Thịt bò ướp để ngăn mát được bảo lâu

Các món ăn được chế biến từ thịt, ngoại trừ thịt luộc thì luôn trải qua công đoạn ướp thịt nhằm để gia vị thấm vào thịt khi chế biến sẽ ngon hơn ngoài ra việc ướp thịt cũng là một cách để bảo quản thịt khi chưa dùng tới. Tuỳ vào mục đích sử dụng thịt chế biến món ăn gì hay loại thịt nào mà thời gian ướp thịt nhiều hay ít. Bên cạnh đó, khi ướp thịt nhưng chưa sử dụng để nấu ngay thì làm thế nào. Xin được gợi ý cho bạn cách bảo quản thịt đã ướp nhé.

Thịt bò ướp để ngăn mát được bảo lâu

Lúc mua thịt từ cửa hàng về, bạn nên rửa sạch nước, để ráo. Ướp thịt với những nguyên liệu sẵn có. Nếu dùng thịt để chế biến ngay, thông thường thời gian ướp khoảng 15 phút. Nếu chưa sử dụng thì cách bảo quản thịt đã ướp tốt nhất là cho vào tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự sinh sản và tấn công của những loại vi khuẩn có hại ở trong thịt. Tuỳ vào loại thịt như thịt heo hay thịt gà có thể bảo quản được khoảng 3 ngày. Đối với thịt bò có thể lên đến 5 ngày.

Thịt bò ướp để ngăn mát được bảo lâu

Để thịt giữ được lâu và không bị biến dạng mùi vị thì không nên ướp chung các loại thịt với nhau bởi thành phần các chất dinh dưỡng có trong thịt không giống nhau, việc ướp chung có thể làm trộn lẫn các chất dinh dưỡng. Đồng thời thời gian thấm gia vị cũng khác nhau. Vì vậy, ướp thịt chung dễ làm hư thịt và khi mang ra chế biến sẽ bị biến mùi, không còn giữ được vị ngon của thịt như ban đầu nữa. Ngoài ra thì nó còn làm cho vi khuẩn lây lan từ thịt này sang thịt khác, khi chế biến sẽ không thể “trừ khử” được những loại vi khuẩn có hại do cách nấu của từng loại thịt khác nhau. Thế nên, bạn hãy nhớ rằng, muốn thịt ngon và giữ được lâu thì không nên ướp chung với nhau.

Không nên bảo quản thịt đã ướp ở trong những dụng cụ bằng kim loại vì chất axit có trong nước thịt làm tác dụng với kim loại làm ảnh hưởng đến mùi vị, chất lượng của thịt, sẽ càng không tốt nếu ướp thịt trong khoảng thời gian dài nữa đấy. Nên sử dụng những dụng cụ bằng sứ, bằng nhựa để ướp sẽ giữ thịt được lâu và an toàn hơn.

Thời gian ướp thịt ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thịt . Khi ướp càng lâu thì axit có trong nước ướp làm thịt mềm, dễ nhão làm mất độ dai, độ ngon vốn có của thịt.

Những loại thịt đã được ướp dùng để nướng, có thể ướp qua đêm và bảo quản trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp làm thịt ngấm gia vị lâu hơn nhiệt độ cao tuy nhiên sẽ tiện lợi hơn nếu bạn không đủ thời gian nướng ngay lúc đó.

Hi vọng với những cách bảo quản thịt đã ướp ở trên bạn có thể áp dụng để bảo quản thịt được lâu hơn khi không đủ nhiều thời gian để hằng ngày phải đến chợ mua thịt tươi bạn nhé!

Cảm ơn các bạn đã theo dõi nongsanngon.com.vn  của chúng tôi !

Tìm hiểu thêm: Cách ngâm rượu hải sâm để có bình rượu ngon đúng chuẩn

Chuyên gia nấu ăn Phạm Xuân Tùng, đầu bếp nhà hàng Nhật Bản Suyuky cho biết, các sản phẩm từ thịt bò đã qua chế biến có thể bảo quản được trong thời gian từ 6 đến 8 tháng nếu áp dụng phương pháp cấp đông hợp lý, chất lượng dinh dưỡng của loại thực phẩm này vẫn giữ đến 98%.


 
Theo chuyên gia nấu ăn Phạm Xuân Tùng, muốn bảo quản thịt bò lâu bằng phương pháp cấp đông phải chú ý đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và tuân theo các bước sau:1. Chọn thịt bò ngon: thịt phải còn tươi, chắc mặt, màu đỏ tươi, không nên chọn loại thịt bò có màu đỏ sẫm, chọn loại có thớ nhỏ, mềm, mỡ bò có màu vàng và cứng, không lấy mỡ mềm. 2. Chế biến thịt bò trước cấp đông: Cách chế biến luộc: Khi luộc thịt bò nên cho vào nồi một chút rượu trắng theo định lượng khoảng một thìa cà phê rượu trắng/1 kg thịt, đun khoảng 10 - 15 phút thịt sẽ mềm. Ta cũng có thể cho lên thịt một ít mù tạt, sau đó rửa sạch thịt và luộc. Cách chế biến thành các món ưa thích: Ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau theo sở thích nhưng chú ý không để đông lạnh ngay sau khi vừa đun nấu, chế biến xong. Thịt bò đã chế biến phải để nguội nhằm mục đích giúp đông lạnh nhanh hơn, hạn chế khả năng xâm nhập của vi khuẩn, thời gian bảo quản sẽ lâu và giữ được chất lượng tốt hơn.  Khác với các loại thực phẩm khác, khi cấp đông, thịt bò thường có mùi nên có thể dùng cách nướng chín một củ gừng, xay nhuyễn rồi xát lên thịt trước cấp đông.3. Công đoạn bảo quản:

Thịt bò đã chế biến phải phân ra từng loại, mỗi loại cho vào một túi nilon khác nhau, nên bọc trong 2 lớp túi nilon, sau đó cho vào từng hộp riêng.


Tuyệt đối không đông lạnh thịt bò chỉ với một lớp túi nilon hoặc một hộp đựng duy nhất. Bởi khi cho vào đông lạnh, thức ăn đã chế biến nếu không được bọc gói tốt sẽ mất độ ẩm, bị phỏng lạnh làm thay đổi màu sắc, làm thực phẩm mất đi chất lượng cũng như hương vị. Khi gói thịt bò đã chế biến nên tránh không cho không khí lọt vào bên trong để tránh miếng thịt bị nhiều lớp đá bám vào khi đông lạnh. Điều này đảm bảo bảo quản đông lạnh sản phẩm một cách tốt nhất.Để thịt bò đã chế biến có thể bảo quản cấp đông lâu hơn, trước khi cho vào cấp đông thì ta nên đưa qua khâu tiền đông để giảm nhiệt độ sản phẩm xuống khoảng trên dưới 10 độ C. Nhiệt độ bảo quản với các loại thịt bò đã qua chế biến phải duy trì ở mức -25 độ C. Một lưu ý khác, không được đặt những hộp đựng thịt bò chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn giữa hai loại thực phẩm. Tốt nhất nên để cách biệt hai loại thực phẩm này trong các ngăn khác nhau khi bảo quản. 4. Rã đông sản phẩm: Khi sử dụng thịt bò cấp đông, ta nên rã đông bằng cách để ở ngăn mát, sau đó chuyển ra để ở nhiệt độ thường. Đặc biệt chú ý, không rã đông bằng lò vi sóng bởi sẽ làm thực phẩm kém ngon, khó chế biến lại khi sử dụng. 

“Xuyên suốt quá trình cấp đông và sử dụng các sản phẩm thịt bò đã qua chế biến, để không làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, ta phải rửa tay sạch sẽ, diệt khuẩn bằng xà phòng ở tất cả các khâu”, chuyên gia nấu ăn Phạm Xuân Tùng đưa ra lời khuyên.

Cách sử dụng cácloại gia vị để tẩm ướp thịt cũng như quy trình ướp sẽ tùy thuộc vào món thịt màbạn dự định chế biến; mời bạn cùng tìm hiểu cách ướp thịt thật chuẩn nhé!

1. Thực phẩm được ướp ở nhiệt độ bình thường sẽ mau thấm gia vị hơn là được ướp rồi giữ lạnh

Có thể bạn sẽ không nhận ra rằng nước ướp thịt sẽ thấm nhanh hơn trong môi trường có nhiệt độ cao. Nhiệt độ càng thấp, quá trình phản ứngcàng chậm. Tuy nhiên, dù thịt mau thấm gia vị hơn trong điều kiện nhiệt độ bình thường nhưng việc bảo quản những thực phẩm đã được ướp trong tủ lạnh sẽ đảm bảo an toàn hơn, hạn chế sự tấn công và sinh sản của vi khuẩn.

2. Việc ướp thịt có thể làm giảm độ ẩm vốn có của thịt

Nước ướp thịt làm cho thịt mất đi độ ẩm. Chúng ta vẫn nghĩkhi cho thịt vào nước ướp, thịt sẽ có đủ độ ẩm cần thiết. Tuy nhiên, điềunày sẽ tùy thuộc vào loại nước ướp mà bạn sử dụng. Lượng a - xít trong thứcăn chính là nguyên nhân làm hạn chế khả năng giữ nước của thịt. Tuy nhiên,sau khi được ướp, các loại thịt thông thường sẽ có độ đậm đà và hương vịthơm ngon hơn nhưng độ ẩm lại mất rất nhiều, khiến miếng thịt bị khô.

3. Không nên ướp thịt trong những vật đựng bằng kim loại

Khi ướp thịt, bạn không nên sử dụng các vật đựng bằng kimloại để chứa thịt bởi vì lượng a-xít có trong nước ướp có thể phản ứng vớichất liệu kim loại, làm ảnh hưởng đến mùi vị của thịt, khiến cho chúng mấtđi độ ngon. Cách tốt nhất là bạn nên bảo quản thịt đã được ướp trong các hộphoặc túi nhựa đựng thực phẩm.

4. Có thể bảo quản thịt đã ướp trong tủ lạnh vài ngày

Bạn có thể bảo quản những thực phẩm đã được ướp trong tủ lạnh vài ngày trước khi nấu. Tuy nhiên, thời gian bảo quản thịt sẽ phụ thuộc vào loại thịt đã được ướp. Thịt gà có thể để được từ hai đến ba ngày trong khi thịt bò có thể bảo quản tới năm ngày trước khi nấu.

1. Bao bọc thịt thật kỹ

Dù muốn cất thịt vào ngăn mát hay ngăn đông trong tủ lạnh, bạn cũng cần phải bao bọc thịt kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Màng nhựa bọc thực phẩm hoặc giấy bạc vẫn thường được sử dụng để bọc kín các loại thịt.

Tuy nhiên, nếu cho thịt vào ngăn đông, bạn cần bọc thịt thật nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Khi bao bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt, tránh không cho không khí lọt vào bên trong để miếng thịt không có nhiều lớp đá bám vào.

2. Chú ý điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh

Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ cho nhiệt độ của tủ lạnh ở mức khoảng 2ºC. Đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ ở mức -25ºC.

3. Biết rõ thời gian bảo quản

Thông thường, những phần thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ một đến bốn ngày.

Ví dụ thịt xay chỉ có thể giữ lạnh trong vòng hai ngày trong khi thịt bò nạc có thời hạn sử dụng trong vòng bốn ngày nếu được bảo quản ở ngăn mát. Ngược lại, thịt đông lạnh có thể dùng được trong vài tháng. Ví dụ, thịt xay đông lạnh để được trong vòng sáu tháng, thịt gia cầm như gà, vịt… có thể bảo quản trong ngăn đông khoảng bốn tháng. Trong khi đó, những sản phẩm thịt đã được chế biến thông thường sẽ được dự trữ trong vòng một tháng.

4. Dự trữ thịt đã được nấu chín đúng cách

Nên cho những phần thịt đã được nấu chín vào các hộp đựng nhỏ và đậy kín nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm bao kín hộp đựng. Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn. Hãy đông lạnh những phần thịt đã nấu chín nếu bạn muốn bảo quản chúng trong thời gian dài hơn.

5. Rửa tay thật kỹ

Trước và sau khi cầm nắm thịt sống, bạn phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Những dụng cụ nấu nướng đã được dùng để sơ chế thịt cũng cần được rửa sạch sẽ, bao gồm cả dao và thớt. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên vệ sinh cả quầy bếp và những bề mặt có tiếp xúc với thịt sống.

 Bán tủ lạnh cũ  chia sẽ thông tin các bảo quản thịt bò trong tủ lạnh mà không mất đi chất dinh dưỡng