Talent đánh giá kiến thức công việc năm 2024

Ngày nay, mô hình tuyển dụng truyền thống với mục đích lấp đầy chỗ trống hay thiếu sót về nhân sự dần trở nên lạc hậu và kém hiệu quả. Các doanh nghiệp bắt đầu quan tâm đến việc thu hút nhân tài, tuyển dụng trở thành chiến lược dài hạn và được thực hiện theo kế hoạch bài bản bởi các Talent Acquisition Manager – Quản lý thu hút nhân tài. Vậy cụ thể công việc của Talent Acquisition Manager là gì?

Cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin chi tiết.

Talent Acquisition Manager là gì?

Talent Acquisition Manager là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm hiện nay. Talent Acquisition Manager (TAM) đây chính là người chịu trách nhiệm quản lý nhân tài tại doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản các TAM chính là người thu hút, chiêu mộ và quản lý nhân sự trong doanh nghiệp.

Khác với các HR thông thường, công việc và nhiệm vụ của các TAM phức tạp và áp lực hơn nhiều. Các TAM đảm nhận nhiệm vụ lên kế hoạch tuyển dụng dài hạn kéo dài từ 1-5 năm cho doanh nghiệp, nhằm đảm bảo nguồn nhân lực hùng hậu và tài năng cho doanh nghiệp.

Các TAM có nhiệm vụ tạo dựng và giữ mối quan hệ với các nền tảng tuyển dụng, các trường đại học nhằm xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho bản thân và doanh nghiệp. Thông qua các kênh tuyển dụng khác nhau các TAM cần săn lùng và tìm kiếm được các nhân tài đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp cũng như các ứng viên dự phòng cho các vị trí còn thiếu trong tương lai cho doanh nghiệp.

TAM được ví như những “thợ săn đầu người” chuyên tìm kiếm các nhân tài và thu hút họ về làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp.

Cùng với vai trò quản lý và tìm kiếm nhân tài cho doanh nghiệp, ở một số đơn vị TAM còn đảm nhận vai trò quản lý nguồn nhân sự và đào tạo nhân viên mới. TAM vừa phải đảm bảo tìm kiếm được tài năng, nguồn nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp, vừa phải đảm bảo các hoạt động tuyển dụng diễn ra hiệu quả, không để thiết hoặc trống các vị trí nhân sự trong doanh nghiệp.

Công việc của các TAM khá mới mẻ và yêu cầu nhiều kỹ năng cũng như đặt ra nhiều thách thức. Trong những năm gần đây vị trí TAM ngành càng được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng, thu hút đông đảo nhân sự chất lượng và có năng lực. Vậy cụ thể bản mô tả công việc chi tiết của Talent Acquisition Manager là gì? Cùng tìm hiểu tại phần tiếp theo của bài viết.

Talent đánh giá kiến thức công việc năm 2024
Công việc của các TAM khá mới mẻ và yêu cầu nhiều kỹ năng cũng như đặt ra nhiều thách thức

\>>> Xem thêm Talent Acquisition Business Partner là gì?

Bản mô tả công việc Talent Acquisition Manager là gì?

Bản mô tả công việc Talent Acquisition Manager là văn bản mô tả các công việc, nhiệm vụ mà một nhân viên đảm nhiệm vị trí TAM tại doanh nghiệp phải hoàn thành. Trong bản mô tả sẽ cung cấp các thông tin như: Công việc của Talent Acquisition Manager, yêu cầu về vị trí Talent Acquisition Manager hay quyền hạn và lợi ích khi làm Talent Acquisition là gì. Cụ thể:

Mô tả công việc

Công việc của Talent Acquisition Manager là gì? Nhiệm vụ chính của TAM là quản lý và chiêu mộ nhân tài cho doanh nghiệp. Công việc chính của các nhân sự đảm nhiệm vị trí TAM chính là xây dựng hệ thống tìm kiếm thông tin về ứng viên tài năng, thu hút họ trở thành ứng viên tiềm năng hoặc nhân viên của doanh nghiệp, đào tạo và huấn luyện những ứng viên đó nhằm thay thế, lấp vào các vị trí nhân sự tại thời điểm hiện tại và tương lai cho doanh nghiệp.

Các TAM là người trực tiếp tạo dựng và duy trì mối quan hệ với các trang web tuyển dụng, các trường đại học, chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh và thương hiệu tuyển dụng cho bản thân và doanh nghiệp.

Gợi ý tìm hiểu thêm: Mẫu mô tả công việc vị trí Giám đốc nhân sự

Các công việc chính của Talent Acquisition Manager là gì?

TAM chính là người nắm vai trò chủ đạo và trực tiếp trong quy trình xây dựng các phễu thu hút nhân tài cho doanh nghiệp. TAM đóng vai trò then chốt từ đầu vào đến đầu ra của phễu, từ giai đoạn thu hút cho đến tuyển dụng nhân lực vào vị trí mà doanh nghiệp đang cần. Công việc của TAM chính là nhìn nhận ra năng lực của ứng viên, chiêu mộ họ, đào tạo họ theo các tiêu chí của doanh nghiệp và đưa họ vào vị trí phù hợp. Điều này giúp đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp.

Thông qua mối quan hệ với các trường đại học, các trang web tuyển dụng, các TAM sẽ liên tục cập nhật thông tin về ứng viên cũng như chiêu mộ nhân tài. Một trong những nhiệm vụ của TAM là xây dựng và duy trì quan hệ với các trường đại học và nền tảng tuyển dụng hàng đầu. Các TAM còn cần lên ngân sách dự trù cho quá trình chiêu mộ, tuyển dụng và đào tạo nhân tài cho doanh nghiệp. Đề xuất các khoản kinh phí chi tiêu cho tuyển dụng lên ban lãnh đạo doanh nghiệp và cam kết hoàn thành chỉ tiêu KPI được đề ra trong năm.

Ngoài ra, các TAM còn bao gồm những công việc liên quan đến tuyển dụng như:

  • Làm báo cáo phân tích dự đoán nhu cầu tuyển dụng thực tế của doanh nghiệp với nguồn cung nhân lực trên thị trường
  • Chiêu mộ và đánh giá hiệu quả của các chiến lược tuyển dụng mà doanh nghiệp đã và đang áp dụng
  • Triển khai các chương trình, khóa đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên phòng nhân sự, nhân viên tuyển dụng cấp dưới trong doanh nghiệp
  • Chịu trách nhiệm lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện thu hút ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp
  • Đo lường, đánh giá KPI của chiến lược tuyển dụng, đưa ra các phán đoán về chỉ số và hiệu quả tuyển dụng.

Talent đánh giá kiến thức công việc năm 2024
Các công việc chính của Talent Acquisition Manager là gì?

\>>> Tham khảo Tìm hiểu thuật ngữ Talent Acquisition trong tuyển dụng

KPI công việc

KPI công việc Talent Acquisition Manager là gì? Do đảm nhận vị trí quan trọng và mới mẻ trong doanh nghiệp nên các TAM thường được áp dụng chỉ tiêu KPI khá đặc biệt. Cụ thể:

  • Tổng số CV ứng viên nộp trong đợt tuyển dụng;
  • Số liệu thể hiện tỷ lệ ứng viên vượt qua vòng CV;
  • Tỷ lệ ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn lần 1,2;
  • Tỷ lệ ứng viên tại vòng thử việc;
  • Tỷ lệ ứng viên thành nhân viên chính thức;
  • Chỉ số hiệu quả quảng cáo chiến lược tuyển dụng;
  • Thời gian tuyển dụng các ứng viên tiềm năng,…

Quyền hạn của Talent Acquisition Manager là gì?

Nhân viên TAM tại các doanh nghiệp có các quyền hạn gắn liền với nhiệm vụ và công việc chính như:

  • Hoạch định chiến lược
  • Phân định nguồn nhân lực
  • Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
  • Tạo dựng mối quan hệ với ứng viên
  • Đo lường và dự đoán
  • Nâng cao thương hiệu tuyển dụng
  • Tạo nguồn ứng viên; Quản lý dữ liệu khoa học,…

Yêu cầu công việc của các TAM

Để trở thành nhân viên quản lý và thu hút nhân tài tại các doanh nghiệp, các ứng viên cần đáp ứng các tiêu chí và yêu cầu khá cao. Cụ thể:

  • Tốt nghiệp các ngành học có chuyên môn liên quan đến Nhân sự, nhân lực, con người, các ngành học khác có liên quan
  • Có ít nhất 1-2 năm kinh nghiệm tại vị trí TA Consultant, Talent Acquisition Manager hoặc các vị trí tương tự
  • Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ, có kinh nghiệm trong hoạt động tạo các chương trình đào tạo theo cấp bậc
  • Hiểu được các công việc trong bản mô tả công việc chi tiết của Talent Acquisition Manager
  • Sử dụng tốt mạng xã hội, các kênh truyền thông trực tiếp, tự động thu thập Lead ứng viên.

Talent đánh giá kiến thức công việc năm 2024
Yêu cầu công việc đối với các Talent Acquisition Manager

Talent Acquisition Manager cần có những kỹ năng gì

Để hoàn thành công việc các TAM cần có các kỹ năng cơ bản như:

  • Giao tiếp
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ
  • Phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định
  • Tư duy chiến lược
  • Tư duy tập trung vào kết quả cuối cùng
  • Tổ chức, điều khiển và quản lý thời gian
  • Năng lực giải trình
  • Tạo ảnh hưởng
  • Quản trị rủi ro,…

Bài viết đã cung cấp và giải đáp thắc mắc bản mô tả công việc chi tiết của Talent Acquisition Manager là gì. Tại thời điểm hiện tại và tương lai vị trí TAM sẽ được nhiều doanh nghiệp áp dụng hơn nữa. Các cá nhân định hướng phát triển sự nghiệp tại vị trí này cần trau dồi thêm trình độ chuyên môn, kỹ năng nhằm có thể đảm nhiệm và hoàn thành các yêu cầu về công việc.