Bằng kép khoa luật - đại học quốc gia hà nội

ĐHQGHN là đơn vị đào tạo chương trình thứ hai [bằng kép] cho sinh viên nhiều nhất tại Việt Nam. Hàng năm, ĐHQGHN tuyển sinh cho hơn 100 chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao, tiên tiến, tài năng ĐH ở các lĩnh vực Kinh tế, Tài chính ngân hàng, Ngoại ngữ, khoa Luật, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Y – Dược và Giáo dục.

Đào tạo bằng kép là cùng một khoảng thời gian, sinh viên hoàn toàn có thể học ngành thứ nhất và chương trình đào tạo chuẩn thứ hai, để nhận được hai bằng tốt nghiệp.

Tất cả sinh viên của ĐHQGHN đều có cơ hội học bằng kép tại các trường, khoa thành viên: trường ĐH Kinh tế, trường ĐH Ngoại ngữ, trường ĐH Giáo dục, khoa Quốc tế, khoa Luật.

Cụ thể, trường ĐH Kinh tế có 4 chương trình kép, đó là ngành Tài chính – Ngân hàng dành cho sinh viên ngành Kinh tế và Kinh tế phát triển của trường; ngành Kinh tế quốc tế, Tài chính – Ngân hàng dành cho sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ; ngành Kinh tế phát triển dành cho sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

 Năm 2020, ĐHQGHN sẽ thực hiện đào tạo kép hơn 100 chương trình.

Trường ĐH Ngoại ngữ tuyển thí sinh cho chương trình đào tạo bằng kép ngành Ngôn ngữ Anh với đối tượng là sinh viên trường ĐH Kinh tế; trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn; khoa Luật và sinh viên hệ chính quy của trường [trừ khoa Sư phạm tiếng Anh]...

Cũng trong năm 2020, trường ĐH Giáo dục mở rộng các chương trình đào tạo ngành kép cho sinh viên. Cụ thể, ngoài các ngành của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, trường ĐH Ngoại ngữ, sinh viên trường ĐH Giáo dục sẽ được học bằng kép các ngành Quản trị Kinh doanh, Kinh tế Quốc tế, Kinh tế phát triển thuộc trường ĐH Kinh tế; ngành Công nghệ thông tin [trường ĐH Công nghệ], ngành Luật [khoa Luật].

Sinh viên học Ngoại ngữ có thể kết hợp học bằng Kinh tế, bởi các tập đoàn lớn đều đang khát nhân lực vững chuyên môn và giỏi ngoại ngữ...

Theo các lãnh đạo ĐHQGHN, khi học ngành đào tạo thứ nhất và chương trình đào tạo chuẩn thứ hai [bằng kép]  trong cùng một khoảng thời gian, sinh viên có tư duy liên ngành hơn nhờ có thêm kiến thức và các hệ lý thuyết, tiếp cận nhiều ngành nghề đào tạo.

Sinh viên được nhận hai bằng cử nhân gần như cùng một thời điểm tốt nghiệp và có nhiều lợi thế để ứng tuyển việc làm sau khi ra trường.

Tuy nhiên, lãnh đạo ĐHQGHN lưu ý, học bằng kép là cơ hội nhưng cũng có thách thức bởi đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao độ, thật sự nỗ lực, chăm chỉ. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để sinh viên được rèn luyện khả năng tư duy nhạy bén, quản lý và sắp xếp thời gian hợp lý, làm việc hiệu quả và chịu được áp lực. Đây chính là nền tảng để sinh viên rèn luyện, hoàn thiện bản thân trước khi ra trường hòa nhập vào môi trường làm việc.

[HNMO]- ĐH Quốc gia Hà Nội [ĐH GHN] vừa thông báo có 5.600 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 cho 6 trường thành viên và 3 khoa trực thuộc:

Có nhiều chỉ tiêu nhất là trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn: 1.400. Thí sinh trúng tuyển sẽ học một trong 4 ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Trung, trừ một số ngành sau có quy định riêng: Ngành Đông phương học: ngoại ngữ chung học tiếng Anh; Ngành Hán Nôm: ngoại ngữ chỉ học tiếng Trung; Các ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quốc tế học và Việt Nam học: Nếu số SV đăng ký học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Trung ít hơn 15 thì SV sẽ học tiếng Anh. SV học các chương trình đào tạo chuẩn có cơ hội học thêm ngành thứ hai [bằng kép] tiếng Anh, tiếng Trung của trường ĐHNN.Điểm trúng tuyển xét theo ngành học; thí sinh không trúng tuyển vào ngành đăng ký dự thi sẽ được chuyển vào học ngành khác của trường nếu còn chỉ tiêu.

Nguồn: Internet

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên [KHTN] tuyển 1.310 sinh viên. Điểm trúng tuyển theo ngành kết hợp với điểm trúng tuyển vào trường theo khối thi. Nếu thí sinh đạt điểm trúng tuyển vào trường theo khối thi nhưng không đủ điểm vào ngành đăng ký dự thi sẽ được chuyển vào ngành khác của trường cùng khối thi nếu còn chỉ tiêu. Sau khi học hết năm thứ nhất, SV học các chương trình đào tạo chuẩn có cơ hội học thêm ngành học thứ hai: SV ngành khí tượng-Thủy văn-Hải dương học được đăng ký học ngành Công nghệ thông tin của trường ĐH Công nghệ; SV ngành Địa lý được đăng ký học ngành Quản lý đất đai và SV ngành Quản lý đất đai được đăng ký học ngành Địa lý của trường Đại học KHTN .

Trường ĐH Ngoại ngữ có 1.200 chỉ tiêu. Môn thi ngoại ngữ tính hệ số 2. Điểm trúng tuyển theo ngành học. Thí sinh không trúng tuyển vào ngành đăng ký dự thi sẽ được chuyển vào học ngành khác của trường nếu còn chỉ tiêu. Sau khi học hết năm thứ nhất, SV học các chương trình đào tạo chuẩn có cơ hội học thêm ngành thứ 2 [bằng kép] Kinh tế Quốc tế, Tài chính-Ngân hàng của trường ĐH Kinh tế; ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của trường ĐH ĐHKHXHNV và ngành Luật học của khoa Luật; SV các ngành Ngôn ngữ Nga, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn Quốc và Ả rập và SV các ngành Sư phạm tiếng Nga, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật được đăng kí học thêm chương trình đào tạo thứ hai ngành Ngôn ngữ Anh của trường.

Trường ĐH Công nghệ có 560 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển theo nhóm ngành. Thí sinh trúng tuyển sau khi nhập học sẽ được phân vào các ngành cụ thể dựa theo nguyện vọng đăng ký, điểm thi tuyển sinh của thí sinh và chỉ tiêu của từng ngành. SV các ngành Vật lý Kỹ thuật và Cơ học Kỹ thuật từ năm thứ 2 có thể đăng ký học bằng kép ngành Công nghệ Thông tin.

Trường ĐH Kinh tế có 430 chỉ tiêu. Thí sinh trúng tuyển vào Trường, nếu có nguyện vọng, sẽ được tuyển vào học chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Kinh tế quốc tế và Tài chính - Ngân hàng. Sau khi học hết năm thứ nhất, SV có cơ hội học thêm ngành thứ hai [bằng kép] Ngôn ngữ Anh [phiên dịch] của trường ĐHNN, ngành Luật kinh doanh của khoa Luật. SV ngành Kinh tế, Kinh tế phát triển còn có cơ hội học ngành thứ hai Tài chính - Ngân hàng tại Trường.

Trường Đại học Giáo dục có 300 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển theo ngành kết hợp với điểm trúng tuyển theo khối thi. Thí sinh đủ điểm trúng tuyển theo khối thi nhưng không đủ điểm vào ngành đã đăng ký dự thi sẽ được chuyển vào ngành khác của Khoa cùng khối thi nếu còn chỉ tiêu.

Khoa Luật có 300 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển theo ngành kết hợp với điểm trúng tuyển theo khối thi. Thí sinh đủ điểm trúng tuyển theo khối thi nhưng không đủ điểm vào ngành đã ĐKDT sẽ được chuyển vào ngành khác của Khoa cùng khối thi nếu còn chỉ tiêu.

Khoa Y Dược tuyển 100 sinh viên; điểm trúng tuyển theo ngành học. SV trúng tuyển được hỗ trợ học tập để đạt trình độ tiếng Anh IELTS 5.0.

Khoa Quốc tế có 550 chỉ tiêu [không thuộc 5.600 chỉ tiêu đào tạo chính quy của ĐHQGHN] cho các chương trình đào tạo liên kết với các trường ĐH Anh, Mỹ, Úc, Malaysia, Nga, Pháp và Trung Quốc. Phương thức tuyển sinh là căn cứ tiêu chí tuyển sinh của ĐH đối tác nước ngoài, có tính đến điểm thi ĐH và quá trình học tập ở bậc THPT.

To use the newest experience of Facebook, switch to a supported browser.

1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.

2. Đối tượng: Sinh viên chính quy chương trình đào tạo các ngành Kinh doanh Quốc tế; ngành Kế toán, phân tích và kiểm toán và ngành Hệ thống thông tin Quản lý của  Khoa Quốc tế– Đại học Quốc gia Hà Nội, đáp ứng các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 24 Quy chế Đào tạo đại học tại ĐHQGHN được ban hành kèm theo Quyết định số 5115/QĐ-ĐHQG ngày 25 tháng 12 năm 2014 của Giám đốc ĐHQGHN. Cụ thể :  Có điểm trung bình chung tất cả các học phần [điểm TBC] tại Khoa Quốc tế tính từ đầu khóa học đến thời điểm đăng ký học chương trình đào tạo thứ hai đạt từ 2.00 trở lên. Điểm xét tuyển là điểm TBC lấy từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.

Học phí các tín chỉ cần tích lũy thu theo học phí của Khoa Luật – ĐHQGHN

– Nhóm 1: Biên dịch viên/ Phiên dịch viên/ Biên tập viên: Có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương thông thường, biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Anh, đáp ứng nhu cầu giao tiếp quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

– Nhóm 2: Thư kí văn phòng/ Trợ lí đối ngoại/ Hướng dẫn viên du lịch: Có khả năng làm việc trong các văn phòng công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, kí kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lí các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Anh.

– Nhóm 3: Sử dụng Luật học để đáp ứng tốt hơn các vị trí việc làm của ngành học thứ nhất.

Video liên quan

Chủ Đề