Nước làm mát xe ô tô bao lâu thì thay

Thực tế đã chứng minh, việc đổ nước lã hoặc nước làm mát không đúng tiêu chuẩn sẽ gây tổn hại rất lớn cho hệ thống làm mát và động cơ.

Trong quá trình vận hành của động cơ, nhiên liệu bị đốt cháy sẽ toả ra một lượng nhiệt rất lớn, một phần được chuyển hoá để sinh công, phần còn lại toả ra ngoài không khí, tiếp xúc với các chi tiết trong lòng động cơ như xilanh, piston, nắp máy…

Nước làm mát là gì?

Do vậy, nếu không làm mát hoặc không đủ sức làm mát thì các chi tiết sẽ bị nóng lên quá mức làm giảm tuổi thọ của động cơ, nhiệt độ lớn quá mức cũng làm mất tác dụng bôi tơn của dầu nhờ. Ở nhiệt độ lớn, dầu nhờn sẽ bóc cháy, piston sẽ bó kẹt trong xy lanh dễ gây kích nổ động cơ xăng.

Chính lúc này, nước làm mát động cơ sẽ thể hiện rõ vai trò của mình, đó là giúp truyền nhiệt lượng từ thân động cơ ra két làm mát. Chất lượng nước làm mát sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm mát của hệ thống.

Có nhiều loại nước làm mát động cơ, loại cũ có màu xanh lá cây đến loại mới hiện nay có màu xanh lam điển hình trên các xe Mercedes và BMW. Loại nước làm mát này giúp bảo vệ động cơ không quá nóng, giữ nhiệt độ ở giới hạn cho phép, chống mòn động cơ từ bên trong.

Tại sao phải thay nước làm mát đúng tiêu chuẩn?

Sự khác biệt chủ yếu giữa nước làm mát có màu xanh lá cây với các loại nước làm mát mới hơn chính là thành phần hóa học tạo nên chúng. Nước làm mát bao gồm nước cất và dung dịch ethylene glycol làm mát và một số chất phụ gia khác có tác dụng ngăn ngừa quá trình ăn mòn, bốc hơi,…

Thực tế, nếu không đổ đúng loại nước làm mát đúng tiêu chuẩn sẽ khiến hệ thống làm mát và động cơ bị hỏng hóc nghiêm trọng. Nước làm mát không đúng tiêu chuẩn khiến lòng bơm bị oxy hoá làm mục rỗng các cánh quạt bên trong, hiệu quả làm mát từ đó kém đi.

Khi nào nên thay nước làm mát?

Cần phải kiểm tra thường xuyên mực nước làm mát động cơ ô tô và nên phải đảm bảo lượng nước luôn nằm trong vị trí “Full” và “Low” khi động cơ đang nguội. Thông thường theo như chuyên gia đó là cứ sau từ 40.000 đến 50.000 km lăn bánh thì cần phải thay nước làm mát động cơ ô tô một lần.

Trên thị trường ô tô hiện nay, nước làm mát động cơ xe hơi có 3 loại chính đó là dung dịch làm mát màu xanh, màu hồng và màu đỏ. Tương ứng với màu sắc là các thành phần hóa chất trong từng dung dịch làm mát là khác nhau. Để tránh các nguy cơ gây hại cho động cơ, chủ xe nên tham khảo kỹ càng loại dung dịch làm mát phù hợp nhất cho xế yêu trước khi sử dụng.

Trên đây là thông tin về nước làm mát động cơ cũng như khi nào thì chúng ta cần thay mới nước làm mát này. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn.

Nước làm mát oto là dung dịch có tác dụng “giải nhiệt” cho động cơ xe hơi, giúp cho “trái tim” của xe hoạt động tốt nhất. Đây là loại dung dịch quan trọng mà các tài xế phải thường xuyên kiểm tra. Nếu bình nước làm mát cạn, động cơ xe ô tô sẽ bị nóng dẫn đến nguy cơ cháy kích nổ. Bài viết dưới sẽ bật mí cho bạn Khi nào thì nên thay nước làm mát oto, cách kiểm tra nước làm mát oto chi tiết nhất:

Bao lâu thay nước làm mát oto?

Thông thường, sau khi di chuyển được lộ trình 40.000 – 50.000 km [tương ứng 2-3 năm], bạn nên vệ sinh két làm mát và thay nước làm mát mới. Tuy nhiên, trong từng trường hợp như xe di chuyển với tần suất lớn, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mùa hè nóng bức hay luôn chở tải trọng lớn cũng khiến cho két nước làm mát nhanh cạn hoặc bị rò rỉ. Chính vì thế, 1 trong những cách chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô tốt nhất đó là thường xuyên kiểm tra bình nước làm mát động cơ.

Cách kiểm tra nước làm mát oto

Hầu hết oto ngày nay đều có bình nước phụ. Khi động cơ nóng, nhiệt độ và áp suất nước trong hệ thống làm mát tăng và nước sẽ tràn qua bình nước phụ. Khi động cơ nguội, nước từ bình nước phụ sẽ được hút ngược lại hệ thống làm mát. Cách kiểm tra chính xác mực nước làm mát oto, chúng ta nên quan sát mực nước trong bình nước phụ khi động cơ nguội. Khi kiểm tra bằng mắt thường thì bạn phải đảm bảo cho mực nước làm mát trong bình nước phụ luôn nằm ở giữa vị trí “Full” và “Low”[ có một số xe thì kí hiệu là “Min”, “Max”]. Nếu như mực nước làm mát xuống dưới mức “Low” [ hoặc “Min” thì bạn cần bổ sung thêm nước làm mát cho ô tô. Trường hợp một số xe không có bình nước phụ, bạn có thể mở nắp két nước và xem lượng nước trong đó, nếu thấy thiếu có thể châm thêm.

Kiểm tra nước làm mát

Lưu ý: Tuyệt đối không được mở nắp két nước khi động cơ đang nóng [điều này cũng được cảnh báo trên nắp ket nước]. Khi động cơ đang nóng, nhiệt độ và áp suất bên trong hệ thống làm mát rất cao. Khi bạn mở nắp két nước, nước nóng sẽ bắn ra ngoài và gây phỏng rất nguy hiểm

Giải đáp một số câu hỏi liên quan về nước làm mát oto

Dưới đây là các câu hỏi phổ biến của khách hàng được CÔNG TY CP MAI AN ĐỨC tổng hợp lại:

Các loại nước làm mát oto có trên thị trường hiện nay?

Có 3 loại nước làm mát trên thị thị trường hiện nay bao gồm:

  • Nước làm mát công nghệ axit vô cơ [IAT]
  • Nước làm mát công nghệ axit hữu cơ [OAT]
  • Nước làm mát công nghệ axit hữu cơ lai [HOAT]

Nước làm mát phải có các đặc tính kỹ thuật nào?

  • Nước làm mát động cơ phải có khả năng chống đông cứng khi nhiệt độ môi trường dưới 0 °C. Khi nước làm mát động cơ bị đông cứng, thể tích của nó sẽ giãn nở ra làm cho các đường ống cứng bên trong két nước làm mát bị vỡ gây hung hỏng két nước. Đồng thời các mạch nước bên trong động cơ cũng giãn nở ra gây nứt vỡ động cơ có thể dẫn đến những hư hỏng cực kỳ nghiêm trọng.
  • Nước làm mát động cơ cũng không được gây ra sự ăn mòn hay oxi hóa cho động cơ. Bởi vì các chi tiết bên trong động cơ được chế tạo hoàn toàn bằng kim loại, đặt biệt là thân máy được chế tạo từ hợp kim nhôm. Nhôm và hợp kim nhôm là chất rất dễ bị oxi hóa khi tiếp xúc với chất gây ăn mòn như axít, ngay cả nước thường cũng có khả năng gây ăn mòn lớn với thân máy, gây ra các hư hỏng cho động cơ.
  • Khi các đường ống nước bên trong động cơ bị oxi hóa, nó sẽ sinh ra các cặn bẩn làm tắt nghẽn mạc nước làm mát động cơ, làm cho nước làm mát không thể tuần hoàn được, khi đó nhiệt độ động cơ sẽ tăng cao dẫn đến quá nhiệt. Khi nhiệt độ động cơ quá cao có thể dẫn đến các hệ lụy khác như: độ nhớt của nhớt bôi trơn sẽ giảm do đó không còn khả năng bôi trơn nên các chi tiết sẽ bị mài mòn nghiêm trọng dẫn tới những chi phí đại tu sửa chữa cực kỳ tốn kém. Nhiệt độ động cơ quá cao cũng là nguyên nhân của tình trạng kích nổ đối với động cơ xăng, kích nổ xảy ra có thể gây ra các sự cháy nổ ô tô rất nguy hiểm cho người ngồi trên xe.

Nước làm mát oto mà chúng tôi cung cấp

  • Nước Làm Mát Ô Tô Azmol Antifreeze G12 + Concentrate

Nước Làm Mát Ô Tô Azmol Antifreeze G12 + Concentrate là chất làm mát cô đặc, pha loãng với nước trước khi sử dụng. Sản phẩm thuộc thương thương hiệu Azmol Anh Quốc

Nước làm mát ô tô Antifreeze G 12+
  • Nước làm mát động cơ : Delo ELC Antifreeze/Coolant /COOLANT

Nước làm mát động cơ Delo ELC Antifreeze/Coolant là dung dịch làm mát động cơ sử dụng công nghệ phụ gia gốc hữu cơ carboxylate ức chế ăn mòn, được cấp bằng sáng chế. Delo ELC không chứa ni-trát, bo-rát, si-li-cát, phốt-phát và a-min. Sản phẩm có phụ gia ni-trít và molybdate để tăng cường tính năng bảo vệ xy-lanh động cơ.

Delo ELC Antifreeze/Coolant

Nước làm mát động cơDelo ELC Antifreeze/Coolant

  • Nước làm mát động cơ: Havoline® Xtended Life Antifreeze/Coolant Concentrate

Havoline® Xtended Life Antifreeze/Coolant là chất làm mát động cơ đơn pha gốc ethylene glycol dựa trên công nghệ phụ gia ức chế cống ăn mòn aliphatic được cấp bằng sáng chế. Các sản phẩm hiện có bao gồm đậm đặc, pha sẵn 50/50 và pha sẵn 55/45.

Havoline® Xtended Life Antifreeze/Coolant ConcentrateNước làm mát động cơ: Havoline® Xtended Life Antifreeze/Coolant Concentrate

Kết luận:

Bài viết trên Công ty CP Mai An Đức đã giải đáp cho các bạn những thông tin liên quan đến nước làm mát oto. Mọi chi tiết xin liên hệ:

Thông tin liên hệ:

Video liên quan

Chủ Đề