Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân độ âm điện của các halogen thay đổi như thế nào

Khái quát nhóm Halogen

Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến khái quát nhóm Halogen. Cũng như đưa ra các nội dung lý thuyết câu hỏi liên quan đến nhóm Halogen.

>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung câu hỏi liên quan đến nhóm Halogen:

  • Phản ứng giữa hidro và chất nào sau đây thuận nghịch
  • Tính chất hóa học cơ bản của halogen
  • Dung dịch AgNO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây
  • Liên kết trong các phần tử đơn chất halogen là gì
  • Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng

Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất:

A. tăng dần.

B. giảm dần.

C. không thay đổi.

D. vừa tăng, vừa giảm.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất giảm dần.

Đáp án B

Sự biến đổi tính chất của nhóm halogen

Những tính chất vật lý của halogen

Trạng thái và màu sắc

Chuyển từ khí sang lỏng và rắn với màu sắc đậm dần như sau: Flo ở dạng khí và có màu lục nhạt, Clo trạng thái khí có màu vàng lục, Brom dạng lỏng với màu đỏ nâu và Iốt ở trạng thái rắn có màu đen tím cùng dễ thăng hoa.

Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi

Tăng dần từ flo đến iốt.

Đặc điểm tan trong nước

Ngoài flo không tan trong nước, các chất còn lại tan tương đối ít và chủ yếu tan nhiều trong một số dung môi hữu cơ.

Trong tự nhiên chỉ tồn tại ở dạng hợp chất

Clo chủ yếu ở dạng muối clorua, Flo thường ở trong khoáng vật florit và criolit, Brom chủ yếu trong muối bromua của kali, natri và magie, iốt có trong mô một số loại rong biển và tuyến giáp con người...

Tính chất hóa học của nhóm Halogen

Bởi vì lớp e ngoài cùng đã có 7e, vì thế halogen là những phi kim điển hình, nó dễ nhận thêm 1e để thể hiện tính oxi hóa mạnh.

Tính oxi hóa của nhóm halogen sẽ giảm dần khi đi từ F2 đến I2.

Trong các hợp chất thì F chỉ có mức oxi hóa -1; bên cạnh đó, các halogen khác ngoài mức oxi hóa -1 còn có mức +1; +3; +5; +7.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1.Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất halogenua trong dung dịch là:

A. AgNO3

B. Ba[OH]2

C. NaOH

D. Ba[NO3]2

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 2.Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là

A. ns2np4.

B. ns2np3.

C. ns2np5.

D. ns2np6.

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 3. Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen

A. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim

B. Đều có tính oxi hóa mạnh

C. Đều là chất khí ở điều kiện thường

D. Khả năng tác dụng với nước giảm dần từ F2 đến I2

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen

A. Ở điều kịên thường là chất khí.

B. Có tính oxi hoá mạnh.

C. Tác dụng mạnh với nước.

D. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm chung của các đơn chất là đều có tính oxi hóa mạnh.

Còn ở điều kiện thường Flo, clo là chất khí; brom là chất lỏng; iot là chất rắn.

Flo chỉ có tính oxi hóa.

Iot không tác dụng với nước

----------------------------------

VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất, từ đó giúp các em có thể vận dụng, trả lời các câu hỏi bài tập liên quan. Ngoài ra VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 10, Chuyên đề Vật Lí 10, Chuyên đề Sinh học 10, Chuyên đề Hóa học 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ tài liệu giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời quý thầy cô cùng bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử trong nhóm halogen, quy luật biến đổi nào sau đây là sai?


A.

Bán kính nguyên tử halogen tăng dần

B.

Độ âm điện các nguyên tố halogen giảm dần.

C.

Tính khử các ion halogenua tăng dần.

D.

Tính oxi hoá các đơn chất halogen tăng dần.

- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi về tính chất của các nguyên tố.

- Độ âm điện của một nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh và ngược lại.

- Trong chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân giá trị độ âm điện tăng dần.

-Trong nhóm A theo chiều tăng dần của diện tích hạt nhân, giá trị độ âm điện giảm dần.

- Sự biến đổi giá trị độ âm điện và tính kim loại, tính phi kim phù hợp với nhau.

- Độ âm điện của một nguyên tố càng lớn thì tính phi kim càng mạnh, tính kim loại càng giảm và ngược lại.

II. Hóa trị của các nguyên tố

- Trong chu kì 3 đi từ đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi tăng từ 1 đến 7 còn hóa trị trong hợp chất khí đối với hiđro giảm từ 4 đến 1

- Trong chu kì hóa trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi tăng dần và hiđro giảm dần.

B. Bài tập

1. Dạng 1: Xác định nguyên tố hóa học dựa theo % khối lượng trong hợp chất

Phương pháp:

Cần nhớ một số điểm sau:

- Hóa trị cao nhất với oxi của nguyên tố = STT nhóm A.

- Hóa trị với H [nếu có] = 8 -  hóa trị cao nhất với oxi.

- % khối lượng của A trong hợp chất AxBy là %A = MA.100/M.

- Muốn xác định nguyên tố đó là nguyên tố nào cần tìm được M của nguyên tố đó.

Ví dụ 1: Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Xác định tên nguyên tố.

Hướng dẫn giải

Hợp chất với Hiđro là RH3 ⇒ Hóa trị của R với Hidro là 3

⇒ Hóa trị cao nhất với Oxi là 5 ⇒ Oxit cao nhất có công thức là: R2O5

Ta có: [2R]/[16.5] = 25,93/74,07

⇒ R = 14 ⇒ R là nguyên tố Nitơ

Ví dụ 2. Oxit cao nhất của một nguyên tố R chứa 38,8% nguyên tố đó, còn trong hợp chất khí với hidro chứa 2,74% hidro. Xác định nguyên tố R.

Hướng dẫn giải

Công thức hợp chất khí với hidro của R là RHx ⇒ Oxit cao nhất của R là R2O8-x

Trong oxit cao nhất của R có 2R/16[8-x] = 38,8/61,2    [1]

Trong hợp chất với hidro của R có R/x = 97,26/2,74      [2]

⇒ R = 35,5x thay vào phương trình [1] ta có đáp án x = 1 và ⇒ R = 35,5 [Clo]

Vậy R là clo

I. TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM

1. Định nghĩa

a] Tính kim loại

$M \longrightarrow {M^{n+}} + ne$

- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron để trở thành ion dương.

- Nguyên tử càng dễ nhường electron $\longrightarrow$ tính kim loại càng mạnh.

b] Tính phi kim

$X + ne \longrightarrow {X^{n-}}$

- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm.

- Nguyên tử càng dễ nhận electron $\longrightarrow$ tính phi kim càng mạnh.

$\Longrightarrow$ Lưu ý: Không có ranh giới rõ rệt giữa tính kim loại và tính phi kim.

2. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim

a] Trong một chu kì

- Trong mỗi chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần.

- Giải thích: Trong 1 chu kì khi đi từ trái sang phải, $Z+$ tăng dần nhưng số lớp electron không đổi.

$\longrightarrow$ Lực hút giữa hạt nhân với electron ngoài cùng tăng.

$\longrightarrow$ Bán kính giảm.

$\longrightarrow$ Khả năng nhường electron giảm [tính kim loại yếu dần].

$\longrightarrow$ Khả năng nhận thêm electron tăng dần.

$\longrightarrow$ Tính phi kim mạnh dần.

b] Trong một nhóm A

- Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

- Giải thích: Trong 1 nhóm A khi đi từ trên xuống, $Z+$ tăng dần và số lớp electron cũng tăng.

$\longrightarrow$ Bán kính nguyên tử tăng và chiếm ưu thế hơn.

$\longrightarrow$ Khả năng nhường electron tăng.

$\longrightarrow$ Tính kim loại tăng và khả năng nhận electron giảm.

$\longrightarrow$ Tính phi kim giảm.

$\Longrightarrow$ Kết luận: Tính kim loại, tính phi kim biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

3. Độ âm điện

a] Khái niệm

- Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

b] Sự biến đổi độ âm điện các nguyên tố

- Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.

- Trong một nhóm A, đi từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần.

$\Longrightarrow$ Kết luận: độ âm điện của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của $Z+$.

II. HÓA TRỊ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ

- Trong 1 chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất với oxi của các nguyên tố tăng lần lượt từ $1$ đến $7$, hóa trị với hiđro của các phi kim giảm từ $4$ đến $1$.

- Ví dụ:

Số thứ tự nhóm AIAIIAIIIAIVAVAVIAVIIA
Hợp chất với oxi

$Na_{2}O$

$K_{2}O$

$MgO$

$CaO$

$Al_{2}O_{3}$

$Ga_{2}O_{3}$

$SiO_{2}$

$GeO_{2}$

$P_{2}O_{5}$

$As_{2}O_{5}$

$SO_{3}$

$SeO_{3}$

$Cl_{2}O_{7}$

$Br_{2}O_{7}$
Hóa trị cao nhất với oxi
$1$
$2$
$3$
$4$
$5$
$6$
$7$
Hợp chất khí với hiđro



$SiH_{4}$

$GeH_{4}$

$PH_{3}$

$AsH_{3}$

$H_{2}S$

$H_{2}Se$

$HCl$

$HBr$
Hóa trị với hiđro



$4$
$3$
$2$
$1$


- Kết luận: Hóa trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hóa trị với hiđro biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH AXIT-BAZƠ CỦA OXIT VÀ HIĐROXIT

- Trong 1 chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

$Na_{2}O$

Oxit bazơ

$MgO$

Oxit bazơ

$Al_{2}O_{3}$

Oxit lưỡng tính

$SiO_{2}$

Oxit axit

$P_{2}O_{5}$

Oixt axit

$SO_{3}$

Oxit axit

$Cl_{2}O_{7}$

Oxit axit

$NaOH$

Bazơ mạnh [kiềm]

$Mg[OH]_{2}$

Bazơ yếu

$Al[OH]_{3}$

Hiđroxit lưỡng tính

$H_{2}SiO_{3}$

Axit yếu

$H_{3}PO_{4}$

Axit trung bình

$H_{2}SO_{4}$

Axit mạnh

$HClO_{4}$

Axit rất mạnh


- Trong 1 nhóm A, đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng, tính axit giảm dần.

IV. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề