nhân dân”.

Do đó, công tác phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, do các cơ quan bảo vệ pháp luật và lực lượng chuyên trách làm nòng cốt. 

Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Vì vậy, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là một nội dung quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, trong đó ngành Kiểm sát là một trong những cơ quan tư pháp trực tiếp thực hiện nhằm giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

[Viện kiểm sát phối hợp với Ban pháp chế HĐND thị xã tiến hành kiểm sát trực tiếp công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố tại Công an thị xã]

Đối với thị xã Đông Triều, là địa phương có bề dày truyền thống văn hóa lịch sử, có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm duy trì ở mức cao, trung bình đạt 16%/năm; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, tăng dần tỷ trọng  lĩnh vực dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; thu nhập bình quân đạt trên 3.500 USD/người/năm, đời sống nhân dân cải thiện rõ nét.

Tuy nhiên, bên cạnh quá trình đô thị hóa nhanh chóng, kinh tế có nhiều khởi sắc là những tồn tại, hạn chế, bất cập diễn ra khá phức tạp. Đó là, tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng cả về số vụ, quy mô, tính chất, mức độ. Tính chất các vụ án có chiều hướng phức tạp, nghiêm trọng, số lượng bị can đồng phạm trong một vụ án phát sinh nhiều, diễn biến của tội phạm xảy ra ở nhiều nơi, hành vi phạm tội ngày càng tinh vi và nguy hiểm, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của tội phạm sử dụng công nghệ cao

[Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông] 

Đứng trước yêu cầu mới, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu cải cách tư pháp nhất là trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa phương, đòi hỏi sự nỗ lực của cấp ủy, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong đó có sự đóng góp không nhỏ của toàn thể cán bộ, đảng viên, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo yêu cầu“Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”, hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ thị xã Đông Triều lần thứ XXIV, nhiệm vụ của ngành kiểm sát đã đề ra.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong những năm qua, Chi ủy Viện kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều luôn xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của Chi bộ, cơ quan. Từ đó, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện có hiệu quả các chủ trương, kế hoạch phòng, chống tội phạm hàng năm; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phòng, chống tội phạm thuộc lĩnh vực ngành phụ trách đảm bảo không có oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm cũng như tăng cường công tác kiểm sát hoạt động tư pháp phát hiện vi phạm, kịp thời kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục hoặc chấm dứt vi phạm. Phát huy vai trò người đứng đầu cấp ủy, cơ quan trong tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm tại địa phương. Chi bộ, cơ quan xác định. 

[hội nghị giao ban công tác phối hợp trong điều tra, truy tố, xét xử]

Thứ nhất, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo:

- Chi bộ đã triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, bám sát các quy định của ngành về công tác phòng chống tội phạm. Cụ thể:

+ Chỉ thị số 48- CT/TW, ngày 22/10/2010 của Ban Chấp hành Trung ương “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”.

+ Nghị quyết số 37 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án.

+ Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội “Về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm”.

+ Chỉ thị số 46-CT/T W ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị [khoá XI] về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”.

+ Chỉ thị 39-CT/TW ngày 18/8/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.

+ Chỉ thị 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của BCH Trung ương về: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”.

+ Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội “Về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo”.

+ Chương trình hành động số 05–CTr/TƯ, ngày 07 tháng 12 năm 2010 của Tỉnh ủy Quảng Ninh, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

+ Chỉ thị số 01/CT- VKSNDTC ngày 20/12/2017 của Viện trưởng VKSNDTC  về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2018.

+ Kế hoạch số 03/KH-VKS, ngày 09/01/2018 của Viện trưởng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh về công tác của ngành Kiểm sát năm 2018.

+ Kế hoạch công tác hàng năm của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Đông Triều...vv.

Trên cơ sở nội dung Chỉ thị số 48- CT/TW, ngày 22/10/2010 của Ban Chấp hành Trung ương “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”, với quan điểm: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, kết hợp chặt chẽ giữa công tác phòng, chống tội phạm với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Công tác phòng, chống tội phạm phải được thực hiện trong tiến trình cải cách tư pháp, phải tôn trọng quyền dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân và phải lấy chủ động phòng ngừa là chính, kết hợp chặt chẽ với tích cực tấn công trấn áp tội phạm”. Đồng thời, xác định nhiệm vụ trong tình hình mới: “Các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, xác định công tác này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mình; đề ra các Nghị quyết, chương trình để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, kế hoạch phòng, chống tội phạm; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phòng, chống tội phạm. Người đứng đầu cấp ủy đảng và chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm trước hết về tình hình tội phạm và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm ở ngành, địa phương mình”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: Tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định nhiệm vụ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm: “Tăng cường đấu tranh phòng, chống và đẩy lùi tội phạm nhất là tội phạm có hình thức băng nhóm, tội phạm về ma túy, tội phạm công nghệ cao, buôn lậu, mua bán người…”, “ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị [khóa IX], trọng tâm là xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong tỉnh theo luật tổ chức mới ban hành; tạo chuyển biến tích cực, rõ nét trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; tăng cường tranh tụng; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Đề cao trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền”.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã Đông Triều khóa XXIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định nhiệm vụ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm: “Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt chương trình cải cách tư pháp; thực hiện tốt công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đổi mới, nâng cao hoạt động và phối hợp giữa các cơ quan trong khối nội chính với các ngành, đoàn thể và cấp uỷ cơ sở”.

Chỉ thị số 01/CT- VKSTC, ngày 20/12/2017 xác định năm 2018 “Toàn ngành tập trung làm tốt nhiệm vụ chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm, chủ động đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và bảo về chế độ xã hội chủ nghĩa…”.

Kế họach số 03/KH- VKS ngày 09/01/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh xác định “ Đổi mới công tác tổ chức cán bộ; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết án hành chính, dân sự; tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra…”.

Vì vậy, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chi bộ Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều luôn xác định cần thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, phát huy vai trò cấp ủy trong chỉ đạo thực hiện nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành và địa phương trong thực thi công vụ. Thực hiện tốt các Chỉ thị, nghị quyết, cụ thể:

Chi bộ Viện kiểm sát nhân thị xã Đông Triều đã xây dựng Chương trình công tác của chi bộ gắn với nội dung nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường vai trò cấp ủy trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị nhất là trong đấu tranh, phòng chống tội phạm; Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Đông Triều lần thứ XXIV. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm bám sát với nội dung chủ đề của ngành kiểm sát Quảng Ninh là: “Đổi mới công tác tổ chức cán bộ; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết án hành chính, dân sự; tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra”. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, chi bộ Viện kiểm sát nhân thị xã Đông Triều, tiếp tục xác định trọng tâm, đột phá “Tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, trọng tâm là nâng cao chất lượng công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”. Rà soát sửa đổi nhiều quy chế nghiệp vụ như: Quy chế phối hợp toàn diện trong giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, khởi tố điều tra, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự với Công an thị xã Đông Triều; Quy chế phối hợp với Tòa án trong tham dự rút kinh nghiệm phiên tòa; Quy chế trong công tác thi hành án dân sự; Quy chế phối hợp với Ban pháp chế HĐND thị xã về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đối với Công an thị xã Đông Triều; Quy chế dân chủ... đưa ra nhiều biện pháp đổi mới trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành như: Tăng cường phối hợp với Thanh tra, thu thập các kết luận thanh tra để nghiên cứu. Mọi trường hợp gia hạn điều tra, tạm giam phải được đồng chí Viện trưởng đồng ý; Thành lập tổ thẩm tra bản án và các việc khác theo quy định của pháp luật; Đồng chí Viện trưởng có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND các xã, phường trên địa bàn phối hợp xác minh điều kiện thi hành án dân sự. Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo điều hành, công tác tự kiểm tra không để xảy ra oan, hạn chế đến mức thấp nhất sai sót và bỏ lọt tội phạm, nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. 

[Kiểm sát viên THQCT, KSXX vụ án hình sự xét xử lưu động]

Thứ hai, quá trình thực hiện:

Trên cơ sở các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Đảng bộ tỉnh, của Đảng bộ thị xã; các văn bản chỉ đạo của Ngành. Ban chi ủy đã lãnh đạo cơ quan, các bộ phận chuyên môn thực hiện một số giải pháp đồng bộ, làm tốt chức năng, nhiệm vụ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong đó, trọng tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Một là: Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chi ủy, trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, Kiểm sát viên về vị trí, vai trò của công tác kiểm sát trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đồng thời, xác định rõ đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm chống bỏ lọt tội phạm, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.

Hai là: Đối với các quyết định cần đảm bảo đúng quy định của pháp luật, nắm bắt, xử lý các thông tin  về vụ án kịp thời, chính xác. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, phát hiện và có biện pháp khắc phục  kịp thời những thiếu sót của Kiểm sát viên, cán bộ trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Ba là: Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi có phát sinh. Chủ động phối hợp với Ban pháp chế HĐND, Ủy ban MTTQ thị xã và các ngành Nội chính, đặc biệt với Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, UBND cấp xã, phường trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Từ đó bố trí sắp xếp cán bộ, Kiểm sát viên, cơ sở vật chất, phương tiện để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ.

Bốn là: Tăng cường cơ sở vật chất phương tiện, máy móc đảm bảo công tác trực tiếp tiến hành kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đạt hiệu quả.

Với những giải pháp được thống nhất và triển khai thực hiện, công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, đúng định hướng đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay. Những năm qua kết quả thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều đã góp phần đáng kể trong việc kiềm chế tội phạm và các vi phạm pháp luật, qua đó góp một phần vào ổn định đời sống xã hội ở địa phương. Kết quả được đánh giá trên các lĩnh vực:

Thứ nhất: Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: Tăng cường thực hành quyền công tố, Kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, đảm bảo tuân thủ pháp luật, quản lý đầy đủ, chặt chẽ các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, việc tiếp nhận, giải quyết kịp thời, chính xác, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đáp ứng chỉ tiêu mà Nghị quyết 37, 63 đề ra.

Năm 2016 đã thụ  lý 96 tin , giải quyết 86 tin đạt 92,47 % vượt chỉ tiêu 0,47%; Năm 2017 đã  thụ  lý 123 tin, giải quyết 111 tin đạt 91,73 % vượt chỉ tiêu 1,73%; Trong 9 tháng đầu năm 2018 đã thụ lý 90 tin, đã giải quyết 72 tin, đang giải quyết 18 tin.

Thứ hai: Công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự: Tiếp tục tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra. 100% các vụ án khởi tố, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Năm 2016 có tổng số 111 vụ/130 bị can trong đó thụ lý thuộc thẩm quyền 108 vụ/126 bị can, đã giải quyết 96 vụ/119 bị can, đạt: 88,89%, vượt chỉ tiêu 3,89%; Năm 2017 có tổng số 136 vụ/150 bị can trong đó thụ lý thuộc thẩm quyền 132 vụ/145 bị can, đã giải quyết 117 vụ/124 bị can, đạt 88,64%, vượt chỉ tiêu 3,64%; Trong 9 tháng đầu năm 2018 có tổng số 116 vụ/159 bị can trong đó đã giải quyết 96 vụ/ 127 bị can, đang giải quyết: 20 vụ/32 bị can.

Thứ ba: Công tác kiểm sát giải quyết giải quyết các vụ, việc dân sự - hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật: Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật. Đảm bảo các vi phạm của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại... đều được phát hiện kiến nghị, kháng nghị.

Năm 2016 tổng số vụ dân sự 495 vụ, đã giải quyết: 405 vụ đạt 81,82%; án kinh doanh, thương mại, thụ lý 12 vụ đã giải quyết 09 vụ; án lao động 02 đã giải quyết 01 vụ; Năm 2017 tổng số 640 vụ, đã giải quyết 508 vụ đạt 80%; án kinh doanh, thương mại, thụ lý 11vụ đã giải quyết 10 vụ; án lao động 01 vụ đã giải quyết xong; Trong 9 tháng đầu năm 2018 tổng số 610  vụ, đã giải quyết 472 vụ, đang giải quyết 127 vụ; án kinh doanh thương mại thụ lý 12 vụ đã giải quyết 05 vụ, đang giải quyết 07 vụ; án Hành chính thụ lý 04 vụ đã giải quyết 04 vụ.

Thứ tư: Công tác kiểm sát thi hành án dân sự, hành chính: Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; đảm bảo 100% các bản án, quyết định có hiệu lực đều được quyết định và đưa ra thi hành án đúng thời hạn.

Năm 2016 tổng số 1444 việc/55.803.266.000đ, đã giải quyết 858 việc/ 6.770.033.000đ; Năm 2017 tổng số 1232 việc/76.641.052.000đ đã giải quyết 666 việc/11.250.716.000đ; Trong 9 tháng đầu năm thụ lý kiểm sát 1270 việc/ 71.948.219.000đ, đã kết thúc thi hành án 733 việc/9.210.184.000đ, đang giải quyết: 534 việc/62.362.771.000đ.

Thứ năm: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp: Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp. Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.

Năm 2016, tiếp nhận 42 đơn, đã giải quyết 41 đơn; Năm 2017 thụ lý 40 đơn đã giải quyết 40 đơn; Trong 9 tháng đầu năm 2018 đã tiếp nhận: 24 đơn/ 24 việc đã phân loại 24 đơn/24 việc.

Như vậy, quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm của chi bộ đã có tác dụng tích cực trong thực thi công vụ tại Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều. Tăng cường sự đoàn kết, nhất trí, phân rõ trách nhiệm cũng như sự phối hợp chặt chẽ của tập thể cán bộ, đảng viên, Kiểm sát viên nhất là trách nhiệm của Ban chi ủy và người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan. Từ đó, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Kiểm sát ở địa phương.

/c Nguyễn Đức Long Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của UBND cho

tập thể Viện kiểm sát nhân dân thị xã trong phong trào thi đua năm 2017]

Thứ ba, Một số nhận xét, kinh nghiệm và giải pháp.

Về ưu điểm: Chi bộ lãnh đạo cơ quan thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, nhiều khâu công tác đã hoàn thành vượt chỉ tiêu như kiến nghị, kháng nghị trong các khâu tin báo, khiếu tố, giam giữ và thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, dân sự và hôn nhân gia đình, tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt yêu cầu. Không để xảy ra oai sai, bỏ lọt tội phạm trong khởi tố, truy tố, xét xử, giam, giữ, không có án trả hồ sơ điều tra bổ sung do lỗi của Kiểm sát viên, Điều tra viên hoặc quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử. Phát hiện nhiều vi phạm của các bản án để tổng hợp kiến nghị chung, kiến nghị phòng ngừa vi phạm tội phạm liên quan đến các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của nhân dân trên địa bàn. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, Kiểm sát viên của đơn vị thông qua việc mở phòng thư viện pháp luật tạo điều kiện, môi trường nghiên cứu, tìm hiểu và thảo luận các văn bản, tài liệu liên quan nghiệp vụ nhằm duy trì ngày pháp luật vào đầu giờ làm việc hàng ngày.

Về hạn chế: Bên cạnh những kết quả đã đạt đươc, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vẫn còn hạn chế, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của địa phương. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo đôi lúc chưa kiểm tra sâu sát, nắm thông tin còn chậm nên chưa bám sát tiến độ giải quyết vụ án, có vụ còn để kéo dài thời hạn không cần thiết. Công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố và thi hành án dân sự chất lượng đạt chưa cao.

Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

Nguyên nhân khách quan: Do khối lượng công việc ngày càng tăng nhưng biên chế cán bộ, kiểm sát viên không tăng. Các đạo luật mới về tư pháp, đặc biệt là Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự có nhiều thay đổi, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện được ban hành nên cần nhiều thời gian để nghiên cứu vận dụng. Mặt khác, thị xã Đông Triều cũng là địa bàn giáp ranh với nhiều tỉnh, thành phố nên tình hình tội phạm hoạt động khó kiểm soát. Một số văn bản hướng dẫn, áp dụng các tình tiết có lợi đối với người phạm tội chưa rõ ràng gây khó khăn khi giải quyết.

Nguyên nhân chủ quan: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa kiên quyết và bị chi phối nhiều nhiệm vụ khác nên hiệu quả chỉ đạo ở một số vụ án chưa đảm bảo đúng tiến độ. Công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực thường xuyên, chưa chú trọng đến công tác cải cách tư pháp. Việc lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của cấp ủy đối với việc triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết về cải cách tư pháp chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời.

Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án còn một số bất cập chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội; Chưa có cơ chế đảm bảo vai trò, trách nhiệm của Tòa án trong lĩnh vực thi hành án. Chưa phân công đầy đủ thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân trong thực hiện công tác thi hành án, dẫn đến những vướng mắc trong thực tiễn quản lý, tổ chức thi hành án.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ tư pháp chậm đổi mới; tinh thần trách nhiệm của một số đảng viên, cán bộ, Kiểm sát viên chưa cao, còn biểu hiện tư tưởng ngại khó, ngại khổ, hiệu quả công tác thấp. Đội ngũ cán bộ đa số còn trẻ chưa có kinh nghiệm, thiếu về số lượng nên khó khăn cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của ngành đề ra.

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ Viện kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, có thể rút ra một số kinh nghiệm:

Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng mà trực tiếp là Chi ủy, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu là yếu tố tiên quyết đối với chất lượng, hiệu quả thực hiện đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiên nay.

Ngay khi có Nghị quyết của Đảng về Chiến lược cải cách tư pháp, Chỉ thị về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, nội dung Nghị quyết của Đảng bộ các cấp đề ra, Chi ủy Viện kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều đã lãnh đạo các bộ phận trong đơn vị tập trung nghiên cứu và nâng cao chất lượng học tập, quán triệt, đồng thời có kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc; định hướng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận chuyên môn. Nội dung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đấu tranh phòng, chống tội phạm luôn bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm, tình hình và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi ủy hướng tới việc lãnh đạo cơ quan, cán bộ, đảng viên, Kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn nhằm bảo đảm quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án theo nguyên tắc Hiến định, tiến hành đúng pháp luật.

Quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các nội dung liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Nhằm nâng cao hơn nữa năng lực, trách nhiệm  trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, Chi ủy đã tăng cường phổ biến quán triệt và học tập các quy định của pháp luật đến toàn thể cán bộ, đảng viên, Kiểm sát viên của đơn vị về những nội dung liên quan đến thực thi công vụ.

Bên cạnh đó, Chi ủy tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp với các cơ quan trong khối Nội chính, Ban phép chế HĐND thị xã,  Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã, UBND các xã, phường để phổ biến các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống, quyền và nghĩa vụ của công dân nhất là pháp luật về Luật Phòng, chống ma túy, Luật Giao thông đường bộ, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật Hình sự... Làm tốt công tác này sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với pháp chế XHCN cũng như hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngành đề ra.

Căn cứ vào đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật và điều kiện cụ thể hướng dẫn các địa phương đẩy mạnh phổ biến giáo dục pháp luật bằng các hình thức chủ yếu như: Tuyên truyền miệng, thông qua hội nghị tuyên truyền, các lớp tập huấn hoặc lồng ghép, thông qua truyền hình, báo, đài, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở; thông qua tủ sách pháp luật, xét xử lưu động... Trong quá trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các cơ quan, tổ chức khác; Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức đó phát huy vai trò, tham gia tích cực vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và tố giác tội phạm.

Thực tiễn hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm không thể có kết quả nếu thiếu sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng trong đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay. Sự phối hợp đó là một trong những điều kiện quan trọng, bảo đảm cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm của đơn vị đạt hiệu quả.

Chú trọng công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị, địa phương.

Vấn đề chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên gắn với việc thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên: “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm” là nội dung rất quan trọng và cấp bách đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của địa phương và của ngành.

[Đ/c Viện trưởng trao quyết định bổ nhiệm KTV]

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết, tổng kết để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc

Kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường xuyên của toàn Đảng, trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành.

Nhận thức được tầm quan trọng như trên của công tác kiểm tra, giám sát, trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm,  Chi bộ Viện Kiểm sát đã không lơ là, buông lỏng công tác này. Thông qua kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, đột xuất đã thu được những thông tin cần thiết trong điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Từ đó kịp thời có những uốn nắn, bổ sung hoàn chỉnh các quyết định và có những biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát thực tế. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Chi ủy đã nâng cao chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, Kiểm sát viên phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, sáng tạo trong công việc nhằm đạt chất lượng cao.

Tổng kết thực tiễn là một biện pháp cơ bản để thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Thông qua các đợt sơ kết, tổng kết giúp Chi ủy có được sự đánh giá thống nhất, đầy đủ, chính xác thực trạng tình hình, những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời đề ra giải pháp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến cơ bản về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong các giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy, Chi ủy Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều cần phải tăng cường công tác sơ kết, tổng kết để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ của chi bộ, cơ quan. Tuy nhiên, việc tổ chức sơ kết, tổng kết cần phải đảm bảo đúng quy trình, nghiêm túc, có sự chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp để đạt hiệu quả thiết thực.

Trên cơ sở những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của Chi bộ Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều. Hiện nay, cần tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo trực tiếp, toàn diện trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Đáp ứng yêu cầu mới, cần có một số giải pháp cụ thể trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo như sau:

Thứ nhất: Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài, gắn liền với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện những quy định về công vụ, theo đó xác định rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, Kiểm sát viên nhất là nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan nhưng cần có cơ chế kiểm soát quyền lực tránh để xảy ra lạm quyền. Thường xuyên trao đổi thông tin tội phạm và phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm để có đối sách kịp thời, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nắm chắc diễn biến, đánh giá, thống kê chính xác về tình hình tội phạm; tiếp tục hoàn thiện, đổi mới công tác thông tin, thống kê tội phạm kịp thời đúng quy định.

Thứ hai: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; đẩy nhanh tiến độ điều tra, giải quyết án, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra oan, sai; không để lọt tội phạm. Dó đó, cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật nhất là những văn bản mới có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm để điều chỉnh nội dung hoạt động cho phù hợp đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, đạt hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Thứ ba:  Tham mưu với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, phù hợp nhất đối với các hoạt động dễ nảy sinh hành vi vi phạm pháp luật và hành vi phạm tội. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm huy động, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội; chủ động phòng ngừa, kiềm chế và giảm sự gia tăng của các loại tội phạm.

Thứ tư: Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của Viện Kiểm sát nhân dân. Có chế tài nghiêm khắc trong thực hiện nhiệm vụ với các loại tội phạm nguy hiểm, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, làm giảm các loại tội phạm nghiêm trọng.

Thứ năm: Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tư pháp, Ủy ban nhân dân từ thị xã đến cơ sở, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thị xã, các cơ quan trong khối Nội chính. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, vi phạm pháp luật.

Thực hiện chủ trương của Đảng nói chung và nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nói riêng, đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, Chi bộ Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều đã quán triệt vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đến toàn thể cán bộ, đảng viên, Kiểm sát viên. Qua đó, đã để lại những kinh nghiệm hết sức quý báu. Đó là kinh nghiệm về vai trò lãnh đạo mang tính quyết định  của cấp ủy đối với chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm. Kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; kinh nghiệm về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết, tổng kết để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều. Do đó, kết quả  đạt được có nhiều tiến bộ: Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và bổ trợ tư pháp tiếp tục có những chuyển biến rõ nét; đội ngũ cán bộ, Kiểm sát được nâng nên một bước về chuyên môn, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp; công tác xây dựng, tham mưu và tổ chức thi hành pháp luật, quản lý nhà nước bằng pháp luật được tăng cường; công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Kết quả đạt được của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển ổn định, bền vững.

Với những kinh nghiệm nêu trên nếu được nghiên cứu, vận dụng sẽ góp phần quan trọng trong việc khắc phục được những hạn chế, phát huy ưu điểm của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Đông Triều trong thời gian tiếp theo./.

 Hà Anh Bắc

[Viện KSND thị xã Đông Triều]

Video liên quan

Chủ Đề