Mỗi trẻ em một vì sao

Đi ngoài nhiều lần ở trẻ sơ sinh chắc hẳn sẽ khiến không ít bà mẹ lo lắng, sốt sắng. Đó là điều bình thường hay có gì bất thường với “cục cưng” của mình? Nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không? Và nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần là do đâu? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Có nên lo lắng khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần?

Số lần đi ngoài cũng như màu sắc phân của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi từ ngày đầu tiên sau khi sinh cho đến 1 tháng tuổi. Do đó, các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần.

Vào ngày đầu tiên sau khi bé cưng chào đời, phân của bé sẽ có dạng su, không mùi, dính nhớt và có màu xanh đậm của ô liu. “Thành phẩm” này hoàn toàn khác so với những “thành phẩm” sau này của bé. Bởi đây là sản phẩm của những loại thức ăn mà bé con đã được “tiêu thụ” khi còn trong bụng mẹ. Chúng hầu hết là các tiểu bào mô ruột, lông tơ, chất nhầy, nước ối, nước và mật.

Sau sinh một tuần, phân của bé con sẽ bắt đầu thay đổi về màu sắc và cấu trúc phân cũng dẫn ổn định hơn. Màu phân sẽ chuyển từ gam màu xanh sang màu vàng hoặc nâu, có mùi hơi chua, do lúc này thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ.

Số lần đi ngoài của bé con trong giai đoạn này thường từ 6 - 8 lần/ngày. Khi đi ngoài trẻ thường quấy khóc hoặc đỏ mặt,... Đây là những dấu hiệu bình thường của trẻ, dó đó mẹ không phải lo lắng khi bé con có những biểu hiện trên.

Giai đoạn từ 3 - 4 tuần sau sinh, số lần đi ngoài ở trẻ vẫn nhiều, nhưng vẫn có một số trẻ lại giảm tần suất đi ngoài. Tuy nhiên, mẹ không phải lo về việc trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần hoặc giảm tần suất đi ngoài ở giai đoạn này.

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều là tình trạng bình thường thấy ở bé cưng của bạn

Hầu hết tình trạng sức khỏe của trẻ khi thể hiện qua việc đi ngoài sẽ được nhìn thấy ở màu sắc hoặc tính chất của phân. Đặc biệt là khi bé cưng có những biểu hiện khi đi ngoài như mặt đỏ tía, tay chân đạp liên tục,... sẽ khiến không ít mẹ lo lắng rằng trẻ đang bị táo bón. Nếu trẻ bị táo bón phân sẽ vón cục như đá cuội, hoặc lỏng khi bị tiêu chảy. Nếu phân mềm có nghĩa tiêu hóa của bé cưng hoàn toàn bình thường.

2. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần hơn bình thường là do đâu?

Chất lượng sữa phụ thuộc vào lượng và loại thức ăn mà mẹ ăn vào. Vì thế, sau sinh mẹ nên chú ý đến chất lượng bữa ăn của mình, tránh những thức ăn bị nhiễm khuẩn,... Bên cạnh đó, cần vệ sinh sạch sẽ núm vú trước và sau khi cho con bú. Bởi bộ máy tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này chưa hoàn thiện và vô cùng nhạy cảm nên rất dễ bị tác động bởi những thức ăn lạ. Nhất là với trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Với những trẻ được nuôi kèm với sữa công thức, một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ như sữa không được pha đúng tỷ lệ, bình sữa không được rửa sạch hoặc tiệt trùng,...

Ngoài ra còn một số lý do khác khiến việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trở nên lo ngại hơn như trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột hoặc hệ tiêu hóa, do mẹ sử dụng lượng thuốc nhuận tràng nhiều trong giai đoạn cho con bú,...

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

3. Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần kèm một số dấu hiệu lạ mà mẹ nên chú ý

Tình trạng tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn sơ sinh hầu hết đều được thể hiện qua tính chất và màu sắc “sản phẩm đầu ra” của trẻ. Việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu bình thường, tuy nhiên mẹ nên mang bé đến bệnh viện hoặc bác sĩ, nếu bé có một số dấu hiệu kèm theo sau đây:

  • Trẻ đi ngoài liên tục và nhiều lần hơn bình thường.

  • Phân có kèm bọt, nhầy, mùi nặng hơn bình thường.

  • Trẻ sốt, bỏ ăn, kèm tiêu chảy nhiều, mất nước, sụt cân nhanh chóng.

  • Trẻ hay quấy khóc khó chịu do đau vùng bụng.

Việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh là vô cũng khó khăn. Bởi trẻ không thể nói và mẹ chỉ có thể dự đoán tình trạng của trẻ qua việc quan sát những dấu hiệu bất thường của con.

Đi ngoài nhiều lần có thể khiến trẻ mệt mỏi hoặc có sốt đi kèm

4. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần bất thường thì phải làm sao?

Nguyên nhân gây ra những tình trạng đi ngoài bất thường của trẻ hầu hết là do yếu tố bên ngoài. Do đó, mẹ bỉm chỉ cần thay đổi chế chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với bé con, chú ý vệ sinh sạch sẽ núm vú hoặc bình sữa trước và sau khi cho bé bú,...

Với trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần không quá nghiêm trọng, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị cho bé dễ dàng tại nhà. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu và chưa hoàn thiện tuyệt đối, việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ sau này.

Một số phương pháp giúp bé giảm tình trạng đi ngoài nhiều lần một cách bất thường:

Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày

Đi ngoài nhiều khiến trẻ mất nhiều nước, chất điện giải, cũng như dưỡng chất,... do đó việc bổ sung đủ lượng sữa cho bé trong giai đoạn này là rất cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết trẻ lúc này đều mệt mỏi, bỏ bú do đó mẹ cần phải chia thành nhiều cử trong ngày để thể bù đắp đủ lượng dưỡng chất đã bị mất đi.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Cần xem xét lại chế độ cũ, thay đổi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng mới cho cả mẹ và bé là điều cần thiết. Tốt nhất mẹ bỉm nên thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để thiết lập những khẩu phần dinh dưỡng hợp lý nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn

Đi ngoài nhiều lần khiến bé mệt mỏi, mất sức. Do đó bố mẹ nên cho bé ngủ nhiều hơn, tạo không gian yên tĩnh cho bé cũng như không nên đánh thức bé nhiều lần. Một giấc ngủ đủ lâu, sâu và ngon sẽ giúp bé tỉnh táo hơn sau khi thức dậy.

Vệ sinh sạch sẽ cho bé

Hăm tã - một tình trạng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần. Do đó, bố mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ và thay tã thường xuyên sau mỗi lần trẻ đi ngoài. Tốt nhất nên vệ sinh mông bé bằng vải mềm hoặc nước ấm, có thể rửa bằng nước lá trà xanh để hạn chế vi khuẩn bám bên ngoài.

Nguyên nhân thường khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần quá mức bình thường là do chế độ dinh dưỡng của mẹ và thức ăn cho trẻ. Bởi vậy, mẹ bỉm hết sức lưu ý và cẩn trọng trong việc lựa chọn thức ăn mỗi ngày.

Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong việc xây dựng, chọn lựa thức ăn phù hợp cho mẹ bỉm và bé cưng, bạn có thể tham khảo của ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để được tư vấn nhanh nhất, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ miễn phí 24/7.

Chúc bé con của bạn luôn khỏe mạnh!

Trẻ hay bị hắt xì hơi là nỗi lo chung của không ít các bậc phụ huynh. Vậy đây có phải là một dấu hiệu cho thấy bé có các vấn đề bất ổn về sức khỏe? Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục nếu trẻ bị hắt hơi.

Nếu thấy trẻ bị hắt hơi nhiều, cha mẹ không nên quá lo lắng vì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể của trẻ vẫn đang có các phản xạ tốt. Cụ thể, trẻ hắt hơi là một phản xạ do hệ thống thần kinh điều khiển để làm sạch các hạt bụi hay dị vật trong đường thở, giúp khai thông tình trạng tắc nghẽn trên đường hô hấp. Bởi không khí chúng ta hít thở chứa đầy các hạt bụi, hóa chất, vi trùng, chất gây ô nhiễm và nhiều tạp chất khác nên cơ thể phải làm sạch chúng theo một cách tự nhiên là hắt hơi.

Phản xạ hắt hơi giúp đường thở của bé thông thoáng để không khí đi vào - đi ra khỏi mũi một cách tự nhiên. Vì vậy, nếu trẻ nhỏ bị ho và hắt hơi nhưng không bị sốt hoặc kèm theo các triệu chứng khác như thở khò khè, phát ban,... thì cha mẹ không cần lo lắng rằng bé mắc phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó,... Tuy nhiên, nếu trẻ hắt hơi liên tục trong thời gian dài thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng khắc phục kịp thời.

Hắt hơi là hiện tượng phổ biến ở trẻ và có thể do các nguyên nhân sau:

2.1. Bé cần làm sạch đường thở

Với trẻ sơ sinh, trẻ sẽ thở bằng mũi và sau sinh khoảng 3 - 4 tháng thì bé mới biết thở bằng miệng. Do đó, mỗi khi đường thở có dị vật như gỉ mũi, bụi, dịch đờm nhầy,... gây cản trở quá trình hô hấp thì trẻ sẽ hắt hơi thường xuyên để làm sạch đường thở, giúp hô hấp bình thường.

Cách khắc phục: Cha mẹ nên vệ sinh mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé 2 lần/ngày [sáng và tối hoặc sau khi tắm], kết hợp dùng tăm bông loại nhỏ để làm sạch mũi cho bé.

2.2. Lỗ mũi bị tắc khiến trẻ hay bị hắt xì hơi

Lỗ mũi của trẻ thường dễ bị tắc. Với bé đang bú mẹ, khi được cho bú, 1 bên lỗ mũi của trẻ [bên ép vào cơ thể mẹ] có thể bị ép, dễ bị tắc mũi. Điều này khiến trẻ thường bị hắt hơi nhiều ngay sau đó. Một số nguyên nhân khác là trẻ cần làm sạch đường thở do bụi, gỉ mũi,...

Cách khắc phục: Khi cho trẻ bú mẹ nên quan sát, tránh để mặt và mũi bé áp quá sát vào cơ thể mẹ. Nếu nguyên nhân mũi trẻ bị tắc do bụi, gỉ mũi thì cha mẹ áp dụng theo hướng dẫn ở phần trên.

2.3. Lỗ mũi của trẻ bị nhỏ

Trẻ hay bị hắt xì hơi còn do lỗ mũi hẹp hơn so với người lớn. Vì lỗ mũi nhỏ nên các hạt bụi trong không khí dễ bị bám lại trong mũi, khiến bé phải hắt hơi nhiều để tống xuất bụi ra khỏi đường thở.

Cách khắc phục: Cha mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé rồi làm sạch lại bằng tăm bông loại nhỏ. Đồng thời, cha mẹ chú ý nên hạn chế đưa bé đến những khu vực nhiều khói bụi, môi trường bị ô nhiễm,...

Một số trẻ bị hắt hơi do tình trạng lỗ mũi của trẻ bị nhỏ

2.4. Thời tiết quá hanh khô

Đây cũng là một nguyên nhân khiến trẻ hay bị hắt hơi. Vì trẻ còn khá nhỏ nên chất nhầy trong mũi của bé bị khô khá nhanh, đặc biệt là khi thời tiết lạnh, hanh khô hoặc khi bé sinh hoạt trong phòng máy lạnh. Do đó, bé sẽ hắt hơi thường xuyên hơn.

Cách khắc phục: Phụ huynh nên sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng để cân bằng độ ẩm. Ngoài ra, tránh để bé ở trong phòng điều hòa liên tục.

2.5. Không khí bị ô nhiễm

Việc hít phải các chất kích thích như khói nhang, khói thuốc lá, khói dầu nhà bếp, các hạt bụi, lông thú cưng, nước hoa có mùi mạnh,... trong không khí cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay bị hắt xì hơi. Vì trẻ không thể khịt mũi hoặc thở hắt ra như người lớn để loại bỏ những tác nhân này nên bé chỉ có thể hắt hơi liên tục.

Ngoài ra, nhiều trẻ còn bị hắt hơi sau khi nôn trớ. Đó là do sau khi nôn, sữa hoặc thức ăn có thể đi vào đường thở của trẻ, gây kích ứng khiến trẻ bị hắt hơi.

Cách khắc phục: Cha mẹ cần giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm không khí trong nhà, giữ cho không gian sống được thoáng đãng. Bạn nên hạn chế đốt nhang, không để ai hút thuốc trong nhà, hút bụi nhà cửa thường xuyên, mở cửa để không khí lưu thông, lắp đặt máy lọc không khí,... Với nguyên nhân trẻ bị hắt hơi do nôn trớ, cha mẹ không nên cho trẻ nằm ngay sau khi bú hoặc ăn.

2.6. Trẻ sốt hoặc mắc bệnh

Triệu chứng hắt hơi của trẻ cũng là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị cảm lạnh. Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh gồm: Nhiễm trùng đường hô hấp trên, ho, hắt hơi và chảy nước mũi. Do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên bé dễ bị lây cảm lạnh từ các thành viên khác trong gia đình.

Cách khắc phục: Cha mẹ cần đảm bảo rằng bất kỳ ai tiếp xúc với bé đều đã rửa tay đúng cách và sạch sẽ. Những người bị bệnh, cảm, ho cần tránh tiếp xúc với trẻ. Nếu trẻ bị cảm lạnh, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay để tránh tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng hơn.

2.7. Trẻ bị dị ứng

Trẻ hay bị hắt hơi có thể do viêm mũi dị ứng [sốt cỏ khô]. Tình trạng hít phải các hạt vật chất trong không khí khiến cơ thể của một số trẻ nảy sinh phản ứng dị ứng, dẫn tới sốt cỏ khô. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xuất hiện do hít phải lông động vật, khói bụi ô nhiễm, phấn hoa hoặc bị côn trùng cắn,...

Cách khắc phục: Thực tế là cha mẹ không thể hoàn toàn bảo vệ trẻ tránh tuyệt đối các tác nhân gây dị ứng. Vì vậy, khi bé bị hắt hơi liên tục do dị ứng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kê thuốc kháng histamin giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Tình trạng viêm mũi dị ứng có thể khiến trẻ bị hắt hơi

Hiện tượng trẻ bị hắt hơi thường xuyên và liên tục trong một khoảng thời gian ngắn là bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ bị hắt xì hơi nhiều, đi kèm với các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi,... thì cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bé.

Đặc biệt, nếu bé có các triệu chứng dưới đây thì phụ huynh nên đưa bé đi khám ngay:

  • Thở nhanh hoặc thở hổn hển: Dấu hiệu cho thấy trẻ đang khó thở;
  • Hít thở mạnh, mệt mỏi khi thở: Dấu hiệu trẻ bị khó thở;
  • Trẻ ăn ít hơn trước, mệt mỏi, uể oải,...;
  • Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, người lừ đừ,...

Trẻ hay bị hắt xì hơi có thể là phản xạ bình thường của cơ thể hoặc là dấu hiệu cho thấy bé đang mắc phải một số bệnh ở đường hô hấp. Vì thế, cha mẹ cần chú ý tới các triệu chứng của trẻ để kịp thời đưa bé đi khám bác sĩ, giúp chẩn đoán và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe. Hiện nay, Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn để thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải. Vinmec mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao bởi:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề