Vai trò của điểm số đối với học sinh

Đã có bao giờ chúng ta cảm thấy bất lực và chán nản với bản thân khi nhận được điểm số không như mong đợi, hay thấy tự ti và kém cỏi khi bố mẹ lấy điểm số của bạn ra để so sánh với một nhân vật xuất chúng nổi tiếng trong truyền thuyết – “con nhà người ta”? Tất cả những cảm xúc tiêu cực ấy dường như đều bắt nguồn từ điểm số mà ra. Tuy nhiên, thay vì ghét bỏ và né tránh khi nhắc đến điểm số, chúng ta cũng cần phải nhìn nhận chúng dưới một góc nhìn mới toàn diện hơn.

Chúng ta cần phải nhìn nhận điểm số dưới một quan điểm mới mẻ và toàn diện hơn

Những lợi ích không thể bàn cãi của điểm số

Một trong những luận điểm được đưa ra từ phần lớn phụ huynh học sinh chính là: Điểm số đặt ra cho ta một mục tiêu để phấn đấu. Việc này giúp cho chuyện học tập của học sinh bớt trì trệ vì suy cho cùng, chuyện học cũng gần giống chuyện làm bất kỳ công việc gì khác trong đời, phải có mục tiêu rõ ràng và hướng nhìn nhận tỉnh táo mới có thể phát triển hết khả năng và năng lực của bản thân.

Điểm số đặt ra cho chúng ta một mục tiêu, một cái đích rõ ràng để ta phấn đấu.

Khi được hỏi về vấn đề này, quan điểm của bạn S. [Lớp 10 Sử] khá rõ ràng: “Điểm số có quan trọng chứ! Điểm số chính là thứ quyết định thái độ mọi người dành cho mình. Nếu mình bị điểm cao sẽ được nhiều bạn bè, thầy cô yêu quý hơn. Điều đấy khá là hiển nhiên mà.”
Đồng thời, điểm số cũng giúp chúng ta tạo được sự công bằng nhất định giữa học sinh. Nếu như không có điểm số, những học sinh cố gắng học tập và những ai chưa thực sự cố gắng sẽ không khác nhau là bao, và nó có thể gây nên tâm lý chán nản, không được thừa nhận ở những người dành nhiều tâm huyết cho việc học hành. Và suy cho cùng, nếu không được đánh giá bằng điểm số, liệu chúng ta có còn thấy hứng thú và quyết tâm trong chuyện học hành? Điểm số cũng đóng vai trò sàng lọc học sinh giỏi và học sinh chưa giỏi để các thầy cô có thể kịp thời hỗ trợ và giúp đỡ và để các bạn thay đổi phương pháp học tập mới thật đúng đắn.

Điểm số tạo được sự công bằng nhất định giữa các học sinh.

Điểm số có phải là một con dao hai lưỡi?

Mọi vấn đề đều có hai mặt của nó và điểm số không nằm ngoài quy luật này. Việc quá coi trọng điểm số có thể vô hình chung tạo áp lực lên con trẻ. Dẫu sao, các bậc cha mẹ làm vậy đều xuất phát từ sự quan tâm và tình thương dành cho con, nhưng sự quan tâm thái quá mà bị đặt sai chỗ đều gây phản tác dụng và khiến việc học dần biến thành gánh nặng hằng ngày chứ không còn là niềm vui nữa. Về lâu dài, những áp lực ấy có thể tích tụ dần dần lại và biến thành stress và nghiêm trọng hơn nữa là trầm cảm.

Quá áp lực về điểm số có thể gây tâm lý chán nản trong việc học, thậm chí là trầm cảm ở học sinh

Giống như ông cha ta vẫn nói “Học tài thi phận”, điểm số không thực sự quyết định sự phấn đấu, cố gắng ở mỗi người, mà nó chỉ là một thước đo mang tính tương đối để chúng ta tham khảo. Ý kiến về điểm số của bạn T. [lớp 11 Lý 1] khá là thoải mái: “Điểm số đâu có quan trọng. Cách mình kiếm được điểm số đấy mới là quan trọng. Không phải chúng ta vẫn hay nói ‘Học tài thi phận’ hay sao?”

Với thực trạng chạy đua thành tích không thể phủ nhận ở một số nơi như hiện nay, việc quá chú trọng đầu vào [điểm số] mà bỏ qua đầu ra có thể bóp méo ý nghĩa thật sự của việc học: Học để lấy kiến thức, để trang bị kĩ năng trước khi ra ngoài xã hội chứ không phải học chỉ để lấy một tầm bằng đẹp đẽ đem về đóng khung lồng kính treo trên tường mà quên đi năng lực thực tế của mỗi cá nhân.

viết bài văn nghị luận 'suy nghĩ của mọi người về vai trò của điểm số trong quá trình học tập'

Bạn tham khảo nhé
Mở bài: Dẫn dắt vấn đề
Thân bài: - Giải thích + Điểm số là gì? Điểm số là con số được đặt ra để đánh giá một bài làm, một quá trình học tập, làm việc.... dựa trên một thang điểm nhất định - Vai trò, ý nghĩa + Ngày nay, ở các trường, lớp học, học sinh đều được phân chia học theo các lớp cơ bản, nâng cao, lớp thường, lớp chọn.... Thứ để đánh giá và xếp loại học sinh như vậy chính là điểm số. Từ điểm miệng, kiểm tra 15 phút, một tiết hay bài thi học kì.... Tất cả năng lực của học sinh đều được đo trên cái thước “điểm số” + Chúng ta không thể phủ nhận rằng điểm số mang lại lợi ích to lớn. Nó là thước đo của tri thức, vốn hiểu biết của mỗi người. Khi bạn cố gắng học tập, rèn luyện thì sẽ đạt được điểm cao. Ngược lại, khi bạn lười biếng, không chịu học hành thì điểm số sẽ không như ý + Điểm số sẽ đánh giá năng lực của mỗi người, giống như tiền đánh giá giá trị của vật chất vậy + Hơn nữa, điểm số còn là động lực học tập, phát triển của con người. Để đạt điểm cao, học sinh sẽ phải chăm chỉ, cố gắng hết mình. Khi điểm số không được như ý, bản thân người học sẽ nhận ra năng lực bản thân tới đâu, còn thiếu sót chỗ nào, từ đó, cố gắng hơn nữa, vượt qua giới hạn bản thân + Đối với cha mẹ, nhà trường, điểm số dùng để đánh giá năng lực con em và cũng là để nắm rõ tình hình học tập của chúng, từ đó đưa ra cách truyền dạy phù hợp hơn + Không chỉ trong học tập, điểm số còn là yếu tố quyết định cuộc đời con người. Ở nước ta có hai kì thi quan trọng, đó là thi vào 10 và thi THPTQG, cả hai đều rất quyết liệt, chỉ thiếu 0,05 điểm cũng có thể trượt - Mở rộng vấn đề + Ngày nay, việc dạy và học trở nên rập khuôn, học sinh chỉ biết đến những lý thuyết thầy cô đưa ra, những dạng bài thầy cô đã giảng, thậm chí, họ không hiểu nhưng vẫn làm được- làm một cách máy móc, theo một motif sẵn có. Điểm số cũng từ đó mà trở nên cứng nhắc, nếu đi lệch khỏi cách dạy có sẵn thì điểm sẽ không được trọn vẹn. Bởi vậy làm cho học sinh chỉ học theo lối học hình thức, học chay, học vẹt. Về lâu dài sẽ khiến học sinh chán học, nền giáo dục đi xuống + Điểm số trở thành công cụ để khoe khoang, so đo với người khác. Học sinh tị nạnh nhau vì kém 0,25 điểm, cha mẹ khoe con khắp nơi vì điểm cao hơn con người khác. + Mặc dù điểm số rất quan trọng nhưng không nên coi đó là tất cả bởi mỗi học sinh có thế mạnh riêng của mình, không thể đánh giá tất cả trên cùng một thang điểm - Liên hệ bản thân + Cố gắng học tập, rèn luyện thật chăm chỉ + Cho thấy sự cố gắng của mình qua điểm số ngày một nâng cao, tuy nhiên, không coi đó là chuẩn mực mà quan trọng là bản thân đã cố gắng bao nhiêu

Kết bài: Khái quát lại vấn đề, nêu ý kiến bản thân

Reactions: MiuMiu-chan, ~ Su Nấm ~ and Khoảng lặng..

Video liên quan

Chủ Đề