Cách sơ cứu khi bị bỏng hóa chất năm 2024

Bỏng hóa chất được xếp vào loại bỏng nguy hiểm nhất, phải xử lý kịp thời nếu không sẽ xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tất cả mọi người nên trang bị cho mình kiến thức để sơ cứu khi bị bỏng, bài viết này sẽ nói rõ hơn về việc sơ cứu khi bị bỏng kiềm.

Bỏng kiềm là gì?

Bỏng hóa chất hay cụ thể là bỏng kiềm là tình trạng mà cơ thể tiếp xúc với bazơ gây ra các phản ứng hoá học trên cơ thể nạn nhân, làm ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận trên cơ thể.

Nguyên nhân bị bỏng do kiềm:

  • Hầu hết các loại bỏng, nguyên nhân đều xuất phát từ việc bất cẩn trong sinh hoạt, làm việc.
  • Theo thống kê thì hằng năm người bị bỏng do lao động chiếm khoảng 5% - 10%, thường xảy ra ở các công ty, xí nghiệp luyện kim,hóa chất, xăng dầu, lò vôi, xi măng, khí đốt hay chất dẻo tổng hợp.
  • Bỏng do tai nạn giao thông chiếm khoảng 3-5% do cháy, nổ xe, máy bay, thuyền bè.
  • Khoảng 1% là do tự sát, tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng hậu quả vô cùng nặng nề vì vừa chữa tổn thương do bỏng vừa chữa tâm lý cho người bệnh.
  • Tỷ lệ bỏng do hoả hoạn, cháy nổ tại nhà ở cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ.

Nhóm đối tượng hay bị bỏng:

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, người tàn tật là nhóm có nguy cơ cao nhất vì nhóm này không có khả năng và kỹ năng xử lý khi gặp phải hoá chất, vì vậy muốn đảm bảo an toàn thì nên đặt hóa chất tránh xa nhóm đối tượng trên.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/1624864401_60d97691b4308_cf1e09246a.jpg)

Cháy nổ là một trong những nguyên nhân gây ra bỏng

Các triệu chứng của bỏng

Khi nạn nhân bị bỏng do kiềm sẽ tùy thuộc vào loại hóa chất và liều lượng hóa chất đổ vào người mà có các các triệu chứng dưới đây:

  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Vùng da bị bỏng phồng lên, phù nề.
  • Đau nhức, mệt mỏi kéo dài.
  • Vết bỏng nông và bỏng sâu xen kẽ nhau.
  • Nhiễm khuẩn, viêm mủ xanh.
  • Nhịp tim không ổn định, huyết áp giảm.
  • Chân tay co giật.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2503_1_8da7716840.jpg)

Vùng da bị bỏng thường đau rát, đỏ tấy lên

Sơ cứu bỏng do kiềm

Hậu quả, di chứng của bỏng gây ra vô cùng nghiêm trọng, nên phải biết cách sơ cứu đúng và nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Dù bị bỏng nặng hay nhẹ thì cũng nên biết cách tự sơ cứu cho mình hoặc nhanh chóng nhờ người khác giúp, tránh để lại hậu quả đáng tiếc sau này. Các bước của sơ cứu bỏng như sau:

  • Trước tiên là phải giúp nạn nhân ra khỏi chỗ bỏng nhanh nhất có thể.
  • Xối nước sạch trực tiếp vào vùng bỏng liên tục trong vòng 10 phút để giảm nhiệt và đồng thời còn giảm độ sâu mà vết bỏng gây ra, khi bị bỏng kiềm thì có thể thêm chanh hoặc giấm với mục đích là trung hoà dung dịch gây bỏng, tuyệt đối không sử dụng nước đá lạnh, chỉ sử dụng nước sạch thông thường. Nếu bị bỏng ở dạng bột như vôi thì phải giũ bỏ sạch trước khi rửa.
  • Dùng khăn sạch thấm hút bớt nước ở vùng da bị bỏng.
  • Băng bó sơ vết bỏng bằng gạc vô trùng.
  • Nếu vết bỏng nhẹ thì có thể tự thoa thuốc và điều trị tại nhà.
  • Nếu vết bỏng nặng đường kính lan rộng từ 5-8cm cùng với dấu hiệu như sốc, nôn, da xanh, thở nông thì phải đưa ngay đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị.
  • Đối với các nạn nhân bị bỏng mà ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì phải can thiệp bằng với các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, cấy ghép, thay da cùng các kỹ thuật trị liệu để giúp người bệnh nhanh chóng hoà nhập lại với cuộc sống hằng ngày.
  • Trường hợp bạn không biết hoá chất đó có độc hại hay ảnh hưởng đến sức khỏe hay không thì hãy đến ngay cơ sở y tế cùng với hộp đựng hoá chất đó để nhờ những người có chuyên môn làm việc và có hướng xử lý phù hợp. Tuỳ thuộc vào mức độ của vùng bị bỏng mà sẽ có phương pháp điều trị bỏng như dùng kháng sinh hoặc cắt bỏ vùng bị bỏng đồng thời dùng thuốc chống ngứa và tiến hành cấy ghép một lớp da từ vùng da khỏe mạnh khác lên vết bỏng.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/25032_d9673b00dc.jpg)

Sau khi dùng khăn sạch thấm hút bớt nước trên da thì nhanh chóng lấy gạc băng bó vết bỏng lại

Lưu ý khi sơ cứu bỏng

  • Tuyệt đối không sử dụng nước lạnh, hoặc đá cục chườm lên vết bỏng, vì việc này vô tình làm mạch máu co lại khiến vết bỏng nặng hơn, lỗi này rất nhiều người hay mắc phải.
  • Không làm theo những phương pháp truyền miệng, dân gian như bôi nước mắm, củ chuối vào vết bỏng,... Đây là hành động chưa được khoa học kiểm chứng, chúng chỉ làm gia tăng mức độ nguy hiểm cho nạn nhân.
  • Nhiều người còn dùng kem đánh răng để thoa lên vùng bỏng, nhưng ít ai để ý rằng trong kem đánh răng có chứa một lượng nhỏ bazo, điều này vô tình làm cho tình trạng bỏng còn nặng hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp bỏng axit thì kem đánh răng lại phát huy tác dụng.
  • Cố gắng không làm vỡ bọc nước chỗ vết bỏng để tránh nhiễm trùng.

Chăm sóc nạn nhân bị bỏng

Bệnh nhân bị bỏng thường mất nước nên người nhà phải cung cấp đủ nước và tăng cường dinh dưỡng để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Các vết bỏng rất dễ nhiễm trùng nên khi vệ sinh phải mang găng tay, rửa vết thương, thay băng thường xuyên. Cùng với đó là phải tiêm ngừa uốn ván để tránh nhiễm trùng sau bỏng cho bệnh nhân.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/25033_26f9b87cc4.jpg)

Nhớ tiêm ngừa uốn ván để tránh nhiễm trùng sau khi bỏng

Bỏng hóa chất rất nguy hiểm, không những ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng mà còn làm mất tính thẩm mỹ. Vì vậy, mọi người nên cẩn thận khi tiếp xúc với hoá chất không rõ nguồn gốc, tên tuổi và luôn trang bị kiến thức xử lý khi bị bỏng để tránh hậu quả về lâu dài.