Tác giả đã khắc họa vẻ đẹp của dế Mèn như thế nào

Câu hỏi: Biện pháp tu từ trong bài Bài học đường đời đầu tiên

Trả lời:

Biện pháp tu từ trong bài Bài học đường đời đầu tiên là so sánh, nhân hoá, liệt kê

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên và các biện pháp tu từ nhé!

1. Tìm hiểu chung đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên

a. Tác giả

- Tên thật là Nguyễn Sen

- Năm sinh: 1920

- Quê ngoại: Làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, Hà Đông. Nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội.

- Là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước Cách mạng tháng 8 - 1945 qua nhiều tác phẩm cho thiếu nhi.

b. Tác phẩm

- Xuất xứ: Văn bản trích từ chương I của truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" xuất bản lần đầu năm 1941.

- Truyện 10 chương, thuộc thể loại Tiểu thuyết đồng thoại.

2. Tóm tắt đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên

Chàng thanh niên Dế Mèn cường tráng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, hay xem thường và bắt nạt mọi người. Một lần, Mèn bày trò trêu chọc Cốc để khoe khoang trước anh hàng xóm Dế Choắt, dẫn đến cái chết thảm thương của người bạn xấu số ấy. Cái chết của Choắt làm Mèn vô cùng hối hận, ăn năn về thói hung hăng bậy bạ của mình. Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, lời kể chính là nhân vật Dế Mèn.

3. Diễn tả lại tâm trạng Dế Mèn theo lời của Dế Mèn trong phần cuối đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!

Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngủ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.

Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.

Lúc này, tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!

4. Phân tích đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên

Một trong tác phẩm vô cùng hấp dẫn dành cho thiếu nhi là “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. Truyện kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé. Chương mở đầu của truyện - “Bài học đường đời đầu tiên” đã khắc họa vẻ đẹp ngoại hình, tính cách của Dế Mèn cũng như bài học đầu tiên của chàng dế.

Mở đầu đoạn trích, Tô Hoài đã miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn với một đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Cả người của chú “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Không chỉ vậy, nó còn có một cái đầu “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Còn hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”.

Tô Hoài đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ kết để khắc họa Dế Mèn hiện lên như một chàng trai trẻ đầy sức sống, vừa tự tin vừa tự hào về bản thân mình. Hành động của Dế Mèn được Tô Hoài miêu tả để khắc họa được tính cách của dế. Với những cái móng vuốt nhọn hoắt của mình, khi muốn thử sự lợi hại của chúng, chú lại “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”. Thậm chí, Dế Mèn còn tự nói về mình: “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”, “thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái”. Các tính từ như “mẫm bóng”, “nhọn hoắt”, “hủn hoẳn”, “dài bóng mỡ”, “ngoàm ngoạp” dùng để miêu tả hình dáng, hành động của Dế Mèn.

Tiếp đến, đằng sau cái dáng vẻ ưa nhìn, khỏe khoắn còn là cái vẻ kiêu căng, tự phụ đến mức nó tự nghĩ mình “có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Một Dế Mèn kiêu căng đã phải trả giá. Trước hết, câu chuyện bắt đầu từ thái độ coi thường của Dế Mèn đối với Dế Choắt. Thấy người bạn hàng xóm của mình trông gầy gò và ốm yếu. Dế Mèn không những không đồng cảm, mà còn chế giễu người bạn hàng xóm. Rồi khi nghe Dế Choắt nhờ vả mình, cậu ta “hếch răng lên, xì hơi một cái rõ dài đầy ngông nghênh và không coi ai ra gì”. Không những vậy, Dế Mèn còn quắc mắt, mắng Dế Choắt, thể hiện rất rõ giọng điệu khinh rẻ, nhạo báng Dế Choắt: “Chú mày sinh sống quá cẩu thả”, “chú mày có lớn mà chẳng có khôn”, “chú mày hôi như cú mèo”, “im cái điệu khóc mưa dầm sùi sụt ấy đi”, “giương mắt lên mà xem tao trêu con mụ Cốc đây này”...

Cái dáng vẻ yếu đuối, gầy gò của Dế Choắt khiến Mèn cảm thấy chán ghét. Chỉ đến khi hành động dại dột của nó đã dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt, Dế Mèn mới nhận ra sai lầm. Dế Choắt đã ngông cuồng trêu tức chị Cốc một phần là bởi cái tính ngỗ nghịch của mình nhưng mặt khác còn là để chứng minh cho Dế Choắt thấy mình chẳng hề nể sợ ai: “Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!”. Nhưng khi chị Cốc nổi giận, Dế Mèn lại chỉ biết trốn tránh trách nhiệm. Rồi chị Cốc đã vô tình nhìn thấy Choắt đang loay hoay ở cửa hang. Chị Cốc liền tiến đến hỏi tội nó. Choắt bị oan, không dám cãi, chỉ van xin rồi trốn vào hang. Nhưng cái mỏ của chị Cốc cứ thế giáng xuống thân hình gầy gò của Dế Choắt, còn Dế Mèn thì vẫn cứ nằm im thin thít. Bao nhiêu sự kiêu căng, ngạo mạn lúc đầu đã thay bằng sự hèn nhát, sợ sệt. Khi chị đi rồi Dế Mèn mới dám ra ngoài. Nó nhìn thấy bạn của mình không thể dậy được nữa cùng với những lời trăng trối, Dế Mèn đã vô cùng đau khổ, ân hận. Nó nhận ra những sai lầm của mình cùng tính ngông nghênh, ngạo mạn của bản thân. Cái chết của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên vô cùng đắt giá của nó.

Như vậy, “Bài học đường đời đầu tiên” là một đoạn trích hấp dẫn trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” thể hiện được tài năng miêu tả nhân vật của nhà văn Tô Hoài.

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Bài học đường đời đầu tiên. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm nào chưa đúng về nhà văn Tô Hoài?

  • A. Tô Hoài sinh năm 1920,
  • C. Ông viết văn từ trước cách mạng tháng Tám – 1945
  • D. Là nhà văn hiện đại Việt Nam, có nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Câu 2: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Đất rừng phương Nam.
  • C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
  • D. Những năm tháng cuộc đời.

Câu 3: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?

  • B. Chương III
  • C. Chương VI

Câu 4: Chi tiết nào sau đây không thể hiện sự trịch thượng, ích kỉ và khinh thường Dế Choắt

  • A. Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng bằng tuổi
  • B. Sang chơi nhà Dế Choắt thì hết sức chê bai nhà Dế Choắt
  • C. Khi Dế Choắt xin đào giúp một ngách sang nhà thì Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng.

Câu 5: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

  • A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.
  • B. Dế Mèn và chị Cốc.
  • D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 6: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

  • A.   Buồn rầu và sợ hãi
  • C.   Than thở và buồn phiền
  • D.   Nghĩ ngợi và xúc động

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là

  • A. Tự sự
  • B. Biểu cảm
  • D.  Nghị luận

Câu 8: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 9: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

  • A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.
  • C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.
  • D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 10: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

  • A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.
  • B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,
  • D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người. 

Câu 11: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì?

  • A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.
  • B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.
  • D. Cần đối xử với mọi người thân thiện, hòa nhã, tránh thái độ xem thường người khác.

Câu 12: Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn những gì?

  • B. Ở đời không nên xem thường người khác, cần tôn trọng người khác như chính bản thân mình.
  • C. Cần phải báo thù cho Choắt.
  • D. Không nên trên ghẹo người khác.

Câu 13: Bài học rút ra từ đoạn trích là gì?

  • A. Sống ở đời phải khiêm tốn, biết nhường nhịn và cảm thông với người khác. 
  • B. Không được kiêu căng, tự phụ để rồi không chỉ hại mình mà còn gây vạ cho người khác.
  • C. Cần phải sống đoàn kết, thân ái với mọi người xung quanh.

Câu 14: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

  • A. Truyện kể theo ngôi thứ nhất hấp dẫn.
  • B. Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động,  trí tưởng tượng phong phú.
  • C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Bài học đường đời đầu tiên, trắc nghiệm văn 6, ngữ văn 6

Video liên quan

Chủ Đề