Bệnh basedow có nên sinh con không

Sản phụ tự bỏ điều trị basedow vì mang bầu

TS Nguyễn Quang Bảy, Phó trưởng khoa Nội tiết [Bệnh viện Bạch Mai] cho biết, sản phụ L.T.C [18 tuổi, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa] đến bệnh viện trong tình trạng khó thở, mang thai. Qua khai thác tiền sử được biết, cách đây một năm, bệnh nhân bị basedow, điều trị thuốc viên không rõ loại. Từ khi mang thai, bệnh nhân thấy các triệu chứng ổn định nên đã tự bỏ điều trị. Trong quá trình mang thai bệnh nhân cũng không đi khám định kỳ.

Tại bệnh viện, kết quả siêu âm cho thấy, tình trạng cường giáp của bệnh nhân rất nặng, tổn thương thận, suy tim. Kết quả siêu âm thai thấy có một thai, ngôi chưa ổn định, nặng 1,293g; các cơn co tử cung không rõ, siêu âm màng phổi thấy tràn dịch màng phổi hai bên.

BS Đỗ Tuấn Anh [khoa Nhi] cho biết thêm, trước sinh, bệnh nhân mệt mỏi, sốt cao, mạch nhanh, huyết áp cao, khó thở, thở nhanh. Thai nhi có giai đoạn máy thưa, thiểu ối, nguy cơ thai chết lưu trong tử cung. Lúc này, gia đình đứng trước lựa chọn cứu sống mẹ hoặc con.

“Tình trạng của bệnh nhân hết sức nguy kịch. Chúng tôi đã nghĩ đến trường hợp, ở tình trạng sản phụ suy tim như thế này có thể gây tình trạng cơn bão giáp trạng. Nếu bệnh nhân lên cơn bão giáp trạng thì tỷ lệ tử vong là 99%. Muốn điều trị tốt cho mẹ thì lại ảnh hưởng đến con. Bệnh nhân khó thở mà suy tim, nếu cho dùng thuốc lợi tiểu lại thải nước làm giảm ối nuôi thai. Sản phụ này bị basedow nên hoocmon tuyến giáp sẽ qua nhau thai vào máu, vì thế thai nhi cũng gần như bị cường giáp, rất bé. Lúc đó, chúng tôi chỉ lựa chọn phương án điều trị tối ưu cho hai mẹ con”, BS Bảy cho hay.

Bệnh viện đã tiến hành hội chẩn đa khoa gồm sản, nhi, tim mạch, thận, dược và chẩn đoán sản phụ bị basedow, suy tim, tăng huyết áp, tiền sản giật, thai 30 tuần, viêm phổi. Bệnh viện đã monitro liên tục, cho thở ô-xy, truyền thuốc chữa suy tim, thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị bệnh cường giáp…

Sau hai tuần điều trị, sản phụ đã tỉnh táo, ăn uống tốt, hết sốt, hết khó thở, đi lại nhẹ nhàng, chân hết phù; tình trạng ối ổn định.

Đến ngày 5-10, khi thai được 32 tuần tuổi, bệnh nhân chuyển dạ nên bác sĩ chỉ định mổ đẻ. Sau 30 phút thực hiện, kíp mổ đã lấy ra em bé nặng 1,6kg.

BS Tuấn Anh cho biết, trên bệnh nhân sơ sinh thiếu tháng mà mẹ bị mắc basedow [bệnh lý liên quan đến hoocmon hay chuyển hóa], sản phụ khi bị bệnh không phát hiện hoặc phát hiện không được chẩn đoán và theo dõi hợp lý thì gần như 100% sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Một trong những đánh giá ngay ban đầu là trẻ sinh ra afgar dưới 7 điểm. Và đối với con của sản phụ C, bé có chỉ số afgar chỉ dưới 4 điểm – suy hô hấp mức độ trung bình thấp và 5 phút sau đạt 7 điểm nên được nằm lồng ấp, hồi sức sơ sinh.

Sau khi điều trị, đến ngày 15-10, sản phụ đã tỉnh, tình trạng cường giáp ổn định, không sốt, không khó thở, chân không phù, đi lại nhẹ nhàng. Còn bé đã tự thở, hiện đã ăn được sữa như trẻ bình thường, mỗi bữa 30ml và ở gần mẹ, cân nặng 1,7kg. Hiện tại, mẹ con sản phụ vẫn đang được tiếp tục theo dõi, điều trị tại bệnh viện.

Sau hai tuần được mẹ tròn con vuông, sản phụ L.T.C cho biết, trong suốt quá trình chuẩn bị sinh con, chị không được gia đình cho biết về tình trạng nguy kịch đối với mình và thai nhi. 18 tuổi đã làm mẹ, C cho hay, suốt quá trình mang thai, em chỉ siêu âm thai ở phòng khám tư nhân hai lần và không nói cho bác sĩ sản biết tình trạng bệnh cường giáp của mình. Khi có thai, bệnh nhân C cũng nghĩ chỉ cần bỏ thuốc điều trị basedow giai đoạn mang bầu sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mình và con.

“Chúng tôi gặp nhiều phụ nữ bị basedow mà bỏ thuốc điều trị khi mang thai. Đó là sự thiếu hiểu biết. Trong khi thực tế, với những phụ nữ như thế này vẫn có thuốc liều lượng phù hợp, an toàn cho thai. Bệnh hoàn toàn điều trị được khỏi nếu được phát hiện sớm và nên điều trị khỏi trước khi mang thai”, BS Tuấn Ngọc cho hay.

Cách đây một tháng, Bệnh viện Bạch Mai cũng xử trí cho một sản phụ tại Vĩnh Phúc mắc basedow bị suy tim nặng, sinh con lúc 30 tuần. Sản phụ này bị suy tim nặng nên phải phải điều trị đốt phóng xạ vì không đáp ứng thuốc. Con bệnh nhân cũng phải nằm viện hơn một tháng.

Sản phụ bị cường giáp: Chớ liều tính mạng cả mẹ và con

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng sản xuất hoocmon tuyến là thyroxin và triiodothyronin. Tuyến giáp đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Trong cường giáp, lượng thyroxin của tuyến giáp quá nhiều trong cơ thể thúc đẩy sự trao đổi chất được tăng cao đến mức độ bất thường. Đối với bệnh tuyến giáp thì có hai dạng là cường giáp và suy giáp.

BS Bảy cho biết, tại Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ các sản phụ bị cường giáp khoảng 0,5% và bị suy giáp khoảng 2% số phụ nữ mang thai sinh nở tại đây.

Phụ nữ nên tầm soát tuyến giáp định kỳ để phát hiện bệnh.

Nếu phụ nữ bị cường giáp trong thai kỳ thì dễ bị ngộ độc thai nghén, nguy cơ sảy thai lớn. Diễn biến sẽ âm thầm hơn với sản phụ bị suy giáp. Nếu sản phụ bị suy giáp trong ba tháng đầu thì bé bị các dị tật, chậm phát triển tinh thần, trí tuệ. Nếu suy giáp nặng, khi sinh ra sẽ thấy ngay trẻ không phát triển.

BS Bảy khuyến cáo, phụ nữ bị cường giáp nếu đang điều trị thì phải điều trị khỏi, khi nào ngừng thuốc thì mới nên có thai. Nếu trong thời gian điều trị mà có thai thì phải gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và sử dụng thuốc hợp lý. Những người có nguy cơ bị cường giáp là những trường hợp có bệnh tuyến giáp từ trước, bướu cổ; trong gia đình có người thân bị bệnh tuyến giáp; lần trước có thai cũng bị tuyến giáp; những phụ nữ có tiền sử sảy thai, thai chết lưu không rõ nguyên nhân.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, mỗi năm có khoảng 10-12 ca sản phụ bị tuyến giáp đến điều trị trong tình trạng nguy kịch. Hiện tuyến dưới chưa xử trí được những ca sản phụ phức tạp như thế này nên nếu phụ nữ bị basedow mà mang bầu nên được theo dõi sớm tại các bệnh viện chuyên về nội tiết tại Trung ương.

THIÊN LAM

Phụ nữ bị bệnh bướu cổ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Bệnh Bướu cổ là một trong những căn bệnh rối loạn nội tiết tuyến giáp thường gặp ở nữ giới. Khi lượng hormone tuyến giáp tăng cao hay giảm sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt, xung quanh căn bệnh này có rất nhiều câu hỏi nhưng trong đó có một câu hỏi mà người bệnh rất quan tâm đó là “Bướu cổ có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Ta cùng tìm hiểu Bệnh bướu cổ là gì?

Bướu cổ là bướu xuất phát từ tuyến giáp còn gọi là bướu tuyến giáp, bao gồm nhiều loại như phình giáp lan tỏa hay có hạt, bướu lành, Basedow, viêm tuyến giáp, ung thư… Bướu giáp có thể có hay không thay đổi chức năng tuyến giáp dẫn đến cường giáp hay suy giáp. Nguyên nhân dẫn đến bướu cổ có rất nhiều

  • Thường gặp là do thiếu hụt iode
  • Do thuốc hoặc thức ăn dùng kéo dài
  • Do bẩm sinh hoặc bệnh lý tự miễn
  • Đặc biêt phụ nữ có thai , cho con bú .

Những dấu hiệu nhận biết bệnh bướu cổ bao gồm: Cổ phình to, sụt cân hoặc tăng cân, mất ngủ, run tay, rụng tóc, đổ mồ hôi, hồi hộp …Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, do đó cần thăm khám bác sĩ để xác định dấu hiệu bệnh bướu cổ chính xác nhất.

Theo thống kê, tỷ lệ bướu cổ ở phụ nữ cao gấp 5 lần nam giới, đặc biệt phụ nữ ở độ tuổi 36 – 55. Phần lớn các trường hợp bướu cổ lành tính có thể điều trị mà không cần phẫu thuật.

Phụ nữ bị bướu cổ có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Bệnh bướu cổ không gây vô sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, khi phụ nữ bị bướu cổ mà có cường giáp hoặc suy giáp có rối loạn kinh nguyệt thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng có thai.

Nếu phụ nữ bị bướu cổ đơn thuần thì có thai bình thường , không phải lo lắng cho mình và cho con.

Nhưng nếu phụ nữ đang mang thai mắc bệnh bướu cổ mà có tình trạng cường giáp [Basedow] thì khả năng sẩy thai rất cao. Trẻ sinh ra có thể bị cường giáp giống mẹ. Ngoài ra, có thể xuất hiện cơn nhiễm đôc giáp cấp khi sinh dẫn đến tử vong mẹ lần con

Nếu mẹ bi bướu giáp mà có suy giáp thì sinh em bé có tình trạng thiểu năng giáp, chậm phát triển, trí tuệ đần độn.

Nếu bị bướu cổ có cường giáp hoặc suy giáp và người bệnh được chữa trị lành, không để lại biến chứng thì vẫn có thể có con bình thường. Nhưng nếu trong giai đoạn bị bệnh mà có thai , cần phải có sự tư vấn, theo dõi thường xuyên của bác sĩ . Hiện nay có những thuốc kháng giáp vẫn sử dụng đươc cho người bệnh có thai và cho con bú. Người ta cũng khuyến cáo trong quá trình điều trị thuốc, đặc biệt khi đang dùng liều cao thuốc kháng giáp thì tuyệt đối không nên mang thai. Khi đã có tình trạng bình giáp và liều thuốc kháng giáp đã giảm đến liều thấp nhất, thì người phụ nữ có thể có thai và phải được bác sĩ theo thường xuyên.

Điều trị Basedow bằng phẩu thuật tức thì – Mổ bướu cổ tức thì

Qua nhiều năm dày công nghiên cứu, bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng đã đưa vào áp dụng thành công phương pháp điều trị mới cho các bệnh bướu cổ Basedow: “Điều trị Basedow bằng phẫu thuật tức thì”. Với phương pháp “Tiền mê, tê tại chỗ” để phẫu thuật bướu cổ, giúp cho ca mổ bướu cổ có thể tiến hành an toàn và giảm thiểu được nhiều hiện tượng tai biến sau mổ và giảm chi phí cho bệnh nhân. Đồng thời bệnh nhân chỉ phải trải qua 1 giai đoạn điều trị trước mổ rất ngắn [từ vài ngày đến 1 tuần], sau đó sẽ được tiến hành phẫu thuật ngay mà không phải chờ đợi mất nhiều thời gian và tốn kém thêm.

Khám và điều trị Bướu Cổ tại Bệnh Viện Bình Dân – Đà Nẵng

Với tác phong làm việc luôn cần mẫn, nghiêm túc và khoa học, bác sĩ Vũ Thị Tư Hằng đã tìm tòi nghiên cứu trong nhiều năm và cuối cùng đã tìm ra “công thức” điều trị nội khoa hiệu quả, giúp cho phẫu thuật có thể tiến hành với mức độ an toàn gần như tuyệt đối. Bệnh nhân được chỉ định mổ rất rộng rãi từ độ 1B đến độ 4 [trừ suy giáp và viêm tuyến giáp]. Có đến 90% số bệnh nhân đến khám và điều trị bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân. Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện đa khoa Bình Dân đã tiến hành phẫu thuật an toàn trên 40.000 trường hợp bệnh nhân bướu cổ. Tỉ lệ tử vong được khống chế ở mức 0%. Bệnh viện chưa từ chối điều trị bất cứ bệnh nhân Basedow nào dù khó hay nặng đến mấy.

Nhờ các ưu điểm nổi trội trên mà việc điều trị bệnh bướu cổ nói chung và bệnh bướu cổ Basedow nói riêng tại Bệnh viện Đa khoa Bình Dân trong những năm qua đã đạt được những thành công lớn, giúp cứu sống và chữa khỏi bệnh cho hàng vạn bệnh nhân.

Video liên quan

Chủ Đề