Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay

Sau một thời gian dài phải học trực tuyến, rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì con mình đã “nghiện” game hoặc trở thành game thủ. Thậm chí, nhiều ông bố, bà mẹ cảm thấy bất lực khi mà sau giãn cách, phải đi làm trở lại, không thể kè kè bên con mỗi khi học online như trước. Đây chính là điều kiện thuận lợi để những đứa trẻ này tranh thủ chơi game cả trong giờ học và sau giờ học khi không có người giám sát.

Ngoài ra, khi bố mẹ đi làm, phải để thiết bị điện tử ở nhà cho con tự học online. Như vậy, vô hình chung đã “tiếp tay” để các em nhỏ vùi đầu vào game online. Đến khi bố mẹ phát hiện ra thì con đã “nghiện” game từ lúc nào.

Có con trai đang học lớp 7, chị Đinh Thu Hồng (quận Cầu Giấy) chia sẻ, do đặc thù công việc, vợ chồng chị phải đi làm từ sáng sớm, để con trai ở nhà tự học online. Sáng nào con cũng dậy đúng giờ và vào zoom điểm danh đầy đủ. Tình cờ một lần về nhà vào giữa buổi, chị tá hóa khi thấy con vừa học online vừa chat, vừa chơi game trực tuyến.

“Khi nghỉ giữa tiết học hay hết giờ học cháu cũng “vùi đầu” vào điện thoại chơi game. Sau gần 2 năm học trực tuyến, giờ đây, con đã thành “game thủ". Đáng lo, khi nói chuyện với người lớn, thi thoảng con dùng những phát ngôn của nhân vật trong game, đêm ngủ hay giật mình và nói ú ớ. Thời gian học trực tuyến có thể còn kéo dài, tôi cảm thấy rất lo lắng và chưa tìm ra giải pháp nào để kiểm soát việc học, chơi của con”, chị Hồng bày tỏ.

Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay

Sau một thời gian dài phải học trực tuyến, rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì con mình đã “nghiện” game hoặc trở thành game thủ (Ảnh minh họa: KT)

Trong khi đó, chị Trần Thu Hằng (Tây Hồ, Hà Nội) dở khóc, dở cười kể về trường hợp “cá biệt” của con mình. Vốn đam mê game Liên quân, cậu con trai học lớp 10 của chị luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để chơi game. Các buổi sáng, sau khi vào phòng học của lớp bật camera điểm danh, lợi dụng lúc cô giáo đang say sưa giảng bài, con chị lại bật game chơi.

Sự việc chỉ bị phát hiện khi giám thị của lớp “zoom” màn hình và phát hiện những tia xanh, đỏ chạy loằng ngoằng phản chiếu qua cặp kính cận dày cộp của cậu. Ngay sau đó, cô giáo đã gọi điện cho phụ huynh phản ánh sự việc. Không thể chối cãi, cuối cùng cậu cũng phải nhận lỗi của mình và viết bản kiểm điểm cam kết không tái phạm.

Chị Hằng cảm thấy rất lo lắng, khi mà dạo này con thường xuyên thức khuya tới 1,2 giờ sáng để chơi game (vì ở phòng riêng nên bố, mẹ không thể giám sát được). Mỗi buổi sáng khi thức dậy, con luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và không hứng thú học hành.

Con cái nghiện game, chơi game trong giờ học online đang là tình trạng chung của nhiều gia đình khi con phải học trực tuyến kéo dài và được trao quyền sử dụng các thiết bị công nghệ.

Trên các diễn đàn xã hội, đây là chủ đề đang được nhiều cha mẹ quan tâm và đưa ra bàn thảo nhất. Phần lớn các bậc phụ huynh đều bày tỏ sự lo lắng cho việc tiếp thu kiến thức của con trong thời gian học tại nhà. Cùng với đó, niềm đam mê chơi game quá lớn dẫn đến con chểnh mảng học hành và có thể để lại những hệ lụy không thể lường trước được. Quan trọng hơn nữa, khi cả ngày vùi đầu vào game sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của con, thị lực giảm sút…

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, có tới 70 - 80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích game online, trong đó, tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%. Cơ quan này cũng công nhận chứng nghiện game là một bệnh lý trong danh sách phân loại bệnh quốc tế. Khi nghiện game, học sinh sẽ tìm đến trò chơi kể cả trong và ngoài giờ học, thậm chí chơi game mất kiểm soát.

Các chuyên gia y tế nhận định, trẻ nghiện game online thường dành nhiều thời gian với các trò chơi trong thế giới ảo. Trong đó có nhiều trò mang màu sắc bạo lực, làm ảnh hưởng, thậm chí là ám ảnh, tác động đến suy nghĩ, hoạt động của cuộc sống ngoài đời thực. Thực tế đã có nhiều trường hợp, trẻ em mê chơi game hành động mạnh đã bắt chước hành động như nhân vật trong game như: đánh, đấm nhau hoặc dùng những lời lẽ tiêu cực, không phù hợp với lứa tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em cho hay, trẻ em nghiện game online là một vấn nạn đã xảy ra từ khá lâu rồi. Khi đã nghiện game thì điều rõ nhất mà chúng ta nhận thấy ngay được đó là những thay đổi về tâm lý, sức khỏe của trẻ.

Nếu là trẻ nhỏ thì thường có biểu hiện mất ngủ, lo sợ, giật mình vào ban đêm. Nếu trẻ lớn hơn thì có biểu hiện hay cáu gắt, thường có các hành động bạo lực, hoang tưởng như các trò chơi trong game. Nguy hiểm hơn là sao nhãng học tập, cãi lại cha mẹ và có những hành động tiêu cực, vi phạm pháp luật hoặc nghiện các chất gây nghiện.

“Trẻ nghiện game thái quá sẽ chỉ thích sống trong thế giới ảo, dẫn đến nghèo nàn các kỹ năng xã hội, giảm sút các mối quan hệ thật; học hành kém hiệu quả; tổn hại về sức khỏe và thần kinh, có thể bị trầm cảm”, bác sĩ Nguyễn Trọng An cho biết.

Cả ngày học online, ôm điện thoại thông minh, máy tính, ipad, nhiều trẻ lao vào chơi game rồi nghiện game. Quản lý con trong thời điểm học trực tuyến này là một bài toán không đơn giản với các bậc phụ huynh.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An cho rằng, các bậc cha mẹ cần có biện pháp giám sát con cái thật chặt chẽ để đảm bảo rằng, quá trình trẻ em học trực tuyến của con được diễn ra lành mạnh. Con không bị nghiện game hay bị cuốn vào thế giới ảo.

Giải pháp cấp bách là cần phải cho các em học sinh quay trở lại trường học tập trung, bởi bị “nhốt” trong nhà một thời gian dài sẽ khiến các em bức bối, sang chấn tâm lý, lấy game làm niềm vui rồi cuối cùng bị ảnh hưởng về sức khỏe, tinh thần. Không chỉ trẻ em bị ảnh hưởng tiêu cực mà người lớn cũng bị ảnh hưởng theo, nếu không  kiềm chế được cảm xúc sẽ dẫn đến các hành động bạo lực với trẻ.

Để giúp trẻ "cai nghiện game", chuyên gia tâm lý đưa ra lời khuyên, khi ở nhà, bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện, tâm sự, vui chơi cùng con, giảm cảm giác nhàm chán cho trẻ vì thiếu không gian và không có người chơi cùng; Quản lý và quy định thời gian, thời điểm sử dụng thiết bị điện tử.

Thay vì cấm đoán, nên giải thích cho con hiểu sự nguy hiểm nếu sa đà quá nhiều vào game online; phân công con làm một số công việc nhà, giúp con dần tạo nếp sinh hoạt lành mạnh, cân bằng giữa học tập và vui chơi./.

Tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay vẫn đang là một vấn nạn khiến xã hội chưa thể có cái nhìn thiện cảm về trò chơi điện tử.

Tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay luôn là đề tài nóng của truyền thông, học đường và gia đình. Đã từng có thời điểm video game trở thành vấn nạn bị cả xã hội lên án. Chỉ cần cụm từ “trò chơi điện tử” xuất hiện là hầu hết mọi người đều gắn cho những điều xấu xa, tồi tệ nhất. Video game đã từng bị cho là nguồn cơn của mọi tệ nạn ở giới trẻ.

Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay

Ngày nay, cộng đồng game thủ đã trưởng thành hơn. Video game đem lại nhiều lợi ích về nghề nghiệp, tiền tài, danh tiếng nên xã hội đã không cái nhìn quá khắt khe như trước nữa. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của cộng đồng game thủ, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có cái nhìn sai lệch về trò chơi điện tử. Chính cái nhìn sai lệch đó đã khiến các bạn trẻ có những quyết định và hướng đi sai lầm và bế tắc. Dù cho cộng đồng người chơi game có cố gắng phát triển tới đâu thì chắc chắn vẫn sẽ có những con sâu làm rầu nồi canh, khiến video game không bao giờ nhận được sự thiện cảm từ xã hội.

Tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay

Cái sai lớn nhất của các bạn trẻ hiện nay là nhầm lẫn giữa “đam mê game” và “nghiện game”. Hai khái niệm này chỉ cách nhau có 1 sợi dây mỏng manh mà thôi. Đam mê là một yếu tố không thể thiếu trong cuộc sống của bất cứ ai. Chúng ta phải có đam mê thì mới có nỗ lực, có động lực phát triển tối đa bản thân. Hay đơn giản nhất thì đam mê là thứ giúp chúng ta quên đi bao phiền muộn sau một thời gian dài gồng mình lên trong cuộc sống. Nếu đam mê đó kiếm ra tiền thì lại càng đáng quý hơn nữa.

Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay

Tuy nhiên, nếu đam mê của bạn không kiếm ra tiền, ngược lại bạn còn phải gồng gánh, vất vả kiếm tiền nuôi đam mê đó thì điều đó rất dễ biến thành nghiện. Video game là một đam mê của biết bao người từ thuở ấu thơ. Nó giống như một liều thuốc giúp bao mệt mỏi tan biến sau một ngày dài học tập và làm việc. Chơi game rất vui, nhưng nhiều bạn trẻ đã quá sa đà vào niềm vui đó mà đánh mất đi chính mình. Để rồi khi không còn khả năng nuôi cái “đam mê game” đó, các bạn trẻ đã nghĩ ra nhiều cách tiêu cực. Xã hội và truyền thông đã từng gay gắt lên án những điều tiêu cực đó khiến biết bao người đam mê game chân chính bị vạ lây.

Có một điều tôi thấy rằng những ai có niềm đam mê thực sự với trò chơi điện tử, họ sẽ không bao giờ nói quá nhiều về điều đó. Họ tham gia cộng đồng, nói chuyện về game, tìm hiểu về game với mục đích khiến bản thân thấy vui. Họ không cần đợi ai phải nhắc nhở mà vẫn ý thức được cuộc sống của mình. Còn những bạn trẻ nghiện game thì khi bị ý kiến sẽ luôn đáp lại rằng: “Đây là đam mê của tôi, các người có quyền gì mà phán xét”… từ đó tạo nên nhiều câu hỏi bức xúc về tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay.

Thành công từ game: Ảo mộng của giới trẻ

Tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay cũng một phần đến từ những thành công quá lớn của các streamer hay youtuber trong cộng đồng. Có thể so sánh sự thành công nhờ trò chơi điện tử giống như ảo mộng vĩnh hằng vậy. Nó khiến nhiều bạn trẻ làm tưởng rằng ai cũng dễ dàng có được thành công trong lĩnh vực này. Thậm chí có một hiểu lầm cực nguy hiểm tồn tại trong giới trẻ với nghề streamer, đó là “chỉ ngồi chơi game mà vẫn có tiền và danh tiếng”.

Nhìn vào vẻ bề ngoài của các streamer/youtuber giàu có, các bạn thấy gì? Đó có phải là lương 8 triệu nhưng mua nhà 7 tầng và đi xe Mercedes? Hay đó có phải là trong tay sở hữu vài công ty rồi ở nhà Landmark? Riêng Mọt tôi khi nhìn vào thành công của các streamer đó, tôi thấy họ đã phải nỗ lực gấp bao nhiêu so với người bình thường, họ buộc phải đánh đổi nhiều đến thế nào, hay họ đã phải tự mày mò học tập ra sao.

Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ lại bị sự thành công bên ngoài đó làm cho ảo tưởng, thậm chí tới mức hoang tưởng. Nó khiến các bạn trẻ nghiện game quên ngày đêm với một mục đích duy nhất là giàu có được như người ta. Nguy hiểm hơn, có những bạn sẵn sàng đánh đổi con đường học tập đang rộng mở của mình để chạy theo cái ảo mộng đó. Nếu các bạn trẻ này có đủ vốn, đủ kiến thức, kế hoạch dài hạn và sự quyết tâm thì không ai cấm, nhưng sự thật là đa phần các bạn sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho kinh tế của bố mẹ và tự mình đóng lại cánh cửa tương lai vốn đang rộng mở của bản thân bởi những quyết định bồng bột.

Thành công thực sự chỉ đến khi các bạn nỗ lực, học hỏi thực sự. Thậm chí bạn phải đánh đổi bằng máu, nước mắt, tuổi thanh xuân hay cả sức khỏe. Chứ thành công không đến từ việc ngồi quán nét phì phò điếu thuốc, tay gõ bàn phím, mồm vừa chửi vừa thưởng thức cốc sting. Hay nó cũng chẳng đến khi các bạn tự giam mình trong thế giới ảo mà quên đi thế giới thật.

Vậy nên các bạn trẻ ạ. Nếu các bạn nghĩ rằng chỉ cần chơi game thôi mà cũng có thành công rồi bỏ hết việc học hành đi thì Mọt tôi dám chắc các bạn chỉ thành công trong giấc ngủ mà thôi.

Gia đình và sự nổi loạn ở tuổi dậy thì

Chúng ta không thể quy hết trách nhiệm về tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay cho xã hội được. Về cơ bản, việc các bạn trẻ tiếp nhận và đối mặt với những vấn nạn ngoài xã hội như nào đều do sự dạy dỗ của gia đình. Khi các bạn trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên, tâm tính sẽ thay đổi và bắt đầu có sự tò mò nhiều hơn về các vấn đề ngoài xã hội. Đây cũng là độ tuổi các bạn trẻ dễ bị dụ dỗ, lôi kéo nhất vào các tệ nạn. Nghiện game chính là một điều trong số đó.

Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay

Tuy nhiên, thay vì đặt ra câu hỏi “Tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay?” thì các bậc phụ huynh lại “Tao cấm mày chơi game”. Đây cũng là điều tất yếu khi đã từng có thời điểm video game bị cả xã hội và truyền thông lên án mạnh mẽ. Bố mẹ cũng có cái lý của mình khi cấm đoán hoàn toàn con cái chơi game. Mọt tôi không hề có ý kiến về việc đó. Nhưng khi các bạn trẻ đang ở tuổi nổi loạn thì cấm không phải là một phương pháp dạy dỗ hay. Ngay cả bản thân tôi khi ở tuổi dậy thì cũng càng muốn làm, càng muốn tìm hiểu những điều mà gia đình tôi cấm.

Do đó, gia đình cũng là một phần nguyên nhân khiến các bạn trẻ nghiện game. Đặc biệt là với những người có gia đình không mấy êm đềm thì trò chơi điện tử lại càng giống như liều thuốc an thần. Những bạn trẻ thiếu may mắn này luôn coi niềm vui ở thế giới ảo là nơi để mình trút bầu tâm sự giải tỏa.

Tạm kết

Bản chất của video game không xấu. Nó sinh ra với mục đích là giúp người chơi thư giãn, giải trí. Xa hơn nữa thì video game chính là nghệ thuật, truyền tải nhiều thông điệp mà âm nhạc hay điện ảnh không làm được. Ngày nay, video game còn được phát triển thành sự nghiệp, giúp các game thủ gặt hái được nhiều thành công và tiền tài, danh vọng. Nhưng bất cứ thứ gì cũng đều có 2 mặt tốt và xấu, video game không phải là ngoại lệ.

Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay

Tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên chúng ta không thể đổ lỗi tình trạng này cho bất cứ ai. Bởi nó là hệ quả xảy ra của rất nhiều yếu tố cộng lại. Mặc dù bản chất của trò chơi điện tử là tốt, nhưng với một số người thì nó lại là công cụ nhằm dụ dỗ, lôi kéo các bạn trẻ chưa trải sự đời.

Cá nhân Mọt tôi không phải là người có tiếng nói hay có thể thay đổi được điều gì. Với tình trạng nghiện game của giới trẻ hiện nay, nhà trường cho tới gia đình và truyền thông cần phải chung tay phối hợp với nhau giúp cho các bạn trẻ có được nhận thức tốt nhất thay vì đổ hết trách nhiệm lên một cơ quan hay một đơn vị cung cấp dịch vụ game nào đó.

Bạn thấy bài viết này thế nào:

UPDATE NGAY lịch đăng video mới trên Mọt Game Channel vào 12h00 thứ 3 - 5- 7 - Chủ Nhật hàng tuần nào.

Ngoài ra cũng nên ghé thăm fanpage Gosugamers Vietnam khu vườn địa đàng với hàng ngàn tin tức Esports và 7749 loại meme/video… vui tính hơn cả crush của bạn. LIKE NGAY ĐỂ CẢM NHẬN.

Cuối cùng bạn có sẵng sàng "tám" xuyên biên giới tại Gia đình Mọt Game, nơi có những thiên tài như Elon Musk, bí ẩn như Dr.Strange và lịch lãm như Constantine?

  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay

  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay

  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay
  • Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay

CLIP HOT TRONG NGÀY

Thực trạng nghiện game của học sinh hiện nay