Các khái niệm địa lý cơ bản nào dưới đây không học ở lớp 6

4. Hệ thống hóa kiến thức theo từ loại:

a. Từ loại nào dưới đây không được học ở kì 1 lớp 6? Chọn phương án đúng:

A. Danh từ     B. Động từ

C. Tính từ      D. Số từ

E. Lượng từ   G. Quan hệ từ

H. Chỉ từ

b. Từ loại nào dưới đây có ít khả năng mở rộng thành cụm từ?

A. Danh từ     B. Động từ

C. Tính từ      D. Số từ.

c. Nối các ý nghãi khái quát ở cột bên phải với tên gọi từ loại của nó ở cột bên trái:

[1] Danh từ

[a] Chỉ hoạt động, hành động, vận động, tiến triển,…

[2] Động từ

[b] Chỉ tính chất, trang thái,…

[3] Tính từ

[c] Chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm,…

[4] Số từ

[d] Chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật

[5] Lượng từ

[e] Xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian

[6] Chỉ từ

[f] Chỉ số lượng hoặc thứ tự


a. G. Quan hệ từ

b. A. Danh từ 

    B. Động từ 

    C. Tính từ 

c.

  • 1-c: Danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm,…
  • 2-a: Động từ chỉ hoạt động, hành động, vận động, tiến triển,…
  • 3-b: Tính từ chỉ tính chất, trang thái,…
  • 4-d: Số từ chỉ lượng nhiều hay ít của sự vật
  • 5-f: Lượng từ chỉ số lượng hoặc thứ tự
  • 6-e: Chỉ từ xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 16 Luyện tập tổng hợp, Luyện tập tổng hợp trang 97, bài Luyện tập tổng hợp vnen ngữ văn 6, giải ngữ văn 6 sách vnen chi tiết dễ hiểu

Soạn Địa 6 trang 104 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải bài tập SGK Địa lí 6 trang 104, 105 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ của Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt trái đất.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 2 chương 1 trong sách giáo khoa Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn Địa 6 Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ

A: Quả Địa Cầu không phải là bản đồ

B: Đây là bản đồ đấy

Theo em bạn nào nói đúng?

Đáp án:

Bạn B đúng

Phần nội dung bài học

Khái niệm bản đồ

1. Em hãy cho biết quả Địa Cầu và bản đồ có điểm gì giống nhau và khác nhau.

2. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.

Trả lời

1. Quả Địa Cầu và bản đồ có điểm giống nhau và khác nhau:

  • Giống: đều là sự mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất định
  • Khác: Quả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu [tròn] giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm [chỉ trên quả địa cầu thôi còn thực tế thì không vậy]. Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lí bằng biểu tượng có các yếu tố bổ trợ, yếu tố nội dung.

2. Một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống:

  • Xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất [toạ độ địa lí], ở vào đới khí hậu nào,...
  • Dùng để chỉ đường.
  • Dùng trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,...
  • Dùng trong quân sự
  • Dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên,...

Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Quan sát hình 1, em hãy nêu đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ.

Trả lời

Đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ:

a] Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa; các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau. Vĩ tuyến là các đoạn thẳng song song và vuông góc với đường kinh tuyến giữa; độ dài các đường vĩ tuyến giảm dần từ xích đạo về hai cực.

b] Mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả cầu. Các kinh tuyến là những đoạn thẳng song song và bằng nhau. Các vĩ tuyến là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vuông góc với kinh tuyến.

Phương hướng trên bản đồ

Dựa vào bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á ở trang 101, em hãy xác định hướng đi từ Hà Nội đến các địa điểm: Băng Cốc, Ma-ni-a, Xin-ga-po.

Trả lời

  • Hướng đi từ Hà Nội đến Băng Cốc: Hướng tây nam
  • Hướng đi từ Hà Nội đến Ma-ni-a: Hướng đông nam
  • Hướng đi từ Hà Nội đến Xin-ga-po: Hướng nam

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1

Dựa vào bản đồ ở trang 101, cho biết Biển Đông tiếp giáp với phần đất liền của nước ta ở những hướng nào?

Trả lời

Phần đất liền của nước ta giáp với biển Đông ở các hướng: đông, nam, tây nam.

Câu 2

Sưu tầm một số bản đồ và giới thiệu với các bạn trong lớp về các bản đồ đó.

Trả lời

Một số bản đồ:

  • Bản đồ hệ thống sông Việt Nam
  • Bản đồ miền Bắc Việt Nam
  • Bản đồ thế giới
  • Bản đồ quy hoạch phát trhệ thống giao thông đô thị năm 2020
  • Bản đồ du lịch Tây Nguyên
  • Bản đồ trung tâm thương mại Royal City
  • Bản đồ khu thương mại Phú Mỹ Hưng
  • Bản đồ hành chính địa lý thành phố Hà Nội

Cập nhật: 31/08/2021

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 6 Vật lý, Sinh học, Hóa học

Ngân hàng câu hỏi tập huấn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm phần Vật lý, Hóa Học và Sinh học 6 trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 6 mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Ngữ văn, cùng hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về các bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án tập huấn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Sự tích hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 được thực hiện dựa trên 3 trục cơ bản là:

A. Chủ đề khoa học, các nguyên lí và khái niệm chung, các năng lực chung.

B. Phương pháp thực nghiệm, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án.

C. Nhận thức tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.

D. Dạy học tích hợp, giáo dục toàn diện, kết hợp lí thuyết với thực hành.

Câu 2. Mỗi bài học vật lí trong sách giáo khoa KHTN 6 đều có các phần chính sau đây:

A. Yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực, mở bài, khám phá tự nhiên, tổng kết.

B. Đọc hiểu, câu hỏi, hoạt động, đánh giá.

C. Khởi động, câu hỏi, hoạt động, đánh giá.

D. Khởi động, khám phá, vận dung, yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực.

Câu 3. Nội dung nào về lực sau đây có trong chương trình KHTN 6 nhưng không có trong chương trình vật lí THCS?

A. Lực không tiếp xúc, lực ma sát lăn.

B. Lực tiếp xúc, hai lực cân bằng.

C. Lực không tiếp xúc, lực cản vật chuyển động trong nước.

D. Lực tiếp xúc, trọng lực.

Câu 4. Có sự khác biệt giữa chương trình vật lí THCS và chương trình KHTN trong việc trình bày nội dung nào dưới đây liên quan đến năng lượng?

A. Khái niệm năng lượng.

B. Định luật bảo toàn năng lượng.

C. Sự chuyển hóa năng lượng.

D. Năng lượng hao phí.

Câu 5. Hãy cho biết sự khác biệt giữa các chương về vật lí trong KHTN 6 với SGK vật lí THCS hiện hành về:

a] Sự giảm tải kiến thức

b] Cấu trúc của bài học.

c] Hình thức trình bày bài học.

ĐA. a] Có giảm tải so với SGK vật lí. Thể hiện ở chỗ:

- Thời lượng dành cho việc học mỗi nội dung nhiều hơn

- Các nội dung được tinh giản,

- Không yêu cầu định lượng chỉ yêu cầu định tính

- Dừng lại ở hiện tượng chưa đi vào cơ chế,

- Các bài tập không khó.

- Nhiều ví dụ thực tế phù hợp với trình độ HS.

b] Cấu trúc của bài học:

- Ngoài phần “câu hỏi” [?]như SGK vật lí còn có các “hoạt động”[HĐ] theo nhiều hình thức như cá nhân, nhóm, tổ, lớp…

- Phần mở đầu không chỉ là “hình thức vào bài” mà còn là nêu vấn đề với các mục đích rộng hơn như kích thích tò mò của HS; tìm hiểu kiến thức đã có của HS về vấn đề sẽ học, kiểm tra bài cũ v.v…

- Phần tổng kết bài ngoài việc nêu yêu cầu cần đạt về Kiến thức [Em đã học] còn nêu yêu cầu cần đạt về Năng lực [em có thể]

- Không để hệ thống bài tập ở cuối bài cho HS về nhà làm như SGK VL mà để các bài tập vào phần [?] hoặc [HĐ] để HS làm ngay tại lớp.

c] Hình thức trình bày bài học:

- Phân biệt rõ kênh chữ, kênh hình,

- Hình, ảnh nhiều hơn và đẹp hơn.

- Mầu sắc phong phú hơn.

- Kích thước lớn hơn,

Đánh giá: Chỉ cần nêu được 5 trong các ý tương tự như trên là đạt yêu cầu.

Đáp án Tập huấn SGK lớp 6 phần Sinh học

Câu 1. Dạy theo định hướng phát triển năng lực với người học là trung tâm còn được gọi là “dạy học cá thể hóa”. Mỗi phát biểu dưới đây về dạy theo hướng phát triển năng lực là đúng hay sai?

A. Lớp có bao nhiêu học sinh cần có bấy nhiêu chương trình dạy học riêng cho mỗi học sinh.

B. Giáo viên và học sinh cùng xác định mục tiêu học tập.

C. Học sinh cần hoàn thành kế hoạch học tập đề ra.

D. Học sinh phải chứng minh được mức mục tiêu học tập đạt được.

Câu 2. Mỗi phát biểu dưới đây về “dạy theo định hướng phát triển năng lực” là đúng hay sai?

A. Học sinh có một số quyền lựa chọn về phương pháp học tập và cách chứng minh những gì đạt được từ hoạt động học.

B. Đánh giá năng lực là một quá trình không phải là kết quả kiểm tra - đánh giá có tính tức thời.

C. Năng lực là khả năng cần được bộc lộ và giáo viên không ngừng nỗ lực giúp học sinh tiến bộ theo tiến trình.

D. Năng lực là thứ được xác định rõ ràng nhưng thời gian để các học sinh đạt được có thể khác nhau.

Câu 3. Mỗi phát biểu dưới đây về nguyên lý chất lượng của dạy theo định hướng phát triển năng lực là đúng hay sai?

A. Học sinh được trông đợi sẽ được lên lớp qua mỗi bậc học, chẳng hạn như đỗ đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông.

B. Học sinh tiến bộ qua bộc lộ năng lực.

C. Học sinh được nhận sự hỗ trợ của giáo viên đúng lúc và đúng yêu cầu cá nhân.

D. Năng lực bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ có thể bộc lộ, đo được và chuyển giao được, nhờ vậy năng lực người học tăng lên qua quá trình học.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng nhất để phân biệt giữa Lý thuyết và Giả thuyết khoa học?

A. Lý thuyết và giả thuyết đều giống nhau vì cần được chứng minh.

B. Giả thuyết là dự đoán, còn lý thuyết là câu trả lời đúng.

C. Giả thuyết thường tương đối hẹp về phạm vi [tính chuyên sâu cao], còn lý thuyết có năng lực giải thích rộng [tính phổ quát cao].

D. Lý thuyết là sự thật đã được chứng minh, còn giả thuyết là điều ngược với lý thuyết được chứng minh qua thực nghiệm.

Câu tự luận

Hai dạng tìm hiểu Khoa học tự nhiên chính là gì? Nêu đặc trưng khác biệt cốt lõi giữa hai dạng tìm hiểu khoa học này.

Trong thực tiễn khoa học, hai dạng tìm hiểu khoa học nêu ở ý [a] thường tồn tại độc lập hay phụ thuộc lẫn nhau. Tại sao?

Đáp án Tập huấn SGK lớp 6 phần Hóa học

Câu 1. Khái niệm “chất” được sử dụng trong KHTN 6 có ý nghĩa là:

A. Chất liệu

B. Đơn chất

C. Hợp chất

D. Hỗn hợp chất

E. A,B,C,D

Câu 2. Điều kiện để sự chuyển thể của chất có thể xảy ra là:

A. Nhiệt độ

B. Áp suất

C. Sự đun nóng

D. Sự làm lạnh

E. A,B,C,D

Câu 3. Một cách đơn giản, có thể phân biệt khái niệm ”vật liệu” và “nguyên liệu” để làm ra một vật dụng như sau:

A. Có sự biến đổi hoá học khi sử dụng nguyên liệu và không có sự biến đổi hoá học khi sử dụng vật liệu.

B. Không có sự biến đổi hoá học khi sử dụng nguyên liệu và có sự biến đổi hoá học khi sử dụng vật liệu.

C. Có sự biến đổi hoá học khi sử dụng cả vật liệu và nguyên liệu.

D. Có sự biến đổi vật lí khi sử dụng cả vật liệu và nguyên liệu.

Câu 4. Các chất có trong lương thực và thực phẩm cung cấp chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể được coi là nguyên liệu, mặt khác các chất có trong lương thực và thực phẩm cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể được coi là nhiên liệu. Như vậy, đường ăn, ngũ cốc, cá, thịt, sữa thuộc loại nào?

A. Đường ăn, ngũ cốc được coi là nhiên liệu; còn cá, thịt, sữa được coi là nguyên liệu.

B. Đường ăn, ngũ cốc được coi là nguyên liệu; còn cá, thịt, sữa được coi là nhiên liệu.

C. Đường ăn, ngũ cốc, sữa được coi là nguyên liệu; còn cá, thịt được coi là nhiên liệu.

D. Đường ăn, ngũ cốc, sữa được coi là nguyên liệu; còn cá, thịt được coi là nhiên liệu.

Câu 5. Sự khác nhau về tính chất được sử dụng làm điều kiện để tách chất được sử dụng trong lọc, lắng, chưng cất và chiết tương ứng là

A. kích thước hạt, nặng hay nhẹ, nhiệt độ sôi và khả năng tan.

B. nặng hay nhẹ, kích thước hạt, nhiệt độ sôi và khả năng tan.

C. khả năng tan, kích thước hạt, nhiệt độ sôi và nặng hay nhẹ.

D. khả năng tan, nhiệt độ sôi, kích thước hạt và nặng hay nhẹ.

Cập nhật: 29/07/2021

Video liên quan

Chủ Đề