Trẻ không sốt uống thuốc hạ sốt có sao không

Bé sốt uống thuốc không hạ sốt thì phải làm sao?

Thứ Hai ngày 20/11/2017

  • Quy tắc an toàn khi dùng thuốc hạ sốt trẻ em bố mẹ cần biết
  • Cách chọn đúng loại thuốc hạ sốt cho trẻ em
  • Trẻ bị sốt có nên đi tất và cách xử lý đúng khi trẻ sốt cao lạnh run

Sốt là một triệu chứng lâm sàng gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ, khi bé bị sốt các mẹ thường tự cho bé uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, nên làm gì nếu bé sốt

Sốt có thể là biểu hiện ban đầu của rất nhiều bệnh lý khác nhau, cách dễ nhận biết bé có bị sốt hay không đó là kiểm tra bằng cách sờ tay vào người bé và dùng nhiệt kế. Nếu cơ thể bé nóng ran và có nhiệt độ cao trên 37,5 thì khi đó bé đã bị sốt.

Trẻ không sốt uống thuốc hạ sốt có sao không
Sốt là biểu hiện có ở hầu hết trẻ nhỏ.

Phần lớn các mẹ thường ngay lập tức cho bé uống thuốc hạ sốt khi bé bị ốm. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp bé sốt uống thuốc không hạ, khi gặp phải vấn đề này, trước hết các mẹ cần xác định nguyên nhântại sao.

Lí do cơ thể bé không phản ứng tích cực với thuốc hạ sốt có thể do:

– Thứ nhất, có thể do bố mẹ chăm sóc bé chưa đúng cách khi bé bị sốt. Khiến cho bé sốt uống thuốc không hạ hoặc có hạ nhưng không đáng kể và mỗi lúc lại sốt cao hơn.

– Thứ hai, có thể bé đang mắc phải một số loại bệnh nguy hiểm khác như nhiễm trùng, sốt xuất huyết,…Lúc này, cần đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.

Có thể thấy việc bé sốt uống thuốc không hạ hoàn toàn do những nguyên nhân chủ quan từ cơ thể bé hoặc do yếu tố khách quan như cách chăm sóc trẻ bị sốt của bố mẹ chưa thực sự phùhợp.

Khi bé bị sốt, bố mẹ cần:

Trẻ không sốt uống thuốc hạ sốt có sao không
Mẹ nên cho bé uống nhiều nước.

– Cởi bỏ bớt quần áo dàyvà gỡ bỏ bớt chăn mền, khăn,…quấn quanh người bé. Sau đó dùng một chiếc khăn ướt mát chườm lên trán bé, dùng một chiếc khăn khác nhúng nước ấm lau khắp người bé. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu và làm bé mát hơn. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của bé hạ xuống mức bình thường (37 độ C). Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30-45 phút.

– Bổ sung các thực phẩm mát cho bé như trái cây, rau củ. Khi bị sốt bé rất dễ bị mất nước nên cần cho bé uống nhiều nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ.

– Đánh cảm cho bé bằng lòng trắng trứng gà hoặc các loại lá.

– Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 39 độ, sử dụng các loại thuốc hạ sốt liều nhẹ và không có tác dụng phụ. Nhớ phải chú ý cho bé uống đúng liều, theo dõi trong suốt quá trình sau khi bé uống thuốc.

– Nếu nhiệt độ cơ thể bé cứ tăng, bé sốt uống thuốc không hạ thì bố mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ ngay.

Những điều bố mẹ nên tránh khi chăm sóc bé bị sốt:

– Khi bé bị sốt thường hay có dấu hiệu bàn chân lạnh hoặc bé có cảm giác lạnh, bố mẹ không nên vì thế mà mặc thêm quần áo, đi tất, quấn chăn hay bôi cao cho bé. Vì như thế sẽ chỉ giữ hơi nóng ở người bé khiến việc hạ sốt trở nên khó khăn.

– Khi bé sốt uống thuốc không hạ không nên dùng thêm nước đá lạnh để lau mát hạ sốt.

– Tránh cho bé ăn các thực phẩm như gừng, trứng, thịt gà,…vì những thực phẩm này có tính giữ nhiệt không tốt cho việc hạ sốt. Cũng không được ăn những thực phẩm lạnh như kem, đá xay,…

Trẻ không sốt uống thuốc hạ sốt có sao không
Uống thuốc hạ sốt tùy ý có thể khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

– Tránh tâm lý nôn nóng muốn bé hạ sốt nhanh mà vừa cho trẻ uống thuốc vừa dùng viên đặt hậu môn, việc này sẽ gây nên tình trạng quá liều.

– Không được tự ý truyền nước cho bé nếu thấy bé sốt uống thuốc không hạ mà phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

Sốt là biểu hiện thường gặp ở trẻ em, chính vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng mà hãy trang bị những kiến thức cần thiết về cách điều trị khi trẻ bị sốtđể giúp con mình đối phó với bệnh tật và sớm khỏi bệnh.

Phương Linh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • cách hạ sốt
  • thuốc hạ sốt

Trẻ bị sốt thường mệt mỏi, cơ thể khó chịu dẫn đến cáu kỉnh, quấy khóc. Tuy nhiên sốt không phải là bệnh mà là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại những viêm nhiễm. Đa phần sốt không kèm các triệu chứng khác không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên mẹ vẫn cần chú ý chăm sóc bé để bé hạ sốt và cảm thấy dễ chịu, ăn ngon, ngủ tốt hơn.

1. Đừng vội cho bé dùng thuốc kháng sinh

Bé không cần dùng kháng sinh, kể cả khi bé bị sốt cao 38-39 độ C. Thông thường bé chỉ cần uống thuốc hạ sốt có paracetamol. Chỉ định và liều lượng cần phải tham khảo bác sỹ chuyên môn. Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ bé bị sốt siêu vi, sốt do vi khuẩn gây nên.

Vậy mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt như thế nào? Thuốc hạ sốt uống chung với sữa được không? Có nên pha thuốc hạ sốt vào sữa? Câu trả lời là không có được pha thuốc hạ sốt vào sữa vì thuốc có thể phản ứng với các thành phần của sữa dẫn tới tình trạng thuốc không phát huy được tác dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Xem thêm: Thuốc hạ sốt cho trẻ em phổ biến được nhiều người tin dùng

2. Giữ gìn vệ sinh thân thể

Giữ gìn vệ sinh thân thể, rửa tay sạch cho bé trước và sau khi ăn sẽ giúp bé hạ sốt và hồi phục nhanh hơn.

3. Cho bé ăn những thực phẩm tươi

Khi bé sốt, tăng cường cho bé ăn nhiều trái cây tươi, nước ép hoa quả, thực phẩm mềm, loãng để bé dễ tiêu và tăng sức đề kháng của bé. Đối với trẻ nhỏ chưa uống được nước ép trái cây, nên cho bé uống nhiều sữa để tránh bị mất nước.

4. Nếu con bị nôn mửa và tiêu chảy

Trường hợp bé bị sốt kèm theotriệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, đừng cố ép bé ăn. Thay vào đó, cho bé uống thật nhiều nước. Ngoài ra uống nước bù điện giải, nước muối loãng cũng giúp bé không bị mất nước do tiêu chảy. Một số trường hợp, bé cứ uống thuốc là bị nôn ra, nhưng mẹ lưu ý tuyệt đối không có được pha thuốc hạ sốt với sữa vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hạ sốt.

5. Bổ sung men vi sinh vào chế độ ăn của bé

Để hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện khả năng miễn dịch, khi bé sốt mẹ có thể cho bé ăn sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn.

6. Hạ sốt cho trẻ

Cách hạ sốt tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất mẹ có thể áp dụng là dùng khăn mềm ấm đắp trên trán trẻ, hoặc lau khăn ở những vùng như cổ, nách, bẹn.

7. Chú ý số lần tiểu tiện của bé

Nếu bé không tiểu tiện trong vòng 5-6 giờ, mẹ cần cho bé uống nhiều nước hoặc nước bù điện giải vì bé đang bị mất nước.

8. Lưu ý sau khi bé bị nôn

Sau khi bé bị nôn, tuyệt đối không cho bé uống nước hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác. Chờ ít nhất 30 phút mới cho bé ăn.

9. Theo dõi các triệu chứng khác

Nếu bé chỉ sốt và vẫn ăn ngủ bình thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên nếu bé sốt quá 3 ngày, kết hợp tiêu chảy và nôn 5-6 lần/ ngày, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện. Bé sẽ được xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh.

10. Bình tĩnh

Trong mọi trường hợp, người mẹ luôn cần bình tĩnh để chủ động, phán đoán và xử lý tình huống nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Cách hạ sốt cho trẻ an toàn và hiệu quả nhanh chóng

Làm gì và không nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Làm gì để phòng ngừa tình trạng sốt?

Trẻ em bị sốt là mối lo thường xuyên của mọi nhà, nhất là các gia đình mới sinh con đầu lòng. Vì quá lo nên nhiều bà mẹ thường dùng thuốc không đúng bệnh, dùng quá liều gây nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cần lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ?

– Thuốc hạ nhiệt tác dụng lên vùng dưới đồi đưa nhiệt độ trở về 37 độ C, làm cho thân nhiệt trở lại bình thường: thuốc có loại đơn chất (paracetamol) hoặc dưới dạng phối hợp (với các chất kháng histamin, vitamin B1, C…) cần được xác định rõ trước khi dùng (tên thuốc, hàm lượng).

– Không nên dùng nhiều loại có chung tác dụng cùng một lúc dễ gây ngộ độc vì quá liều như uống viên nén tiffy, decolgen, pamin, sirô tiffy, viên đặt hậu môn, viên sủi, thuốc bột… Liều dùng thường được xác định là 60 mg/kg/ngày, chẳng hạn, cháu nặng 10 kg, mỗi ngày có thể dùng 600 mg/ngày, khoảng 15 mg/kg trong 6 giờ hoặc 10 mg/kg trong 4 giờ. Thuốc gói, thuốc viên có nhiều hàm lượng khác nhau nên phải lưu ý khi dùng.

Trẻ không sốt uống thuốc hạ sốt có sao không

Liều dùng hạ sốt cho trẻ thường được xác định là 60 mg/kg/ngày

– Tìm nguyên nhân để điều trị, chỉ nên dùng thuốc khi sốt cao, kéo dài. Trong y tế thường quy ước sốt dưới 38 độ C là sốt nhẹ, từ 38 đến 39 độ C là sốt vừa, từ 39 đến 41 độ C là sốt cao, trên 41 độ C là rất cao.

– Nên dùng các biện pháp hạ sốt khác song song với việc dùng thuốc: lau mát chỗ da mỏng bằng nước ấm ở nơi kín gió, cởi bỏ bớt quần áo, không đặt nằm ở nơi quá nóng, ăn nhẹ dễ tiêu, uống nước như nước chanh, nước cam, orezol… (nếu sốt cao kéo dài sẽ mất nước gây co giật), không xoa bằng nước đá, dầu gió.

– Thuốc tác dụng nhanh ở môi trường lỏng, thuốc đạn có tác dụng hiệu quả như thuốc uống, chỉ nên dùng khi trẻ không uống được (bị nôn, không hấp thụ), thời gian tác dụng chậm hơn thuốc uống.

Có thể bạn quan tâm:

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Trẻ sốt phát ban cần xử trí như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sốt khi nào cần gặp bác sĩ?

– Cần theo dõi khi trẻ dùng thuốc có thể bị mẫn cảm với thuốc hay một trong những thành phần của thuốc (vì vậy, phải xem kỹ thành phần tá dược của thuốc). Thận trọng với bệnh nhân suy gan, suy thận.

Thuốc hạ sốt hoạt chất là paracetamol có nhiều loại khác nhau về thành phần và hàm lượng, dạng bào chế như:

+ Babyplex: thuốc cốm gồm có paracetamol 325mg, vitamin B1, chlorpheniramin maleat, tá dược vừa đủ 3 g. Liều dùng: ngày uống 3-4 lần, mỗi lần như sau: Trẻ dưới 1 tuổi: 1/4 gói, từ 1-5 tuổi: 1/3 gói, từ 5-10 tuổi: 1/2 gói, từ 10-15 tuổi: 1 gói. Hòa thuốc vào chén nhỏ với nước chín, không nên đổ thẳng thuốc vào miệng.

+ Panadol trẻ em: viên nhai màu hồng vị dâu chứa 120mg paracetamol. Liều dùng: từ 1-3 tuổi: 1 viên, từ 3-6 tuổi: 1-2 viên, từ 6-12 tuổi: 2 viên. Nếu cần dùng lại sau 4 giờ. Không quá 4 lần/ngày.

+ Effe-paracetamol: gói bột sủi gồm có paracetamol 200mg, vitamin C và tá dược. Liều dùng: từ 2-6 tuổi: 1 gói x 3 lần/ngày. Từ 6-15 tuổi: 1-2 gói x 3 lần/ngày. Trên 15 tuổi: 2 gói x 3 lần/ngày.

Efferalgan 80 mg: mỗi gói có paracetamol 80 mg – thuốc bột sủi bọt. Thường được chỉ định cho trẻ em cân nặng từ 8-15kg. Lưu ý: Không dùng thuốc này trong các trường hợp mẫn cảm với paracetamol, bệnh gan nặng, không dung nạp với fructose (vì có sorbitol). Trường hợp cần kiêng muối, hoặc ăn nhạt cần lưu ý vì mỗi gói thuốc có chứa 66 mg natri (phải trừ vào khẩu phần ăn hằng ngày).

+ Các trường hợp không dùng được thuốc đạn: dị ứng với paracetamol, bệnh gan nặng, mới bị viêm hậu môn, trực tràng, chảy máu trực tràng, thuốc có thể gây ngứa tại chỗ, tăng theo lần dùng, liều dùng, thời điểm dùng. Khi bị tiêu chảy không dùng viên đạn.

Những trường hợp sốt cần đưa trẻ đi cấp cứu

– Trẻ dưới 4 tuổi bị sốt 39 độ C trở lên.

– Trẻ sốt kèm theo cứng cổ, phồng thóp.

– Trẻ trên 4 tháng tuổi bị sốt 39 -40 độ C (đã uống thuốc nhưng không giảm sốt).

– Đã điều trị tại nhà quá 4-5 ngày vẫn không khỏi hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày.

Lưu ý:

– Đối với các loại thuốc panadol có thêm cafein chỉ dùng cho trẻ trên 7 tuổi (1 viên/lần, không quá 4 viên/24 giờ).

– Loại thuốc efferalgan codein chỉ dùng cho trẻ trên 15 tuổi

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/