Thông qua kết thúc của truyện thạch Sanh anh chị rút ra bài học gì cho bản thân

Truyện cổ tích vốn dĩ rất quen thuộc đối với mọi người, song không vì vậy mà nó mất đi sức hút cho riêng mình. Sự hấp dẫn của nó bắt nguồn từ sự giản dị, thân quen, khiến ta mỗi lần đọc là một lần bước chân vào thế giới huyền thoại khác nhau, kì bí lại phong phú. Thạch sanh là một câu chuyện như vậy. Cũng theo mô típ quen thuộc, song lại có những ý nghĩa hoàn toàn khác biệt so với những câu chuyện cổ tích khác.

Tóm lược tác phẩm Thạch Sanh

Thạch Sanh vốn là thái tử [con Ngọc Hoàng], được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lý Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lý Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lý Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lý Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lý Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lý Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.

Ý nghĩa tác phẩm Thạch Sanh

Thể hiện khát vọng của người dân thông qua hình tượng dũng sĩ

Khác hoàn toàn với các kiểu nhân vật khác, đây là kiểu nhân vật có sức mạnh to lớn vượt khỏi khả năng của người thường, trí mạo anh dũng đều hội tủ đủ ở nhân vật này, đôi khi là đại diện cho các thế lực siêu nhiên. Thạch Sanh được xây dựng với hình tượng của một vị anh hùng tài giỏi, sẵn sàng nghênh chiến với các thế lực thù địch lớn mạnh hơn mình rất nhiều. Thạch Sanh tài giỏi không chỉ giết chết Chằn tinh hung ác, cứu công chúa và con trai vua Thủy Tề khỏi đại bàng quái vật, tha thứ cho mẹ con Lý Thông sau bao lần lừa gạt, hại chết chàng.

Từ đó ta có thể thấy được người dân mong muốn có một vị anh hùng ngoài đời thực có thể bảo vệ họ khỏi những hiểm nguy trong cuộc sống, bởi bản thân những người dân không đủ sức mạnh để đánh bại những điều xấu xa trong cuộc sống, họ khát khao xuất hiện một người anh dũng song toàn, không ngại hiểm nguy, lại có tấm lòng nhân hậu giúp họ yên tâm làm việc. Truyện cổ tích Thạch Sanh chủ yếu ngợi ca những chiến công rực rỡ và ca ngợi những phẩm chất đáng quý của người anh hùng dân gian. Hình tượng Thạch Sanh tượng trưng cho công lý được thực thi, thể hiện mong muốn được bảo vệ đất nước và những người dân nhỏ bé.

Khắc họa hiện thực chân thật

Điều làm nên giá trị của một tác phẩm nằm ở giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị nhân đạo trong truyện cổ tích thì rất nhiều người đã được biết đến, từng câu chuyện cổ tích đều gửi gắm thông điệp “Ở hiền gặp lành” của nhân dân ta. Song không nhiều người chú ý đến giá trị hiện thực trong những tác phẩm đầy yếu tố kì ảo này.

Thạch Sanh đã rất khéo léo đan cài những tình tiết hiện thực trong những yếu tố thần linh. Đó là một hiện thực bất công và nhẫn tâm. Khi những kẻ ác ngang nhiên lợi dụng người khác để chuộc lợi. Lý thông đã năm lần bảy lượt hãm hại Thạch Sanh, không hề quan tâm đến sự sống chết của chàng. Sự tàn ác của Lý Thông không còn chỉ đơn thuần xuất phát từ sự sợ hãi vì phải đi canh chằn tinh, mà được nâng lên là bắt nguồn từ tính tham lam những thứ không thuộc về mình. Vì những lợi ích cá nhân, hắn ta sẵn sàng bán đứng người thân của mình, không từ thủ đoạn. Điều đáng nói nhất là sự tinh vi trong thủ đoạn của Lý Thông, thể hiện sư xảo quyệt của con người này. Trong khi đấy, xã hội lại dung túng cho những kẻ như vậy tồn tại, không quan tâm đến sự thật là những người tốt, tài giỏi đang bị chèn ép. Đó chính là hiện thực ta có thể thấy trong tác phẩm Thạch Sanh.

Tư tưởng nhân nghĩa yêu hòa bình của nhân dân Việt Nam

Tư tưởng này được thể hiện qua hình tượng niêu cơm thần của Thạch Sanh và kết tác phẩm.

Khi tất cả quân của 18 nước cùng với chư hầu kéo sang, Thạch Sanh đã nhanh chóng gảy đàn cho chúng nghe. Trước khi ra về, Thạch Sanh còn chiêu đãi thêm món niêu cơm thơm ngon cho bọn chúng ăn. Điểm kỳ lạ là cứ xới hết thì niêu cơm lại đầy, không có dấu hiệu vơi đi.

Hình ảnh niêu cơm thần trong câu chuyện dân gian này mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh. Mà những ý nghĩa ấy được người dân Việt dùng để ứng dụng trong cuộc sống về sau này rất nhiều. Thay vì sử dụng vũ lực để chống vũ lực, Thạch Sanh đã dùng tới trí thông minh của mình để thu phục quân thù. Điều đó thể hiện một tư tưởng ưa chuộng hoà bình, yêu nước, nhân nghĩa của toàn thể nhân dân ta.

Qua hình ảnh chi tiết này, tác giả còn phản ánh mơ ước, mong muốn của toàn thể nhân dân ta về một cuộc sống ấm no hạnh phúc và dân giàu nước mạnh. Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh ở đây đó là đánh giặc không nhất thiết phải dùng tới vũ lực. Đôi khi, chiến thắng giặc ngoại xâm chỉ đơn giản là xuất phát từ cái tâm, bản chất lương thiện của lòng người.

Kết thúc truyện mang tới cho người đọc một ý nghĩa vô cùng to lớn. Cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Người tốt chắc chắn sẽ luôn gặp được may mắn và đền đáp thành quả một cách xứng đáng. Đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân đạo và yêu thương con người sâu sắc của nhân dân ta, khi để Thạch Sanh tha cho mẹ con Lý Thông. Điều này khẳng định sự khoan dung độ lượng là một trong những đức tính của vị anh hùng thật sự.

Truyện Thạch Sanh tuy gần gũi, song không phải ai cũng đủ tự tin rằng mình đã hiểu được hết tác phẩm này. Vì vậy hãy đọc và ngẫm nghĩ những tầng nghĩa trong tác phẩm rất hay này.

Thảo Nguyên

Thạch Sanh là truyện cổ tích dân gian Việt Nam được rất nhiều bạn nhỏ đón đọc và được đưa vào chương trình sách giáo khoa. Câu chuyện kể về anh chàng tài giỏi, hiếu nghĩa một mình xua đuổi thế giới tà ác cứu dân lành. Vậy ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh là gì? Để biết thêm chi tiết về tác phẩm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về truyện cổ tích Thạch Sanh

Giới thiệu chung về cổ tích Thạch Sanh

Nguồn cảm hứng toàn mạch của câu truyện cổ tích dựa vào sự ra đời của Thạch Sanh. Thạch Sanh là con một trong gia đình tiều phu tốt bụng. Từ nhỏ, chàng đã sống trong sự nghèo khổ. Nguồn thu nhập chính của gia đình là từ nghề kiếm củi. 

Nhưng xuất thân của chàng vô cùng đặc biệt. Chành chính là con của Ngọc Hoàng cho đầu thai xuống hạ giới. Mẹ chàng đã mang thai chàng trong bụng tới mấy năm mới sinh ra.

Từ bé, Thạch Sanh đã được các thiên thần dạy cho võ nghệ tinh luyện và các phép thần thông biến hoá. Điều này mang ý nghĩa tô đậm xuất thân và quá trình lớn lên kỳ lạ và đặc biệt của Thạch Sanh. Đồng thời, chi tiết đó giúp làm tăng tính hấp dẫn của mạch câu chuyện.

Truyện cổ tích Thạch Sanh mang nhiều giá trị nghệ thuật cao

Truyện cổ tích Thạch Sanh mang tính nghệ thuật cao. Kết cấu và cốt truyện logic, mạch lạc đầy tính hấp dẫn. Tình tiết truyện được sắp xếp một cách khéo léo và vô cùng hoàn chỉnh. Tác giả còn xây dựng hình tượng hai nhân vật Thạch Sanh - Lý Thông đối lập nhau hoàn toàn. Điều dó tạo nên một cốt truyện vững chắc và logic. Tất cả các chi tiết và yếu tố thần kỳ được cấu thành đều mang ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh có thẩm mỹ cao.

Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh chủ yếu ngợi ca những chiến công rực rỡ và ca ngợi những phẩm chất đáng quý của người anh hùng dân gian. Đồng thời, câu chuyện cũng thể hiện những mơ ước cháy bỏng về sự đổi đời, thoát nghèo của người nông dân. Hiện thực hoá ước mơ cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa ắt thắng gian tà, người tốt sẽ được đền đáp kết quả xứng đáng, hoà bình chắc chắn thắng chiến tranh, các dân tộc sống trong hòa bình sẽ luôn được yên ổn, hạnh phúc và phát triển.

Từng chi tiết nhỏ trong câu chuyện đều góp phần mang tới ý nghĩa tốt đẹp cho câu truyện cổ tích Thạch Sanh. Mỗi ý nghĩa là bài học mà cha ông muốn gửi tới thế hệ con cháu đời sau. Chính vì thế, chúng ta phải biết trân trọng, phải cảm nhận thật sâu sắc về truyện cổ tích này. Một vài ý nghĩa có thể điểm qua như sau:

Ý nghĩa tiếng đàn trong truyện Thạch Sanh

Ý nghĩa tiếng đàn trong truyện Thạch Sanh

Âm nhạc là yếu tố luôn được cho là có phép màu thần tiên. Đây cũng là chi tiết khá phổ biến và đặc biệt trong mọi thể loại truyện cổ dân gian Việt Nam. Tiếng đàn được cất lên ở đây đại diện cho điều tốt, cái thiện kết hợp cùng với tinh thần yêu chuộng hoà bình của toàn thể nhân dân Việt Nam.

Tiếng đàn như một loại vũ khí vô hình đặc biệt có khả năng cảm hoá tinh thần và thu phục kẻ thù giặc ngoại xâm. Tiếng đàn đã được xây dựng thành một chi tiết đặc biệt thần kỳ không chỉ trong truyện cổ tích Thạch Sanh mà còn ở những câu chuyện cùng thể loại khác nữa. 

Bên cạnh đó, tiếng đàn được sử dụng như một liều thuốc cứu công chúa khỏi căn bệnh nan y. Từ đó, Thạch Sanh có cơ hội được giải oan và vạch trần bộ mặt thật của Lý Thông. Điều này tượng trưng cho công lý luôn chiến thắng.

Tiếng đàn được xây dựng với vai trò quan trọng xuyên suốt mạch câu chuyện. Chúng được cảm hóa nhờ người thổi đức độ. Tình tiết tuy hư cấu nhưng lại vô cùng ý nghĩa.

Ý nghĩa niêu cơm thần trong truyện cổ tích Thạch Sanh

Ý nghĩa niêu cơm thần trong Thạch Sanh

Khi tất cả quân của 18 nước cùng với chư hầu kéo sang, Thạch Sanh đã nhanh chóng gảy đàn cho chúng nghe. Trước khi ra về, Thạch Sanh còn chiêu đãi thêm món niêu cơm thơm ngon cho bọn chúng ăn. Điểm kỳ lạ là cứ xới hết thì niêu cơm lại đầy, không có dấu hiệu vơi đi.

Hình ảnh niêu cơm thần trong câu chuyện dân gian này mang tới cho người đọc rất nhiều ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh. Mà những ý nghĩa ấy được người dân Việt dùng để ứng dụng trong cuộc sống về sau này rất nhiều.

  • Thay vì sử dụng vũ lực để chống vũ lực, Thạch Sanh đã dùng tới trí thông minh của mình để thu phục quân thù. Điều đó thể hiện một tư tưởng ưa chuộng hoà bình, yêu nước, nhân nghĩa của toàn thể nhân dân ta.

  • Qua hình ảnh chi tiết này, tác giả còn phản ánh mơ ước, mong muốn của toàn thể nhân dân ta về một cuộc sống ấm no hạnh phúc và dân giàu nước mạnh.

Ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh đầu tiên ở đây đó là đánh giặc không nhất thiết phải dùng tới vũ lực. Đôi khi, chiến thắng giặc ngoại xâm chỉ đơn giản là xuất phát từ cái tâm, bản chất lương thiện của lòng người. 

Như thế, chi tiết niêu cơm đã một phần thể hiện rõ ràng tư tưởng nhân đạo và đạo lý làm người của nhân dân ta. Điều đó góp phần tạo nên một hình tượng Thạch Sanh nghĩa hiệp, nhân từ trong mắt người đọc. Chúng cũng mang tới bài học cho đời sau về việc xử lý khôn khéo, mang lại hiệu quả cảm thụ cao.

Ý nghĩa của kết truyện cổ tích Thạch Sanh

Ý nghĩa của kết truyện cổ tích Thạch Sanh

Kết thúc truyện mang tới cho người đọc một ý nghĩa vô cùng to lớn. Cái thiện sẽ luôn thắng cái ác. Người tốt chắc chắn sẽ luôn gặp được may mắn và đền đáp thành quả một cách xứng đáng. 

Qua ý nghĩa của kết truyện cổ tích Thạch Sanh, tác giả cũng mong muốn hướng người đọc hướng thiện. Hãy sống theo lối sống có đạo đức, sống cho mình và cho cả những người xung quanh. 

Bài ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh trên đây hy vọng đã giúp ích cho tất cả các bạn học sinh tham khảo. Hãy tiếp tục đón xem những bài viết sau của chúng tôi. Mỗi câu truyện dân gian xưa kia đều mang đến ý nghĩa riêng, bạn đọc vì thế hãy dành thời gian cảm nhận tốt hơn trong từng câu chuyện.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Video liên quan

Chủ Đề