Tại sao trong mắt có chấm đỏ

Nếu bạn soi gương và thấy đốm đỏ trong lòng trắng của mắt, mặc dù nó không gây ngứa hay đau đớn nhưng đây có thể là dấu hiệu xuất huyết dưới kết mạc.

Nếu đốm đỏ tươi xuất hiện trong mắt, hãy đến khám để chắc chắn là không có vấn đề gì nghiêm trọng hơn xuất huyết dưới kết mạc. Nếu bạn bị xuất huyết dưới kết mạc tái phát nhiều lần hoặc bị chảy máu ở chỗ khác thì bạn nên nói với bác sĩ.

Ngoài trường hợp xuất huyết dưới kết mạc khác, đốm đỏ trên mắt có thể xuất hiện do chấn thương ở mắt,có thể bạn đã dụi mắt quá mạnh.

Dị ứng, cảm lạnh cũng là một nguyên nhân dẫn tới xuất huyết dưới màng cứng vì khi bị lạnh bạn sẽ hắt hơi liên tục và dụi mắt nhiều hơn do mệt mỏi.

Nếu bạn có tuần hoàn kém, mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, bạn sẽ dễ xuất hiện đốm đỏ trên mắt.

Trong phần lớn các trường hợp, đốm đỏ xuất hiện trên mắt không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu nó xuất hiện thường xuyên thì hãy đi kiểm tra ngay.

Theo bác sĩ Pierce, chủ tịch hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ cho biết, các đốm đỏ có thể là một dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, rối loạn chảy máu hoặc ung thư tế bào plasma. Để được chẩn đoán chính xác, bạn cần đi khám tại các bệnh viện lớn.

Tuy nhiên, nếu bạn không có tiền sử mắc các bệnh trên, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt để ngăn đốm đỏ phát triển to hơn. Sau khoảng hai tuần, đốm đỏ trên mắt của bạn sẽ biến mất.

Bạn cần cho mắt nghỉ ngơi, bảo vệ mắt khỏi tia nắng gắt, tránh dụi mắt quá mạnh khiến mắt bị tổn thương.

Hãy dùng thuốc nhỏ mắt để vệ sinh nếu bạn thuộc dạng mắt yếu.

Thu Hương

Theo Tạp chí Sống khỏe

  • 06:58 14/04/2020
  • Xếp hạng 4.93/5 với 20370 phiếu bầu

Hỏi

Chào bác sĩ, bé nhà tôi bị ngã đập đầu, hôm sau mắt bé xuất hiện đốm đỏ. Tôi đưa bé đi khám đầu, bác sĩ bảo theo dõi xem bé có bị nôn ói không, gia đình đã theo dõi và thấy bé bình thường, vài ngày sau đốm đỏ cũng biến mất. Nhưng sau đó 2 tuần thì mắt bé lại xuất hiện đốm đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy là bé bị làm sao và cần phải khám thế nào?

Lương Ngọc Lam [1982]

Trả lời

Chào bạn, đốm đỏ trong mắt có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh như: xuất huyết kết mạc, viêm kết mạc, viêm thượng củng mạc,... Bạn nên đưa bé đến khám chuyên khoa mắt để có hướng điều trị phù hợp.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới website Vinmec.com. Trân trọng.


ThS. BS Hoàng Thanh Nga - Bác sĩ Mắt - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Hỏi: Chào bác sĩ. Con cháu năm nay 5 tuổi, bé thường xuyên sờ “chim”, khi ngủ bé...

Hỏi: Chào bác sĩ, em từng bị lao màng phổi năm 22 tuổi, bây giờ sức khoẻ của em...

Hỏi: Chào bác sĩ. Con em được 3 tháng, bé vẫn ăn ngủ bình thường nhưng trước khi...

Hỏi: Chào bác sĩ, mong bác sĩ tư vấn cho tôi về bệnh ung thư da. Tôi đã có các t...

Hỏi: Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi mẹ em năm nay 50 tuổi, bị ung thư tuyến giáp...

Hỏi: Chào bác sĩ, chồng cháu bị ung thư tuyến giáp, đã phẫu thuật và uống Iod ph...

Hỏi: Chào bác sĩ, bé nhà tôi bị ngã đập đầu, hôm sau mắt bé xuất hiện đốm đỏ. Tô...

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây biến chứng ảnh hưởng đế...

Xuất huyết dạ dày là một bệnh lý không còn xa lạ với chúng ta hiện nay. Tỷ lệ ng...

Thời tiết nắng nóng kéo dài xen kẽ các đợt mưa lớn đan xen là thời điểm thuận lợ...

Chủ đề ngẫu nhiên: đặt lịch khám thai, 8 8. Tinh trùng có thể chảy ra ngoài sau khi IUI không?, dấu hiệu dọa sinh sớm, Người lớn bị viêm amidan mãn tính, có nên cắt?, sàng lọc ung thư tuyến vú, Chống đau thắt ngực, Thể tích nước tiểu là bao nhiêu? Ý nghĩa từng thông số trong xét nghiệm nước tiểu, Hướng dẫn đeo khẩu trang y tế, Điều trị và tiêm chủng cho người nhiễm HIV/AIDS, Chế độ dinh dưỡng bổ thận, chế độ dinh dưỡng khi mang thai, áp lực đường thở dương liên tục, tiêu chảy cấp, Số lượng tinh trùng thấp: Những điều cần biết, Khám sàng lọc trước tiêm,

Một ngày nào đó, bỗng dưng mắt bạn có biểu hiện vỡ mạch máu ở trong mắt, sau đó toàn bộ lòng trắng bị nhuốm đỏ. Thực ra, trong nhãn khoa, hiện tượng trên được gọi với tên “xuất huyết dưới kết mạc”. Vậy, hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc có đáng ngại?

Xuất huyết dưới kết mạc thường không có triệu chứng

Kết mạc là lớp màng ngoài cùng bao bọc nhãn cầu. Kết mạc chứa nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ. Bình thường rất khó quan sát các mạch máu này vì chúng rất nhỏ. Nhưng khi có viêm nhiễm, các mạch máu giãn nở ra, người ta mới quan sát được chúng.

Do cấu trúc rất thanh mảnh, các mạch máu ở mắt đôi khi bị vỡ gây hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc; Máu ở kết mạc chảy ra khỏi lòng mạch không tạo dòng hay nhỏ giọt ra ngoài mà sẽ len vào khoảng không giữa kết mạc và củng mạc tạo một vệt như vết dầu loang hoặc đội vồng kết mạc lên.

Lượng máu mất đi cũng rất ít, chỉ tối đa 2 ml. Quá trình tiêu máu tự nhiên sẽ làm vùng xuất huyết thu gọn và thay đổi màu sắc. Vết đỏ rực sẽ đổi sang màu vàng cam, sau đó là vàng và biến mất trong khoảng 2 tuần.

Xuất huyết dưới kết mạc thường không có triệu chứng báo trước. Bệnh nhân không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Nhiều người bị biết mình bị xuất huyết khi soi gương hoặc khi có người khác nói. Chỉ một số người thấy hơi vướng, cộm, nhói khẽ ở mắt bên xuất huyết.

Nguyên nhân xuất huyết dưới kết mạc

Một số nguyên nhân sau có thể gây xuất huyết dưới kết mạc:

– Chấn thương mắt.

– Các bệnh lý rối loạn đông máu.

– Tai biến sau lặn sâu, lặn biển đi kèm với quá trình giảm áp hay tăng áp đột ngột của đường thở.

– Chấn thương vùng đầu mặt.

– Bệnh tăng huyết áp.

– Sau phẫu thuật LASIK có dùng dụng cụ cố định mắt bằng áp lực âm.

Viêm kết mạc do Enterovirus 70 và Coxsackie A.

– Nhiễm Leptospira [một loại xoắn khuẩn].

– Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt, trong đó có mắt [xảy ra trong quá trình nôn, ho, hắt hơi, xì mũi, gắng sức do mang vác, rặn đẻ…]

– Thiếu vitamin C, thiếu yếu tố đông máu XIII, thiếu vitamin K…

– Đang dùng các thuốc chông đông máu cho các bệnh tim mạch như Aspirine, Wafarine

Lưu ý: Trong đa số các trường hợp, xuất huyết do vỡ mạch máu nhỏ không có nguyên nhân rõ ràng.

Cần làm gì khi bị xuất huyết dưới kết mạc?

Khi xảy ra xuất huyết dưới kết mạc, bệnh nhân nên gặp bác sĩ nội khoa để trình bày vấn đề của mình. Trong trường hợp này, bác sĩ nội khoa sẽ cho kiểm tra sức khỏe toàn thân như đo huyết áp, xét nghiệm máu… để phát hiện các bệnh có thể gây ra xuất huyết và điều trị.

Nếu bạn đang dùng các thuốc chống đông máu, bác sĩ nội khoa sẽ cân nhắc để dừng, giảm liều, hoặc chuyển đổi các thuốc chống đông đang sử dụng.

Phát hiện xuất huyết dưới kết mạc, bệnh nhân không nên day dụi mắt; chỉ nên chườm đá, nghỉ ngơi để vết xuất huyết khỏi lan rộng. Thông thường sau khoảng 10 – 14 ngày xuất huyết sẽ tan, mắt không còn đỏ nữa [tuy nhiên rất có thể xuất huyết sẽ quay lại cũng ở vị trí cũ nếu điều kiện thuận lợi được lặp lại].

Thông thường sau 1-2 tuần xuất huyết sẽ tan, một số ít có thể tan trong 2-3 tuần. Xuất huyết dưới kết mạc không có tiên căn chấn thương không cần điều trị, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo cho những trường hợp có kích thích nhẹ

Nếu xuất huyết dưới kết mạc kèm theo với một trong các biểu hiện / yếu tố như:

–         Mắt đau nhức

–         Mắt nhìn mờ, nhìn đôi, khó nhìn

–         Có tiền sử tăng huyết áp

–         Có tiền sử các bệnh gây xuất huyết

–         Xuất huyết kèm theo chấn thương vùng đầu mặt…, bệnh nhân cần đi khám ngay lập tức.

Xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm?

Thực ra, trong xuất huyết dưới kết mạc, máu thường tự tiêu hết mà không cần phải điều trị gì. Thị lực và các phần khác của mắt không bị ảnh hưởng. Bệnh không nguy hiểm trừ trường hợp xuất hiện sau chấn thương có thể kết hợp với tổn thương khác của mắt.

Tuy vậy, nếu sau 2 tuần, xuất huyết không biến mất, thậm chí có xu hướng lan rộng hơn; Xuất huyết ở cả 2 mắt kèm với xuất huyết ở cơ quan khác như chảy máu chân răng, chảy máu mũi… thì là điều đáng lo ngại, cần khám xét cẩn thận để xác định nguyên nhân.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BS. Bùi Hải Yến

Tài liệu tham khảo:

//www.webmd.com/eye-health/bleeding-in-the-eye#1

//www.mayoclinic.org/diseases-conditions/subconjunctival-hemorrhage/symptoms-causes/syc-20353826

//www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3702240/

//medlineplus.gov/ency/article/001616.htm

Video liên quan

Chủ Đề