Từ lận đận có nghĩa là gì

Câu hỏi

b. Em hiểu từ “lận đận” trong câu thơ trên như thế nào? Trong bài thơ, hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời của bà. Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

Cho câu thơ sau:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi tới tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Em hiểu từ “lận đận” trong câu thơ trên như thế nào? Trong bài thơ, hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời của bà. Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

Cho câu thơ sau:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi tới tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

Điệp từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép là kiểu điệp từ gì? Các từ “nhóm” trong đoạn thơ có ý nghĩa như thế nào?

Cho câu thơ sau:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Chép tiếp 7 câu thơ để hoàn thành bài thơ.

Cho câu thơ sau: "Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa"

a. Chép tiếp 7 câu thơ để hoàn thành bài thơ.

Vì sao ở hai câu dưới tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”? “Ngọn lửa” ở đây có ý nghĩa gì? Em hiểu những câu thơ trên như thế nào?

Cho câu thơ:

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Đoạn thơ có nhắc tới tiếng chim tu hú, trong chương trình ngữ văn THCS cũng có bài thơ nói tới tiếng chim tu hú, nêu tên bài thơ và tác giả. Âm thanh tiếng chim tu hú ở hai bài thơ có ý nghĩa khác nhau như thế?

lận đận tt. Lao-đao, lôi-thôi vất-vả, không xuôi một mạch: Cái đời lận-đận; Ô-hô! chậu rã, cúc ngã, sen tàn, Tiếc công anh lận-đận với nàng bấy lâu [CD].
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
lận đận - tt. Vất vả, chật vật vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, vấp váp: lận đận trong thi cử đường vợ con lận đận mãi Bị gậy lang thang người thuỷ hạn, Thơ văn lận đận khách phong trần [Tản Đà] lận đận trên đường đời.
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
lận đận tt. Vất vả, chật vật vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, vấp váp: lận đận trong thi cử o đường vợ con lận đận mãi o Bị gậy lang thang người thuỷ hạn, Thơ văn lận dận khách phong trần [Tản Đà] o lận đận trên đường đời.
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
lận đận tt Chật vật, vất vả: Cùng một lúc bên trời lận đận [TBH]; Bước lận đận thẹn cùng sông núi [Tản-đà].
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
lận đận bt. Cực-nhọc, vất-vả: Nhớ người lận-đận phương xa, Chiến-chinh ngăn nẻo đường ra lối vào [C.d] // Lận-đận lao-đao.: cng.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
lận đận .- Vất vả chật vật: Đời sống lận đận.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Việt Tân
lận đận Nói cảnh-ngộ chật-vật vất-vả: Bước công-danh lận-đận. Văn-liệu: Cùng một lứa bên trời lận-đận [Tì-bà-hành].
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

Chủ Đề