Trình bày các chủ the tham gia thị trường chứng khoán

Trình bày các chủ the tham gia thị trường chứng khoán

Tổ chức phát hành chứng khoán: Là các bên thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. So sánh đơn giản, các tổ chức phát hành chứng khoán là đơn vị bán ra cổ phiếu (hàng hóa) để đổi lấy vốn (tiền) từ nhà đầu tư trong thị trường. Nhà phát hành chứng khoán có thể là Chính phủ (phát hành trái phiếu), công ty (cổ phiếu, trái phiếu) hoặc tổ chức tài chính (công cụ tài chính như trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng,…).

Trình bày các chủ the tham gia thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư tổ chức: Thường là những công ty đầu tư hoặc quỹ đầu tư (có thể là doanh nghiệp có lượng vốn nhàn rỗi đầu tư) mua hoặc bán chứng khoán trên thị trường. Các nhà đầu tư doanh nghiệp thường sở hữu lượng vốn lớn cùng đội ngũ chuyên viên tài chính giàu kinh nghiệm, thường xuyên thực hiện các giao dịch chứng khoán nhằm đem lại lợi nhuận hoặc phục vụ mục đích dự phòng cho hoạt động kinh doanh chính (công cụ phái sinh).

Trình bày các chủ the tham gia thị trường chứng khoán

Nhà đầu tư cá nhân: Là những cá nhân đơn lẻ, tham gia mua bán trên thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tư cá nhân được coi là nhà đầu tư “không chuyên”. Trong khi đó, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là những chuyên gia có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán. Họ thường có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc nắm giữ danh mục đầu tư ít nhất 2 tỷ đồng.

Trình bày các chủ the tham gia thị trường chứng khoán

Công ty chứng khoán: Là trung gian đứng giữa tổ chức phát hành và các nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư mở tài khoản, lưu ký chứng khoán, cung cấp các công cụ giao dịch thuận tiện trong việc mua bán cổ phiếu. Các công ty chứng khoán có những nghiệp vụ cơ bản như môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, lưu ký, ngân hàng đầu tư, cho vay ký quỹ...

Trình bày các chủ the tham gia thị trường chứng khoán

Sở Giao dịch Chứng khoán: Tổ chức này thực hiện vận hành thị trường, qua đó cho phép người mua và người bán gặp nhau. Ngoài ra, sở cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán phù hợp với quy định của luật pháp và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Trình bày các chủ the tham gia thị trường chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Là đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Tài chính quản lý thị trường chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, đồng thời quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

(Theo Zing)

Trình bày các chủ the tham gia thị trường chứng khoán

Gần đây khi lượng nhà đầu tư cá nhân trong nước tham gia thị trường chứng khoán ngày càng đông thì các đội, nhóm được gọi là “tư vấn” mở ra cũng nhan nhản trên Facebook, Zalo và các diễn đàn.

Mục lục bài viết

  • 2. Sàn giao dịch chứng khoán là gì?
  • 3. Chủ thể phát hành chứng khoán
  • 4. Nhà đầu tư chứng khoán
  • 5. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
  • 5.1. Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK
  • 5.2. Sở giao dịch chứng khoán
  • 5.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
  • 5.4. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
  • 5.5. Các tổ chức hỗ trợ
  • 5.6. Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm

1. Thị trường chứng khoánlà gì?

Thị trường chứng khoánlà một tập hợp bao gồm những người mua và người báncổ phiếu(hay chứng khoán), thứ đại diện cho quyền sở hữu của họ đối với một doanh nghiệp; chúng có thể bao gồm cáccổ phiếuđược niêm yết trênsàn giao dịch chứng khoánđại chúng, hoặc những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai, ví dụ như cổ phần của một công ty tư nhân được bán cho cácnhà đầu tưthông qua các nền tảnggọi vốn cộng đồng. Những khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán hầu hết được thực hiện thông quamôi giới chứng khoánvànền tảng giao dịch điện tử.

Cổ phiếu có thể được phân loại theo quốc gia nơi công ty được đặt trụ sở. Ví dụ,NestlévàNovartiscó trụ sở ở Thụy Sĩ và được giao dịch tạiSàn giao dịch SIX Thụy Sĩ, vì thế chúng có thể được coi là một phần của thị trường chứng khoánThụy Sĩ, mặc dù vậy, có những cổ phiếu vẫn có thể được giao dịch tại các quốc gia khác, ví dụ nhưBiên lai lưu ký Mỹ(ADR) tại thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.

2. Sàn giao dịch chứng khoán là gì?

Sàn giao dịch chứng khoán là một sàn giao dịch, tại đó những người môi giới chứng khoán và nhà giao dịch có thể mua và bán cổ phần thông qua cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán. Trong thị trường, có nhiều công ty lớn niêm yết cổ phiếu của họ trên một sàn giao dịch chứng khoán nào đó. Điều này giúp cho cổ phiếu của họ có tính thanh khoản cao hơn và do vậy, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Sàn giao dịch cũng đóng vai trò như một bên bảo lãnh cho giao dịch mua bán. Các cổ phiếu khác có thể được giao dịch "qua quầy" (OTC), có nghĩa thông qua đại lý. Một số công ty đủ lớn thậm chí còn niêm yết cổ phiếu của họ tại nhiều hơn một sàn giao dịch ở các quốc gia khác nhau để thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Các sàn giao dịch chứng khoán cũng có khả năng thực hiện việc giao dịch của những loại chứng khoán khác, ví dụ như chứng khoán lãi suất cố định (trái phiếu) hoặc (ít phổ biến hơn) chứng khoán phái sinh, loại hình thường được giao dịch theo qua quầy.

Giao dịch trên thị trường chứng khoán có nghĩa là việc chuyển nhượng (trao đổi để lấy tiền) một loại cổ phiếu hoặc chứng khoán từ người bán cho người mua. Điều này yêu cầu cả hai bên phải có sự đồng thuận về giá cả. Sau khi giao dịch, người mua đã có vốn chủ sở hữu thông qua việc nắm giữ cổ phiếu, qua đó nhận được quyền lợi sở hữu đối với trong công ty phát hành loại cổ phiếu đó.

Những người tham gia trong thị trường chứng khoán bao gồm từ những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ cho tới những tổ chức có nguồn vốn khổng lồ đến từ các quốc gia khác trên thế giới, đó có thể là các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí hoặc quỹ phòng hộ. Những lệnh mua hay bán của họ có thể được thực hiện thông qua một nhà giao dịch (cá nhân hoặc tổ chức) trên sàn chứng khoán.

3. Chủ thể phát hành chứng khoán

Chủ thể phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa của thị trường chứng khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như: các Quỹ đầu tư; tổ chức tài chính trung gian…

– Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể phát hành các chứng khoán: Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu địa phương; Trái phiếu công trình; Tín phiếu kho bạc.

– Công ty là chủ thể phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.

– Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công cụ tài chính nhưcác trái phiếu, chứng chỉ hưởng thụ… phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phù hợp với đặc thù hoạt động của họ theo Luật định.

4. Nhà đầu tư chứng khoán

Chủ thể đầu tư là những người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tưcó thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tưcá nhân và nhà đầu tưcó tổ chức.

– Các nhà đầu tư cá nhân Nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tưthì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận càng cao thì mức độ chấp nhận rủi ro phải càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng nhưmức độ chấp nhận rủi ro của mình.

– Các nhà đầu tư có tổ chứcNhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tưchuyênnghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các ngân hàng thương mại, côngty chứng khoán, công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm.

5. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

5.1. Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK

Lịch sử hình thành và phát triển TTCK đã cho thấy, đầu tiên thị trường chứng khoán hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu như chưa có sự quản lý. Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và đảm bảo sự hoạt động của thị trường được thông suốt, ổn định và an toàn, bản thân các nhà kinh doanh chứng khoán và các quốc gia có thị trường chứng khoán hoạt động cho rằng cần phải có cơ quan quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán. Chính vì vậy, cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán đã ra đời.

Cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán được hình thành dưới nhiều mô hình tổ chức hoạt động khác nhau, có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước cơ quan này trực thuộc Chính phủ, nhưng có nước lại có sự kết hợp quản lý giữa các tổ chức tự quản và Nhà nước. Nhưng tựu chung lại, cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK do Chính phủ của các nước thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững..

Cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK có thể có những tên gọi khác nhau, tuỳ thuộc từng nước và nó được thành lập để thực hiệnchức năngquản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán.

Tại Trung Quốc, ban đầu Ngân hàng nhân dân Trung Quốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của TTCK. Cùng phối hợp thực hiện chức năng quản lý với Ngân hàng nhân dân còn có cơ quan Hội đồng Nhà nước trong lĩnh vực cổ phần hóa các doanh nghiệp. Do không nằm cùng trong một tổ chức độc lập nên việc quản lý thị trường không được chặt chẽ, kém hiệu quả. Ngày 29/12/1998, Luật chứng khoán Trung Quốc được thông qua đã tập trung việc giám sát, quản lý TTCK vào một cơ quan duy nhất đó là Uỷ ban giám quản chứng khoán của Quốc vụ viện Trung Quốc. Tại Anh cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK là Uỷ ban đầu tưchứng khoán (SIB – Securities Investment Board). Uỷ ban này là một tổ chức được thừa nhận trong đạo luật về các dịch vụ tài chính ban hành năm 1986.

Tại Mỹ, Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC – Securities anh Exchange Commision) là một cơ quan của liên bang có tưcách pháp lý thực hiện việc quản lý thị trường chứng khoán. Tất cả các tổ chức hoạt động trong ngành chứng khoán đều phải đăng ký, báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán. Tại Nhật Bản, năm 1992, Uỷ ban giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán (ESC – Exchange Surveillance Commission) được thành lập, năm 1998 đã đổi tên thành Financial Supervision Agency (FSA) với chức năng cơ bản là tiến hành điều tra và xử lý các giao dịch gian lận trên thị trường chứng khoán. Các chức năng quản lý thị trường chứng khoán chung do Tổng cục chứng khoán thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản đảm nhiệm.

Tại Hàn Quốc, quản lý Nhà nước về TTCK có Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán (SEC – Securities Exchange Commission) và Uỷ ban giám sát chứng khoán (SSB – Securities Supervise Board) (từ năm 1998 đổi tên thành Financial Supervision Commision) được đặt dưới sự quản lý của Bộ Kinh tế – Tài chính. Ban giám sát chứng khoán là cơ quan chấp hành của Uỷ ban Chứng khoán và giao dịch chứng khoán thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán. Từ những kinh nghiệm học tập được ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển, với sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế, Việt Nam đã thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK trước khi ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thành lập theo Nghị định số 75 CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ. Theo đó, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là một cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối vớithị trường chứng khoán ở Việt Nam.

5.2. Sở giao dịch chứng khoán

Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành TTCK thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định của luật pháp và Uỷ ban chứng khoán.

5.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trường. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là một tổ chức tự quản, thực hiện một số chức năng chính nhưsau:

– Đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực chứng khoán.

– Khuyến khích hoạt động đầu tưvà kinh doanh chứng khoán

– Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán hiện hành. – Giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên.

– Tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán

– Hợp tác với Chính phủ và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề có tác động đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.

5.4. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán đáp ứng đủ các điều kiện của Uỷ ban chứng khoán sẽ thực hiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.

5.5. Các tổ chức hỗ trợ

Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như: cho vay tiền để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Các tổ chức hỗ trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau, có một số nước không cho phép thành lập các loại hình tổ chức này.

5.6. Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm

Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành (TCPH) theo những điều khoản đã cam kết của TCPH đối với một đợt phát hành cụ thể. Hệ số tín nhiệm được biểu hiện bằng các chữ cái hay chữ số, tuỳ theo quy định của từng công ty xếp hạng. Ví dụ, hệ thống xếp hạng Moody , sẽ có các hệ só tín nhiệm được ký hiệu là aaa, aa1, Baa1, hay B1…; hệ thống xếp hạng của S&P, có các mức xếp hạng AAA, AA+, AA, AA-, A+, A… Các nhà đầu tưcó thể dựa vào các hệ số tín nhiệm về TCPH do các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm cung cấp để cân nhắc đưa ra quyết định đầu tưcủa mình. Các công ty đánh giá (xếp hạng) hệ số tín nhiệm có vai trò quan trọng trong việc phát hành các chứng khoán, đặc biệt là phát hành các chứng khoán quốc tế.