Chuối sứ trồng bao lâu thu hoạch

  1. Phạm vi áp dụng

Khu vực miền Nam

  1. Thời vụ trồng

Mùa mưa, tháng 5- tháng 10. Chủ động nước có thể trồng quanh năm.

  1. Giống và tiêu chuẩn cây giống

3.1. Giống

  • Giống chuối tiêu [chuối tiêu lùn, chuối già Nam Mỹ, chuối Dole]: Cây cao 2,5-3,0m, buồng hình trụ hơi thuôn, 8- 10 nải/buồng, trọng lượng 20-30 kg/buồng, năng suất trung bình 40-50 tấn/ha.
  • Nhóm chuối tầy: Giống chuối cau: cây cao 2-3m buồng hình nón cụt, 6–8 nải/buồng, trọng lượng bình quân 7-15 kg/buồng, năng suất trung bình 16-20 tấn/ha, trái nhỏ ngắn, ăn thơm, vị ngọt, vỏ mỏng.
  • Ngoài ra còn có nhiều giống chuối khác như: chuối sứ, chuối ngự, chuối bơm, chuối chà bột…

3.2. Tiêu chuẩn cây giống

Giống Phương pháp nhân giống Cao cây

[cm]

Đường kính thân [cm] Số lá thật Sâu bệnh
Chuối tiêu Nuôi cấy mô 25-35 > 1.5 > 6- 7 Không
Cây con 80-100 8-10 4-6 Không
Chuối cau Nuôi cấy mô 25-35 > 1.5 > 6-7 Không
Cây con 70-80 8-10 4-6 Không
  1. Chọn đất trồng

Chuối không quá kén đất, tốt nhất là đất thịt nhẹ, đất phù sa, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, pH 6-7, chịu úng, chịu hạn kém nên mực nước ngầm tối thiểu 0,5m, chủ động về nước tưới.

  1. Mật độ, khoảng cách trồng
Đất trồng chuối Khoảng cách [m x m] Mật độ [cây/ha]
Đất màu mỡ 3 x 4 833
Đất trung bình 3 x 3 1.111
Đất xấu 2 x 2.5 2.000
  1. Chuẩn bị đất trồng cây

6.1. Làm đất, đào hố:

Trước trồng 1 tháng dọn và vệ sinh vườn, cày sâu 30cm. Phóng lô, cắmtiêu đảm bảo cây trồng thắng hàng. Hố có kích thước 40 x 40 x 40 cm. Trồng chuối, nên trồng theo hướng Đông-Tây để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời, trồng hàng đơn hoặc hàng kép.

Kỹ thuật hiện nay trồng chuối thường sẻ rãnh thấp sau đó hàng năm bồi thêm đất để chống đổ ngã và dễ chăm sóc.

6.2. Phân bón lót: Lượng phân bón lót tính theo hố:

Đơn vị tính Hữu cơ hoai [kg] Lân nung

chảy [kg]

Chất giữ ẩm AMS-1 [g] Vôi bột

[kg]

NPK 15.15.15.TE [kg]
Cây 10 0.7 50 0.3 0.15
Ha 20000 1400 100 600 300

Phân lót trộn đều với đất và cho xuống hố. Vun ụ đáy 60cm, mặt trên 40 cm, cao 10-15 cm.

  1. KỸ THUẬT TRỒNG

7.1. Trồng chuối nuôi cấy mô

Khoét 1 lỗ chính giữa ụ, sâu hơn bầu cây 2-3 cm. Rạch và loạibỏ túi bầu, nhẹ nhàng đặt bầu cây xuống lỗ đã khoét, ngắm cây thẳng theo chiều thẳng đứng, chiều ngang và dọc với các cây xung quanh, nén chặt đất quanh bầu cây. Tưới đẫm cho cây cuối buổi, giữ ẩm thường xuyên. Kiểm tra ẩm đất bằng máy đo ẩm kế cầm tay.

7.2. Trồng chuối từ chồi con

Đặt mặt cắt của củ cây giống về một phía để khi trổ, buồng cùnghướng về một phía theo chiều ngược lại, thuận tiện cho thu hoạch. Nếu trồng trên sườn dốc thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống phía chân đồi, khi cây trổ, buồng chuối sẽ ở phía trên.

  1. KỸ THUẬT CHĂM SÓC

8.1. Nước tưới cho chuối:

Sử dụng tưới nhỏ giọt, có thể kết hợp bón phân qua hệ thốngtưới, Nếu hệ thống tưới nhỏ giọt chưa lắp có thể tưới thủ công hoặc bán thủ công. Sử dụng máy đo ẩm kế cầm tay xác định ẩm đất 2 lần/ngày vào 6-7h và 15-16h. Ẩm đất 80% dừng tưới, khơi mương rãnh, tiêu nước.

8.2. Tỉa chồi, định hình chồi vụ 2, vụ 3

Tỉa chồi: tiến hành thường xuyên [1 tháng/lần]vào ngày nắng ráo, dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và hủy đỉnh sinh trưởng.

Sau trồng khoảng 6 tháng, cây chuẩn bị trỗ buồng, chọn và để lại 1-2 chồi to mập, sau thu hoạch tỉa và chỉ để lại 1 chồi.

Trong trường hợp cần rải vụ thu hoạch, số lượng chồi, thời gian tỉa chồi sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sản lượng và thời gian xuất hàng.

8.3. Làm cỏ chuối:

Sử dụng nilon phủ luống để hạn chế cỏ. Khi cây còn nhỏ có thể sửdụng máy phay làm cỏ kết hợp xới xáo đất.

8.4. Bẻ bắp và bao buồng chuối

Khi bắp nở đến nải thứ 6-10 [tùy giống và sinh trưởng cây] sẽ tiến hành cắt bắp.

Sử dụng túi nilon màu xanh lá cây, đường kính 0.8m, chiều dài 1-1.2m bao buồng quả, buộc chặt phía trên, dưới để hở. Trên mặt túi có các lỗ nhỏ đường kính 2mm, khoảng cách 2 x 2cm để thoát nhiệt và ẩm. Trước khi bao buống cần phun 1 lượt thuốc Actara 25WG.

8.5. Bón thúc phân cho chuối

Trên những vùng đất nghèo dinh dưỡng cần chú ý bổ sung Canxi- Bo giúp cây sinh trưởng tốt và hạn chế nứt trái.

Lượng phân bón cho cây như sau:

Năm Hàm lượng nguyên chất [kg/ha/năm]
N P2O5 K2O
Vụ 1 600 320 1200
Vụ 2 480 280 960
Vụ 3 480 280 960

Ghi chú: Cây chuối vụ 2 và 3 có thời gian sinh trưởng cùng cây mẹ trung bình 3-4 tháng nên lượng phân bón thúc chuối vụ 2 và 3 sẽ giảm 20% so với vụ 1.

Chi tiết lượng phân thương phẩm bón thúc cho chuối các vụ 2 và 3 xem phụ lục.

8.5.2. Số lần bón và tỷ lệ các loại phân bón thúc cho chuối:

Thời gian N [%] P2O5 [%] K2O [%]
Sau trồng 1 tháng 15 50 10
Sau trồng 2 tháng 15 20 15
Sau trồng 3 tháng 20 20 15
Sau trồng 4 tháng 20 10 20
Sau trồng 5 tháng 15 0 20
Sau trồng 6 tháng 15 0 20

Nếu bón thủ công thì rạch hàng sâu 10-15cm, rộng 10-15cm, cách gốc cây 0,4-0,7m, cho phân xuống, lấp đất và tưới ẩm. Sau khi bón phân qua đường ống tưới cần phải tưởi bằng nước để xúc rửa đường ống tưới.

Sau thu hoạch, bón hết 100% lượng phân chuồng và vôi nông nghiệp. Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây để bổ sung phân bón lá.

Lượng phân vô cơ bổ sung thêm 3 -6 đợt phân NPK để nuôi cây và trái. Đảm bảo lượng phân bón không vượt quá định mức cho phép.

  1. Sâu bệnh hại chính trên chuối và biện pháp phòng trừ
Sâu bệnh Bộ phận, triệu chứng

bị hại

Biện pháp phòng trừ
Sâu đục gốc, thân chuối Sâu  đục  và  làm  thối  củ, thân  chuối,  tạo  vết  thương cho nấm xâm nhập gây hại. Bị  nặng  cây  suy  yếu  và
chết, năng suất giảm.
– Tiêu hủy cây bệnh nặng, sát trùng hố bằng vôi.

Không lấy cây giống trên vườn bệnh.

Chẻ, úp thân chuối bẫy trưởng thành. Xử lý đất trước khi trồng  bằng Regent 0.3GR, Diazan 10H [20-30 kg/ha]

Sâu cuốn lá chuối Sâu  ăn  lá,  cắt  và  cuốn  lá thành   tổ.   Làm   cây   sinh trưởng   chậm,   năng   suất giảm. Ngắt bỏ, tiêu hủy các tổ sâu.

Tạo thông thoáng vườn cây. Phun Actara 25WG; Ammate 150EC, Pegasus 500SC, Etimex 2.6EC… 2-3 lần, cách nhau 5-7 ngày.

Bọ trĩ hại chuối Chích hút dịch quả non, lá non, gây các vết nhám, làm giảm giá trị thương phẩm Chích vào cuống buồng chuối bằng 1 trong các thuốc Movento 1500D, Oshin 20WP, Actara 25WG. Bao buồng quả bằng túi nilon.
Tuyến trùng hại chuối Tạo các u sẩn trên rễ cây, làm  hỏng  rễ.  Cây  suy  yếu và có thể chết. Xử lý đất bằng Vifu super 5GR, Regent 0.3GR, Diazan 10H [20-30 kg/ha]; Tiêu hủy cây bệnh nặng, sát trùng hố bằng vôi.
Bệnh đốm lá Sigatoka Gây   các   mảng   đen   nâu trên lá  làm  giảm  quang  hợp, cây suy yếu, giảm năng suất. Vệ sinh vườn thông thoáng, kiểm soát ẩm đất, bón phân cân đối, đầy đủ, tiêu hủy lá bệnh.
Phun Antracol 70WP, Score 250EC, Vimonyl 72WP, Kocide 46.1WP; Kasuran 47WP…phun 3-4 lần, cách nhau 5-7 ngày/lần.
Bệnh héo vàng Panama Gây  hại  gốc,  thân,  lá,  làm vàng lá, thối thân gốc, cây suy yếu và chết. Năng suất giảm. Không để vườn quá ẩm hoặc ngập úng. Xử lý đất bằng Trico trước trồng, sử dụng phân hữu cơ hoai mục, phân gà để bón lót. Phun thuốc Moren 25WP, Vimonyl 72WP… 3-4 lần, 5-7 ngày/lần.
Bệnh chùn đọt Lá  mọc  sít,  sinh  trưởng chậm.   Không   trỗ   buồng hoặc  trỗ  ngang  thân,  cây
suy yếu và chết.
Tiêu hủy cây bệnh nặng, sát trùng hố bằng vôi.Không để vườn quá ẩm hoặc ngập úng; Phun thuốc trừ rệp bằng Etimex 2.6EC, Confidor 100SL, Movento 100OD…
  1. Thu hoạch và bảo quản

10.1 Thu hoạch

  • Chuối tiêu: Từ trồng đến trổ buồng khoảng 6 tháng, từ trổ buồng đến thu hoạch khoảng 3 tháng. Độ chín quả được xác định qua màu sắc vỏ bắt đầu chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt, quả căng đầy nhưng vẫn còn góc cạnh, thịt quả chuyển từ trắng sang phớt hồng.
  • Chuối cau: Từ trồng đến trổ buồng khoảng 5 tháng, từ trổ buồng đến thu hoạch khoảng 1,5-2 tháng. Độ chín quả được xác định qua màu sắc vỏ bắt đầu chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt, quả căng đầy nhưng vẫn còn góc cạnh, thịt quả chuyển từ trắng sang phớt hồng.
  • Thu hoạch lúc trời mát, tránh va trạm mạnh sẽ làm tổn thương trái. Không để trực tiếp xuống đất.

10.2 Bảo quản

  • Chuối thu hoạch về được vệ sinh, sát khuẩn và dấm ủ trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Bảo quản ở nhiệt độ mát 20-250C, thời gian bảo quản được 3 – 5 ngày.
  • Đối với chuối cau, để chín tự nhiên chuối chín từ từ và giữ được cuống trái màu xanh. Sau từ 3-7 ngày chuối chín, sử dụng được./.

Chủ Đề