Tủy sống nằm ở vị trí nào của cơ thể

Tủy sống đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Chúng được tạo thành từ một hệ thống dây thần kinh và các tế bào lân cận. Chức năng chính của tủy sống là giúp cơ thể phản xạ bằng cách nhận và truyền tín hiệu giữa não bộ và các cơ quan còn lại. Vậy tủy sống nằm ở đâu và thường gặp phải những chấn thương nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thông tin sau.

Vị trí của tủy sống

Tủy sống nằm ở vị trí phía bên trong của cột sống và được bảo vệ bởi các xương có độ dài khoảng 43 đến 45cm. Chúng kéo dài từ xương chẩm, thông qua lỗ ở đáy sọ đi vào ống xương sống bằng đầu đốt sống cổ, rồi kết thúc ở đốt sống thắt lưng thứ 2. Bộ phận này mỏng, chứa dịch não tủy, có hình dạng ống với đường kính khoảng 13mm ở thắt lưng, đốt sống cổ và 6,4mm ở cột sống ngực.

Được cấu tạo từ mô thần kinh và các tế bào, tủy đóng vai trò truyền dẫn thông tin từ vỏ não đến các bộ phận của cơ thể và ngược lại. Chúng giúp con người có phản xạ kịp thời để tránh những nguy hại đột ngột trong sinh hoạt đời sống hàng ngày. Mặt khác tủy sống còn là vị trí nhóm các tế bào thần kinh đệm cột sống để tạo thành các mạch thần kinh. Nhóm mạch này có chức năng đảm bảo sự kết hợp nhịp nhàng trong vận động của toàn cơ thể người.

Tủy sống được tạo nên từ rất nhiều các thành phần khác nhau, trong đó những bộ phận chính được kể đến bao gồm:

Bao quanh và bảo vệ tủy sống chính là lớp màng não. Chúng bao gồm: Lớp màng cứng ở bên ngoài, lớp màng nhện và trong cùng là lớp màng mềm. Trong đó màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ tủy còn màng mềm thì dính chặt và nuôi dưỡng mô tủy sống.

  Sai khớp là gì? Nhận biết sớm tăng hiệu quả điều trị bệnh

Khi cắt ngang tủy ta sẽ quan sát thấy cấu trúc bên trong có những thành phần sau:

  • Hạch cột sống: Bộ phận này gồm các cụm dây thần kinh trong đó có tế bào thần kinh cảm giác.
  • Rễ trước: Đây là nhóm các dây thần kinh được phân nhánh ở phía trước và có xu hướng vươn về cột sống.
  • Rễ sau: Ngược lại với rễ trước, rễ sau là bộ phận các dây thần kinh nằm ở phía sau cột sống.
  • Chất trắng: Vùng nằm bao bọc quanh các chất xám chính là chất trắng. Chúng được tạo bởi các sợi trục của nơron tủy, các sợi trục nơron cảm giác, sợi trục nơron vận động…Tất cả những sợi trục này đều được bao bọc không liên tục bởi bao melin.
  • Chất xám: Chất xám được cấu tạo từ các thân và tua ngắn của tế bào thần kinh tủy. Chúng nằm thành một vùng tối và có hình thù dạng con bướm.

Tủy sống nằm ở 3 khu vực chính là: Cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống thắt lưng. Trong đó từ C1 đến C7 là vùng cột sống cổ gồm có 7 đốt, từ Th1 đến TH12 là vùng cột sống ngực gồm có 12 đốt sống, từ L1 đến L5 là vùng cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống.

Tủy sống hoạt động theo một vòng tuần hoàn lặp lại, trong đó có giai đoạn chính là:

  • Giai đoạn 1: Nhận tín hiệu: Các tín hiệu từ não bộ sẽ được tủy tiếp nhận nhờ hệ thống những dây thần kinh.
  • Giai đoạn 2: Truyền thông tin: Tủy mang những thông tin đã nhận từ não để truyền đến các bộ phận trên cơ thể.
  • Giai đoạn 3: Tạo phản xạ: Sau khi các bộ phận đã nhận được tín hiệu thì sẽ tạo ra những phản xạ thường gặp như giật mình, đau đớn…Ngoài ra tủy sống còn có thể thực hiện các phản xạ vận động mà không cần đến não bộ.

Tủy sống tham gia và thực hiện các chức năng chính là: Chức năng phản xạ, chức năng dinh dưỡng và chức năng dẫn truyền thông tin.

  Viêm khớp tự phát thiếu niên là gì? có nguy hiểm không?

Mặc dù được bao bọc và bảo vệ bởi xương sống nhưng tủy sống vẫn còn rất nhiều nguy cơ tổn thương do các những tác động từ bên ngoài hoặc phát sinh bên trong. Những bệnh lý phổ biến thường gặp ở bộ phận này gồm có:

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là một trong những bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở khu vực cổ hoặc lưng dưới. Việc không gian bên trong cột sống bị thu hẹp khiến các dây thần kinh bị chèn ép gây tình trạng đau đớn. Chúng khiến người bệnh mắc các triệu chứng như: Rối loạn chức năng bàng quang và ruột, tê bì, ngứa ở tay chân, giảm lực của bàn tay, bàn chân, đau nhức, mỏi cổ, vai gáy…

Phương pháp điều trị hẹp ống sống còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi bệnh nhân. Để giảm các cơn đau người bệnh có thể được khuyên dùng các loại thuốc giảm đau, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Đây là loại bệnh phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi hoặc sau những tai nạn dẫn đến chấn thương. Thông thường thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần bao xơ đĩa đệm bị rách hoặc tổn thương. Để có phương pháp điều trị phù hợp người bệnh cần đến các trung tâm y tế để được thăm khám.

Một số biểu hiện của thoát vị đĩa đệm là: Cảm giác đau đớn ở vùng tay, chân, tê bì gây ngứa ở vùng bị thương, hạn chế khả năng vận động.

Khối u tủy sống là một bệnh lý khá nguy hiểm, chúng thường gây ra các triệu chứng: Đau lưng hoặc các vị trí chứa khối u, suy giảm chức năng bàng quang, ruột, mất cảm giác…thậm chí dẫn tới tổn thương các dây thần kinh vĩnh viễn.

Có 3 loại khối u tủy thường gặp là: Khối u ngoài tủy sống, khối u bên trong ống sống [khối u nội tủy] và khối u di căn. Mỗi loại khối u sẽ có phương pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật, hóa trị hay dùng thuốc.

Chấn thương có thể xảy đến với bất kỳ vùng nào của tủy sống. Đây là một tình trạng khá nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến bại liệt ở những trường hợp nghiêm trọng. Người bệnh có thể mắc chấn thương hoàn toàn hoặc không hoàn toàn gây mất khả năng kiểm soát các vận động và cảm giác ở con người.

  Cấu tạo sụn, chức năng và các tổn thương về sụn thường gặp

Ngoài ra những người mắc bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng như: Co thắt cơ, rối loạn chức năng sinh dục, khó thở, tiết dịch phổi…Một trong số những biện pháp để cải thiện tình trạng bệnh là sử dụng thuốc để đẩy nhanh quá trình tái tạo các dây thần kinh. Tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi loại chấn thương mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Biểu hiện của áp xe tủy sống là tình trạng các mô bị sưng tấy và tích tụ lại tạo thành mủ. Do tế bào bạch cầu được tiết ra để chống lại nhiễm trùng khi tủy bị tổn thương, lượng tế bào này lấp đầy các mô tổn thương và gây ra hiện tượng tạo mủ. Đây là một trong những bệnh lý ít gặp ở tủy và chúng có nguy cơ gây tổn thương vĩnh viễn.

Bệnh áp xe tủy sống thường được điều trị bằng cách phẫu thuật hoặc dẫn lưu. Người bệnh có thể được kê thêm các loại thuốc kháng khuẩn để ngăn chặn nhiễm trùng.

Luyện tập Yoga

Để phòng tránh nguy cơ dẫn tới các loại bệnh và chấn thương tủy sống, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Luyện tập thể dục thể thao đúng cách và mang đầy đủ đồ bảo hộ để tránh chấn thương.
  • Thường xuyên đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm những bất thường.
  • Tham gia các bộ môn thể thao như yoga hay đi bộ, đạp xe để tăng cường xương khớp.
  • Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để phòng tránh bệnh tật.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về tủy sống, nếu xuất hiện bất kỳ tổn thương nào ở bộ phận này bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Chúc bạn luôn có sức khỏe tốt nhất.

Các bệnh lý tủy sống gây ra nhiều dạng tổn thương khác nhau, tùy vào phần bị tổn thương là đường dẫn truyền thần kinh trong tủy, hay rễ thần kinh ngoài tủy. Các bệnh lý ảnh hưởng đến dây thần kinh sống, nhưng không trực tiếp ảnh hưởng đến tủy sống, sẽ gây ra các bất thường về vận động cảm giác, hoặc cả hai, chỉ tại các khu vực chịu sự chi phối của dây đó.

Rối loạn chức năng tủy gây ra:

  • Rối loạn chức năng tự động [ví dụ như ruột, bàng quang, rối loạn cương dương, mồ hôi]

Tổn thương chức năng có thể không hoàn toàn. Các bất thường về phản xạ và thần kinh tự chủ thường là dấu hiệu khách quan nhất của rối loạn chức năng tủy sống; các bất thường cảm giác mang ít tính khách quan nhất.

Tổn thương bó vỏ não - gai gây rối loạn chức năng neuron vận động. Các tổn thương cấp tính mức độ nặng [nhồi máu, chấn thương] gây sốc tủy đi kèm biểu hiện liệt mềm [giảm trương lực cơ, giảm phản xạ, Babinski âm tính]. Sau vài ngày hoặc vài tuần, rối loạn chức năng nơ-ron vận động trên sẽ phát triển thành tình trạng co giật [tăng trương cơ, tăng phản ứng và rung giật]. Phản xạ Babinski dương tính và có rối loạn chức năng thần kinh tự động. Liệt mềm kéo dài trên một vài tuần cho thấy rối loạn chức năng nơ ron vận động thấp hơn [ví dụ, do hội chứng Guillain-Barré Hội chứng Guillain - Barre [GBS] ].

  • Bệnh lý tủy vận động cảm giác cắt ngang

Hội chứng đuôi ngựa Hội chứng đuôi ngựa , gây tổn thương rễ thần kinh ở phần đuôi ngựa cuối cột sống, không phải là một hội chứng cột sống. Tuy nhiên, nó khá giống với hội chứng nón tủy cùng, gây ra liệt hai chân phía ngoại vi, mất cảm giác quanh hậu môn và vùng đấy chậu [khu vực yên ngựa], rối loạn chức năng bàng quang, ruột và sinh dục.

Video liên quan

Chủ Đề