Thuốc griseofulvin 500mg là thuốc gì

  • Griseofulvin 500mg là thuốc gì?
  • Thành phần của griseofulvin 500mg 
  • Quy cách đóng gói của griseofulvin 
  • Griseofulvin 500mg có giá bao nhiêu?
  • Chỉ định của griseofulvin 
  • Chống chỉ định của griseofulvin 
  • Tác dụng không mong muốn thường gặp của Griseofulvin 
    • *Thường gặp
    • *Ít gặp
    • *Hiếm gặp
  • Cách dùng và liều dùng của griseofulvin 500mg
    • *Cách dùng
    • *Liều dùng
  • Thận trọng khi sử dụng Griseofulvin
    • Phụ nữ có thai 
    • Phụ nữ đang cho con bú
    • Người lái xe và vận hành máy móc
  • Tương tác của thuốc Griseofulvin

Griseofulvin 500mg là loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng nấm. Griseofulvin 500mg là một sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén trực thuộc Công ty cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar Việt Nam.

Griseofulvin 500mg chứa dược chất chính là Griseofulvin 500mg và kết hợp cùng với các tá dược: tinh bột sắn, Talc, Povidone, Ethanol 96%, Sodium starch glycolate, Magnesium stearate, Lactose vừa đủ 1 viên.

Thành phần của griseofulvin 500mg 

Mỗi viên nén chứa:

Hoạt chất chính: Griseofulvin 500mg

Tá dược gồm: tinh bột sắn, Talc, PVP K30, Magnesium stearate, Ethanol 96%, Lactose vừa đủ 1 viên .

Quy cách đóng gói của griseofulvin 

  • Hộp 2 vỉ x 10 viên nén.

Griseofulvin 500mg có giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường griseofulvin đã được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc lẻ trên toàn quốc. Giá của một hộp griseofulvin 2 vỉ x10 viên đang có giá là 45.000VNĐ. 

Chỉ định của griseofulvin 

Griseofulvin có tác dụng:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh nhân mắc các bệnh ảnh về nấm da móng tay, móng chân, tóc, nấm da chân, nấm da đùi,  nấm râu, nấm da đầu và nấm do các loài Trichophyton, Epidermophyton hoặc Microsporum nhạy cảm gây ra.
  • Không sử dụng để điều trị viêm nhiễm nấm thể nhẹ hoặc thông thường đáp ứng với các loại thuốc chống nấm bôi tại chỗ.

Chống chỉ định của griseofulvin 

  • Không sử dụng cho người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin và người bị suy tế bào gan.
  • Không sử dụng cho người có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng không mong muốn thường gặp của Griseofulvin 

*Thường gặp

  • Nhức đầu [50% người gặp phải].
  • Buồn nôn, nôn, biếng ăn.
  • Nổi mẩn đỏ, nổi phát ban do mẫn cảm với ánh sáng, nổi ban đỏ đa dạng: dạng mụn nước hoặc dạng sởi.

*Ít gặp

  • Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, lú lẫn, trầm cảm kích thích, ngủ gà ngủ gật hoặc  mất ngủ.
  • Tiểu  chảy, đau bụng, nôn, co cứng vùng cơ bụng.
  • Xuất hiện các triệu chứng phản ứng giống bệnh huyết thanh, phù mạch.

*Hiếm gặp

  • Rối loạn thị giá, viêm dây thần kinh ngoại vi.
  • Miệng đau sưng viêm, rối loạn vị giác.
  • Giảm lượng bạch cầu và giảm bạch cầu hạt trong máu.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần chủ động đến trung tâm y tế gần nhất khi xuất hiện các triệu chứng tác dụng phụ xảy ra.

Cách dùng và liều dùng của griseofulvin 500mg

*Cách dùng

Người bệnh nên uống Griseofulvin 500mg cùng với ít nhất 50ml nước lọc. Bệnh nhân không được phép nhai thuốc, nghiền viên thuốc vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc.

Khuyến cáo nên sử dụng griseofulvin 500mg kèm trong trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn 30 phút.

Người bệnh được tự ý sử dụng và thay đổi liều lượng mà cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.

*Liều dùng

Tùy vào tình trạng bệnh, tình trạng của cơ thể đáp ứng với thuốc, tuổi tác, cân nặng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp với từng đối tượng.

  • Người lớn mỗi ngày uống từ 1 đến 2 viên [chia làm 2 lần].
  • Trẻ em trên 2 tuổi mỗi ngày uống 10mg/kg, [có thể chia làm 2 lần].

Thời gian điều trị tham khảo với từng loại bệnh như sau:

  • Nấm da thân: sử dụng liều duy trì từ 2 đến 4 tuần
  • Nấm da đầu: sử dụng liều duy trì từ 4 đến 6 tuần
  • Nấm da chân: sử dụng liều duy trì  từ 4 đến 8 tuần
  • Nấm móng: sử dụng liều duy trì từ 4 tháng đến 1 năm.

Thận trọng khi sử dụng Griseofulvin

  • Hoạt chất Griseofulvin có khả năng gây độc, người bệnh cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Với bệnh nhân điều trị dài ngày phải thường xuyên kiểm tra chức năng  và máu trong thời gian sử dụng thuốc. Cần ngừng thuốc khi xuất hiện hiện tượng giảm bạch cầu hạt. 
  • Griseofulvin đôi khi sẽ gây phản ứng mẫn cảm với ánh sáng có thể khiến bệnh lupus ban đỏ xuất hiện. 

Phụ nữ có thai 

Không dùng griseofulvin cho phụ nữ đang mang thai hoặc có dự định mang thai, vì có thể gây quái thai hoặc làm sẩy thai.

Phụ nữ đang cho con bú

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê công bố tác dụng không mong muốn xảy ra với phụ nữ đang cho con bú.

Người lái xe và vận hành máy móc

Chưa có số liệu thống kê về tác dụng  không mong muốn.

Tương tác của thuốc Griseofulvin

  • Không nên sử dụng rượu bia đồng thời khi đang sử dụng thuốc griseofulvin, vì nó sẽ khiến tim đập nhanh, đỏ bừng và người vã mồ hôi.
  • Phenobarbital có thể làm giảm nồng độ griseofulvin trong máu do làm giảm hấp thu griseofulvin và gây cảm hứng enzym cytochrom P450 ở microsom gan, do đó tốt nhất là không dùng đồng thời hai loại thuốc này với nhau. Nếu trường hợp phải dùng đồng thời thì nên chia liều griseofulvin thành 3 lần/ngày.
  • Thuốc chống nhóm coumarin: tác dụng warfarin sẽ bị giảm, có thể cần điều chỉnh liều thuốc chống đông khi điều trị đồng thời và sau khi ngừng sử dụng thuốc griseofulvin. 
  • Sử dụng thuốc tránh thai dạng uống: đồng thời với griseofulvin có thể làm tăng chuyển hóa estrogen dẫn đến mất kinh, tăng chảy máu giữa vòng kinh và làm giảm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai, gây mang thai ngoài ý muốn. 
  • Sử dụng đồng thời griseofulvin và theophylin làm tăng thanh thải theophylin và rút ngắn t ½ theophylin.
  • Sử dụng griseofulvin với người đang dùng aspirin sẽ làm giảm động nồng độ salicylat trong huyết tương.
  • Griseofulvin và cyclosporin dùng kết hợp làm nồng độ cyclosporin trong máu.

Chủ Đề