Thị trường cạnh tranh độc quyền kinh tế vi mô

CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀNTHỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO1. Khái niệm- Thị trường có vô số người bán, vô số người mua- Sản phẩm được cung cấp giống hệt nhauVD: nông sản, trà đá vỉa hè, rửa xe, xe ôm, đậu phụ…2. Đặc điểm- Doanh nghiệp là người chấp nhận giá- Không có sức mạnh của thị trường- Không có rào cản gia nhập- Thông tin kinh tế hoàn hảo- Không có các hình thức cạnh tranh phi giá (quảng cáo, hàng khuyến mại…)- Việc lựa chọn nhà cung cấp là không cần thiết3. Đường cầu, đường doanh thu cận biên- Đường cầu của DN song song với trục hoành- Đường doanh thu cận biên trùng với đường cầu DN và trùng với doanh thubình quânMR ~ P ~ AR4. Quyết định sản xuất trong ngắn hạnπmax tại điểm MR = MCMà MR = P => πmax đạt được khi P = MCπ = TR – TC = Q(P – ATC)P > ATCmin : Hãng sản xuất có lãiP = ATCmin : Hãng hòa vốnP < ATCmin : Hãng lỗ vốn1Khi AVCmin < P < ATCmin : hãng tiếp tục sản xuấtKhi P < AVCmin : hãng đóng cửa sản xuất5. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảoTrùng với MC tính từ AVCmin-Đường cung của ngành trong ngắn hạn là tổng cung cá nhân trong ngắn hạn ( cộngtheo chiều ngang tại mỗi mức giá)Ví dụ: P = 10 + Q1, P = 10 + 2Q2=> Q1 = P – 10, Q2 = (P – 10)/2;QT = Q1 + Q2 = (P – 10) + (P – 10)/2 = 3P/2 - 156. Thặng dư sản xuất PSLà diện tích ngăn giữa đường MC và P (trên cung dưới giá)PS = TR – VC = π + FC27. Cân bằng trong dài hạn:Cân bằng dài hạn đạt được khi không có hãng mới gia nhập thị trường, không có hãngrời bỏ thị trườngKhi không có hãng mới gia nhập thị trường, tức là lợi nhuận kinh tế = 0Khi không có hãng mới rời bỏ thị trường, tức là lợi nhuận kế toán > 0Lợi nhuận kế toán = chi phí cơ hội OCTR – TC kế toán – OC = 0π kinh tế = TR – TC kinh tế = 0P = LACmin? Thị trường cạnh tranh hoàn hảo cân bằng khi P = LATC min38. Đường cung của ngành trong dài hạnNgành có chi phí không đổiDoanh nghiệp, hãngNgành, thị trườngBan đầu, thị trường đạt cân bằng tại A(Q1, P1)Khi cầu thị trường đột ngột tăng, D1 dịch sang D2, làm giá tăng lên từ P1 đến P2Ban đầu, hãng sản xuất mức Q1, giá P1, tại Q1 có LMC = P1. Khi giá tăng đến P2,doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn, từ Q1 sang Q2.Các hãng đều có lãi và mở rộng quy mô sản xuất, có hãng mới gia nhập ngành, làmcung của ngành dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2.Cân bằng mới của thị trường tại B(P1, Q2). Tại đây các hãng không mở rộng sản xuất,không gia nhập thêm. Đường cung dài hạn của ngành có chi phí không đổi là đường nằm ngang4Ngành có chi phí tăngBan đầu, thị trường cân bằng tại A(Q1, P1)Khi cầu tăng đột ngột, cầu D1 dịch sang D2, làm giá tăng từ P1 sang P2Cầu tăng, các hãng muốn sản xuất nhiều hơn, tăng sản xuất từ Q1 sang Q2 dọc theođường MC1.Các hãng đều có lãi và mở rộng quy mô sản xuất, có hãng mới gia nhập ngành, làmcung của ngành dịch chuyển sang phải từ S1 sang S2.Ngành có chi phí sản xuất tăng nên đường cung dịch sang phải ít hơn so với ngành cóchi phí sản xuất không đổi. Thị trường cân bằng tại điểm C với giá P3, các hãng khôngmở rộng quy mô sản xuất, không có hãng mới gia nhập thị trườngSở dĩ có giá mới P3 là do khi giá các yếu tố sản xuất tăng, làm LAC 1 của hãng dịchchuyển lên trên thành LAC2, kéo theo MC1 dịch lên MC2. P3 = LACmin mới Đường cung trong dài hạn của ngành có chi phí tăng là một đường dốc lênNgành có chi phí giảmNgược lại với trường hợp ngành có chi phí tăng, đường cung dài hạn của ngành có chiphí giảm là một đường dốc xuống? Đường cung trong dài hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo luôn là một đường dốclên?Bài tập: Hàm cầu thị trường của sản phẩm A trên thị trưởng cạnh tranh hoàn hảo códạng P = 8260 – Q5Một doanh nghiệp sản xuất A có hàm chi phí dài hạn là: LTC = Q2/4 + 100Q + 1024a. Xác định Q cân bằng dài hạn của DNb. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng dài hạn của ngành?c. Giả sử các DN trong ngành đều có hàm chi phí sx dài hạn giống nhau thì có baonhiêu DN sản xuất trong ngành?THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN1. Khái niệmLà thị trường chỉ có duy nhất 1 nhà cung cấp và sản phẩm bán ra trên thị trường làduy nhấtVD: điện nước, đường sắt, tem…2. Nguyên nhân- Tính kinh tế của quy mô- Quy định của chính phủ- Sở hữu bằng phát minh, sáng chế- Độc quyền yếu tố đầu vào- Độc quyền về vị trí địa lý3. Đường cầu, đường doanh thu cận biênĐường cầu: dốc xuống từ trái sang phải và tươngđối dốcĐường doanh thu cận biên: nằm dưới đường cầu, cóđộ dốc gấp 2 lần độ dốc đường cầu (trừ điểm đầutiênĐường cầu: P = -a.Q + bĐường MR = -2aQ + b? Tại sao đường doanh thu cận biên dốc gấp 2 lầnđường cầu?64. Tối đa hóa lợi nhuậnπmax  MR = MCSự mất không của xã hội DWL?5. Đường cung của doanh nghiệp độc quyềnDoanh nghiệp độc quyền KHÔNG có đường cung=> Do không có mối quan hệ 1:1 giữa giá và sản lượng. không có mối quan hệ hàmsố giữa P, Q? Đường cung của doanh nghiệp độc quyền là một đường dốc lên?6. Sức mạnh thị trườngKhả năng chi phối thị trường, được thể hiện thông qua chỉ số LernerL= = = ;0 L 1Cầu càng ít co giãn, || càng nhỏ, L càng lớn, sức mạnh độc quyền bán càng lớn vàngược lại, cầu càng co giãn, sức mạnh độc quyền bán càng nhỏ77. Phân biệt giáPhân biệt giá cấp 1 (Phân biệt giá hoànhảo):Khái niệm: Là hình thức phân biệt giá nhàđộc quyền đặt giá cho sản phẩm đúng bằnggiá người mua sẵn sàng trảĐặc điểm:Thặng dư tiêu dùng bằng 0Đường giá trùng với đường cầuĐường doanh thu cận biện của hãng trùngvới đường cầuĐiều kiện áp dụng:Hàng hóa, dịch vụ không thể mua bán trao đổi giữa những người tiêu dùngNhà độc quyền có cơ hội tiếp xúc 1 – 1 với từng khách hàng Khó áp dụng trên thực tếVí dụ: luật sư, phẫu thuật thẩm mỹ…? Phân biệt giá cấp 1 làm tăng thặng dư sản xuất, tăng sự mất không của xã hội?? Phân biệt giá cấp 1 làm giảm thặng dư tiêu dùng?? Điều kiện áp dụng của phân biệt giá cấp 1?Bài tập: Tính lợi nhuận, lợi nhuận tăng thêm khi phân biệt giá cấp 1:Π = PS – FCPS: Thặng dư sản xuất, phần diện tích giữa 2 đường cung và đường giá (trên cung, dướigiá). PS =FC: Chi phí cố địnhVí dụ: Cho hãng có đường cầu P = 60 – Q, VC = Q2, FC = 0. Tính P, Q, TC khi hãng đạtđược lợi nhuận tối đa.A, Khi không phân biệt giá cấp 1B, Khi phân biệt giá cấp 18Phân biệt giá cấp 2:Khái niệm: Nhà độc quyền chia hàng hóa thành từng khối và đặt giá khác nhau cho cáckhối này theo nguyên tắc dùng càng nhiều, giá càng rẻVí dụ: TaxiChỉ áp dụng với DN có hiệu suất tăng theo quy môCác đường chi phí dốc xuốngKhi MUA NHIỀU, người mua và người bán đều có lợi? Đường chi phí cận biên trong phân biệt giá cấp 2 có hình chữ U?? Người mua luôn có lợi khi nhà độc quyền áp dụng hình thức phân biệt giá cấp 2?9Phân biệt giá cấp 3:Khái niệm: Nhà độc quyền đặt giá khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau căn cứvào nhu cầu và sự sẵn sàng trả giá của họ với sản phẩm sao cho doanh thu cận biên mỗithị trường bằng doanh thu cận biên tổng và bằng chi phí cận biênMC = MR1 = MR2 = MRTVí dụ: xem phim, vé công viên, vé xe tàu, vé xe bus…? Trong phân biệt giá cấp 3, nhóm khách hàng có cầu co giãn hơn sẽ được đặt giá thấphơn?? Trong phân biệt giá cấp 3, nhóm khách hàng có cầu co giãn hơn sẽ có lợi hơn?Bài toán: Cho 2 phương trình đường cầu của hãng và đường chi phí. Tìm giá, sản lượnghãng bán ra cho từng nhóm khách hàng khi phân biệt giá cấp 3Cách làm:B1: Tìm phương trình đường cầu tổng và MR tổngB2: Tìm sản lượng tổng QT thông qua phương trình MRT = MCB3: Tìm sản lượng Q1, Q2 thông qua MR1 = MR2 = MC với QT ở bước 2Chú ý: Khi tìm đường cầu tổng, phải để phương trình ở dạng Q1,2 = f(P) rồi mới cộngQT = Q1 + Q2 theo vếKhi tìm đường MR tổng, phải để phương trình đường cầu ở dạng P = f(Q) rồi mới tìmMR tổngVí dụ: Cho 2 phương trình đường cầu của hãng độc quyền:Nhóm khách hàng 1: Q1 = 90 – PNhóm khách hàng 2: Q2 = 150 – 2PCho VC = Q2, FC = 0Tính P, Q mà hãng độc quyền đặt cho từng nhóm khách hàng khi phân biệt giá cấp 3 vàkhi không phân biệt giá cấp 3.10

Ở bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu đến một cấu trúc thị trường là cạnh tranh độc quyền. Thị trường cạnh tranh độc quyền là gì? Nó có các đặc điểm gì, ưu nhược điểm ra sao và liệu nó có gì khác so với thị trường cạnh tranh hoàn hảo? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé!

Cạnh tranh độc quyền là gì?

Cạnh tranh độc quyền (Tiếng Anh: Monopolistic Competition) là cấu trúc thị trường kết hợp các yếu tố của thị trường độc quyền và thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Loại cấu trúc thị trường này được tìm thấy trong cuộc sống thực. Về cơ bản, thị trường cạnh tranh độc quyền là thị trường mà tại đó, các doanh nghiệp bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có sự khác biệt nhất định về tính năng chất lượng, số lượng… Vì vậy các công ty có chính sách kiểm soát giá và định giá của các công ty đang áp dụng. Người mua và người bán có quyền tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, chính vì rào cản gia nhập thấp, các đối thủ cạnh tranh mới liên tục gia nhập thị trường để ngăn cản các công ty hiện tại tạo ra lợi nhuận siêu bình thường.

Thị trường cạnh tranh độc quyền kinh tế vi mô

Khái niệm cạnh tranh độc quyền

Đặc điểm của cạnh tranh độc quyền

Thị trường cạnh tranh độc quyền thể hiện các đặc điểm sau:

#1 Nhiều người mua và người bán

Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, có một số lượng lớn người mua và người bán tham gia, tuy nhiên không lớn bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm soát được chính sách giá, sản lượng của doanh nghiệp mình ở một mức độ nào đó. Chính vì vậy, trong thị trường cạnh tranh độc quyền, mỗi doanh nghiệp sẽ tuân theo một chính sách giá độc lập. Giả sử, nếu doanh nghiệp giảm giảm giá, doanh số bán được sẽ bị chênh lệch một chút so với nhiều đối thủ của nó, do đó mức độ mà mỗi đối thủ phải gánh chịu sẽ rất nhỏ. Như vậy các đối thủ này sẽ không có lý do gì để phản ứng trước sự thay đổi của doanh nghiệp này.

#2 Sự khác biệt của sản phẩm

Một đặc điểm khác của cạnh tranh độc quyền là sự khác biệt hóa sản phẩm. Sự khác biệt hóa sản phẩm này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị so với đối thủ cạnh tranh. Nó thể hiện ở việc người tiêu dùng có khả năng phân biệt sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp này so với sản phẩm của một doanh nghiệp khác. Về cơ bản, sản phẩm của các hãng khác nhau không hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt về sản phẩm này có thể là thực sự (thiết kế, vật liệu được sử dụng, kỹ năng…) hoặc tưởng tượng (thông qua quảng cáo, nhãn hiệu thương mại…).

#3 Rào cản gia nhập và rút khỏi thị trường thấp

Giống như cạnh tranh hoàn hảo, trong cạnh tranh độc quyền, các doanh nghiệp có quyền tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường khi các doanh nghiệp hiện tại đang tạo ra lợi nhuận siêu ngạch. Với sự gia nhập của các doanh nghiệp mới, nguồn cung sẽ tăng lên làm giảm giá và do đó các doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ còn lại với lợi nhuận bình thường. Tương tự, nếu các doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền đang tiếp tục thua lỗ, một số doanh nghiệp sẽ lựa chọn rút khỏi thị trường. Điều này sẽ làm giảm nguồn cung sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ đó giả cả sẽ tăng lên, và các doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ còn lại với lợi nhuận bình thường.

#4 Lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn

Các các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền có thể tạo ra lợi nhuận siêu ngạch nếu họ có thể hưởng lợi từ khoảng trống trên thị trường. Ví dụ như xét trong thị trường quần áo, một doanh nghiệp có thể tạo ra một thiết kế mới chưa từng có trước đó, nếu thiết kế này có thể gây ấn tượng tốt đối với khách hàng, doanh nghiệp đó đương nhiên sẽ thu về lợi nhuận lớn từ sự tăng lên về nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể mang đến cho doanh nghiệp lợi nhuận siêu ngạch trong ngắn hạn cho đến khi đối thủ của họ biết đến sự tồn tại của thiết kế đó. Sau đó họ sẽ nhanh chóng tạo ra các sản phẩm tương tự để cung cấp ra thị trường. Điều này khiến cho mức lợi nhuận của doanh nghiệp ban đầu bị giảm đi.

Thị trường cạnh tranh độc quyền kinh tế vi mô
Cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn

#5 Lợi nhuận bình thường trong dài hạn

Trong dài hạn, lợi nhuận thu hẹp khi những người mới tham gia vào thị trường để cạnh tranh. Do rào cản gia nhập thấp, các doanh nghiệp mới có thể nhìn thấy bất kỳ khoản lợi nhuận siêu ngạch nào được tạo ra và nhanh chóng tham gia để giành lấy thị phần. Vì vậy, trong khi một số doanh nghiệp có thể thu lợi từ các sản phẩm mới trong ngắn hạn, thì những khoản lợi nhuận siêu ngạch này lại bị giảm xuống khi có sự cạnh tranh.

Thị trường cạnh tranh độc quyền kinh tế vi mô
Cạnh tranh độc quyền trong dài hạn

#6 Thông tin không hoàn hảo

Trong cạnh tranh không hoàn hảo, nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hơi khác nhau. Điều này làm cho việc thu thập thông tin về sản phẩm tốn nhiều thời gian và chi phí hơn. Chính vì thế, người mua không thể có tất cả thông tin hoàn hảo về sản phẩm, chất lượng và giá cả của chúng. Rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn một trong vài sản phẩm, hàng hóa được bày bán ở gần nhà. Đôi khi người mua có thể biết về một loại hàng hóa cụ thể ở nơi nó có sẵn với giá thấp. Tuy nhiên, họ không thể tự mình đi đến đó. Tương tự, người bán không biết chính xác sở thích của người mua và do đó, không cung cấp dịch vụ đúng nơi mà khách hàng có nhu cầu cao. 

#7 Cạnh tranh phi giá cả

Thị trường cung cấp các sản phẩm hơi khác nhau, vì vậy các doanh nghiệp cạnh tranh về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. Chẳng hạn như chất lượng phục vụ của nhân viên chu đáo hơn, thời gian chờ đợi ít hơn. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sẽ cạnh tranh nhau dựa trên các yếu tố phi giá cả khác như vị trí, thương hiệu/ quảng cáo và chất lượng.

Bạn đang làm đề tài tiểu luận, luận văn về cạnh tranh độc quyền? Bạn gặp khó khăn hoặc không có thời gian đảm bảo để có thể hoàn thành tốt bài luận của mình. Đừng lo lắng, hãy liên hệ ngay với Luận Văn 2S - Đơn vị cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp, viết thuê tiểu luận uy tín hàng đầu trên thị trường. Chi tiết dịch vụ viết luận văn thuê, Truy cập: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html

Ví dụ về thị trường cạnh tranh độc quyền

Cạnh tranh độc quyền là một ví dụ thực tế của một cấu trúc thị trường, nó có thể được nhìn thấy xung quanh chúng ta. Các loại sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi mỗi bên tham gia thị trường được phân biệt. Sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được phân biệt theo nhiều cách như nhận diện thương hiệu, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ… Dưới đây là một số ví dụ của thị trường cạnh tranh độc quyền:

  • Quán bar
  • Quán/ chuỗi cà phê
  • Cửa hàng tạp hóa
  • Trạm xăng
  • Hiệu thuốc
  • Nhà hàng - khách sạn
  • Nhà thuốc
  • Dịch vụ giặt ủi
  • Cửa hàng nội thất
  • Dịch vụ taxi
  • ...

Thị trường cạnh tranh độc quyền kinh tế vi mô
Ví dụ về thị trường cạnh tranh độc quyền

Ưu - Nhược điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền

Lợi thế của thị trường cạnh tranh độc quyền

  • Không có rào cản gia nhập thị trường, do đó thị trường có tính cạnh tranh tương đối cao.
  • Sự khác biệt hóa tạo ra sự đa dạng, sự lựa chọn và tiện ích cho người tiêu dùng
  • Các doanh nghiệp có động lực để đổi mới, nâng cao và cải thiện chất lượng sản phẩm, tìm kiếm các cách thức sản xuất hiệu quả hơn. Từ đó có thể giúp làm giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hàng hóa.
  • Các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền thường sử dụng quảng cáo như một công cụ để tạo sự khác biệt cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình so với đối thủ. Điều này cung cấp cho người tiêu dùng thông tin và do đó, giảm chi phí tìm kiếm. 

Nhược điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền

  • Không hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như phân bổ - điều này dẫn đến tổn thất phúc lợi nghiêm trọng - vấn đề kinh tế cơ bản là phân bổ nguồn lực theo cách hiệu quả nhất vẫn chưa được giải quyết
  • Tài nguyên bị lãng phí 
  • Có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền. Điều này có nghĩa là sự tiếp cận với nền kinh tế có quy mô bị hạn chế. Đồng thời, việc có nhiều doanh nghiệp tham gia cũng dẫn đến quá nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng điều này khiến cho chi phí tìm kiếm cao hơn.
  • Quảng cáo có thể đánh lừa người tiêu dùng
  • Chi phí cho việc quảng cáo thường sẽ được cộng vào giá thành sản phẩm hàng hóa
  • Không có lợi nhuận siêu ngạch dẫn đến sự hạn chế sự đổi mới và đầu tư vào R&D

Sự khác biệt chính giữa cạnh tranh độc quyền và cạnh tranh hoàn hảo

Đặc điểm so sánh

Cạnh tranh hoàn hảo

Cạnh tranh độc quyền

Số lượng người bán / người mua

Nhiều

Nhiều

Loại hàng hóa / dịch vụ được cung cấp

Đồng nhất

Khác biệt hóa sản phẩm

Doanh nghiệp có quyền kiểm soát giá đối với giá hàng hóa của chính họ không?

Không

Hoạt động tiếp thị / xây dựng thương hiệu có quan trọng không?

Không

Mức độ rào cản gia nhập - rút khỏi thị trường

Không có rào cản

Rào cản thấp

Hiệu quả sản xuất trong dài hạn

Không

Trạng thái

Không thực tế

Thực tế

Trên đây, Luận Văn 2S đã chia sẻ đến bạn đọc các kiến thức xoay quanh khái niệm, các đặc trưng và ưu - nhược điểm của cấu trúc thị trường cạnh tranh độc quyền. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đến bạn đọc các kiến thức hữu ích trong học tập. Nếu như bạn còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi cần giải đáp về vấn đề này, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!