Hba1c nghĩa là gì

Mục tiêu của điều trị bệnh tiểu đường là giữ cho bệnh nhân có mức chỉ số đường huyết bình thường ổn định nhằm ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Một trong những chỉ số giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định đường huyết là HbA1c, do đó xét nghiệm chỉ số HbA1c là điều cần thiết đối với mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ số này thường bị “rơi rụng” theo quá trình điều trị. Nguyên nhân chính là do bệnh nhân không hiểu đúng tầm quan trọng của chỉ số vàng này trong kiểm soát đường huyết.

Hemoglobin [Hb] là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. Bình thường luôn luôn có sự gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu.

Chỉ số HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu.

Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

Xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua.

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ của bạn và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỉ lệ phần trăm hemoglobin của máu.

Xét nghiệm HbA1c cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2-3 tháng vừa qua. Đây là xét nghiệm tốt nhất để theo dõi sự kiểm soát đường huyết, giúp bạn và bác sĩ điều trị đánh giá được đường huyết có kiểm soát tốt hay không trong thời gian vừa qua.

Bình thường HbA1c chiếm 4-6% trong toàn bộ hemoglobin.

Khi HbA1c tăng trên bình thường 1% tương ứng với giá trị đường huyết của bạn tăng lên 30mg/dl hay 1.7Mmol/L.

  • Khi HbA1c > 10% cho thấy đường huyết của bạn trong thời gian qua kiểm soát kém.
  • Khi HbA1c < 6.5% cho thấy đường huyết của bạn kiểm soát tốt.

Dưới đây là bảng chỉ số mục tiêu được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng cá nhân:

Xét nghiệm HbA1c chỉ có giá trị để theo dõi đường huyết và kết quả điều trị, không có giá trị trong chẩn đoán phát hiện bệnh ĐTĐ.

Vì với HbA1c < 6.5%, bạn có thể làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển các biến chứng về mắt, thận và thần kinh do bệnh ĐTĐ. Theo nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới thì kiểm soát đường huyết 24 giờ hàng ngày, liên tục qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống thích hợp có thể làm thay đổi chỉ số HbA1c.

Tất cả bệnh nhân bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 nên xét nghiệm HbA1c tối thiểu 2 lần trong 1 năm. Khi đường huyết không ổn định nên xét nghiệm thường xuyên hơn – 3 tháng/1 lần.

Theo dõi đường huyết khi đói chỉ cho thấy giá trị đường huyết ở thời điểm làm xét nghiệm.

Xét nghiệm HbA1c cho thấy bức tranh lớn hơn về tỷ lệ phần trăm trung bình đường huyết của bạn trong 2-3 tháng qua, tuy nhiên cả 2 đều giúp cho bạn và bác sĩ có kế hoạch thay đổi trong điều trị về chế độ ăn, tập luyện thể dục cũng như chế độ dùng thuốc thích hợp hơn.

Đường huyết được kiểm soát tốt nhất khi HbA1c < 6.5% và đường huyết lý tưởng là trở về bình thường. Trong một số trường hợp có thể chấp nhận mức đường huyết lúc đói 150mg%, tránh đường huyết thấp < 60mg% hay bị hạ đường huyết. Tuy nhiên khi cần thiết bạn nên tham vấn bác sĩ.

Giữ chỉ sốđường  huyết bình thường trong thời gian lâu dài đòi hỏi bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ hàng ngày về chế độ ăn, chế độ tập luyện, chế độ dùng thuốc và tự theo dõi đường huyết tại nhà. Nên nhớ kiểm soát mức đường huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày là tác động chính để làm giảm HbA1c theo chỉ số mục tiêu.

Vai trò của các thảo dược trong điều trị tiểu đường đã được rất nhiều nghiên cứu ghi nhận. Có nhiều thảo dược hay hoạt chất làm giảm đường huyết tốt nhưng lại ít có tác dụng làm giảm chỉ số HbA1c. Các chuyên gia khuyến cáo, để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh nên lựa chọn các thảo dược giúp giảm HbA1c hiệu quả. Nổi bật là các thảo dược khổ qua, tảo Spirulina.

Khổ qua rừng hay còn gọi là khổ qua thóc, mướp đắng rừng, mọc tự nhiên và có dược tính cao gấp nhiều lần so với khổ qua thường.

Nghiên cứu tại BV Đại học Y Dược TPHCM cho thấy, sau 12 tuần điều trị, khổ qua làm giảm 1% chỉ số HbA1c [từ 8.5% xuống 7.5%], do đó làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng trên mắt, thận, thần kinh.

Khổ qua chúng ta ăn hàng ngày là loại đã lai tạo giống để giảm vị đắng, hàm lượng hoạt chất rất nhỏ nên tác dụng trị bệnh giảm đi nhiều lần. Loại khổ qua thực sự tốt cho người bệnh tiểu đường là khổ qua rừng [Momordica charantia] có vị rất đắng và hàm lượng hoạt chất cao. Trái khổ qua rừng được các chuyên gia thực vật học lựa chọn loài, trồng thành vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất dược phẩm.

TPBVSK TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý [Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn] có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.

Thông tin chi tiết vui lòng xem thêm tại đây hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC

Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm HbA1c/Định lượng glycohemoglobin [HbA1c, A1c]

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Cụ thể xét nghiệm HbA1c để làm gì? xét nghiệm HbA1c có cần nhịn ăn không?

Tìm hiểu chung

HbA1c test hay xét nghiệm HbA1c là gì?

Định lượng glycohemoglobin hay xét nghiệm HbA1c [A1c, glycohemoglobin] là một loại thủ thuật xét nghiệm máu dùng để kiểm tra lượng đường [glucose] gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu.

Khi hemoglobin và glucose liên kết với nhau, một lớp đường sẽ bao bọc xung quanh hemoglobin. Lớp bao bọc này dày hơn khi lượng đường trong máu tăng thêm. Những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh khác làm tăng đường huyết sẽ có lượng đường gắn với hemoglobin nhiều hơn bình thường.

Khi nào bạn cần thực hiện định lượng HbA1c?

Nhằm mục đích chẩn đoán và sàng lọc, xét nghiệm HbA1c có thể được thực hiện trong các lần khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bạn có những dấu hiệu bị đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường như:

  • Khát nước
  • Tăng đi tiểu
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Nhiễm trùng lâu lành

Bên cạnh đó, người bị đái tháo đường cũng sẽ cần test HbA1c để phát hiện các dấu hiệu sớm của biến chứng, ví dụ như suy thận, bệnh về mắt hoặc chân…

Ngoài ra, hầu hết các bác sĩ cho rằng, chỉ số HbA1c là thông số tốt nhất để xem xét mức độ kiểm soát đái tháo đường của bệnh nhân trong 2-3 tháng trước đó. Bác sĩ có thể dựa vào thông số này để cân nhắc về việc có nên điều chỉnh kế hoạch điều trị hay không.

Thận trọng

Những điều bạn cần lưu ý trước khi tiến hành xét nghiệm HbA1c là gì?

Trước khi định lượng HbA1c, bạn cần lưu ý:

  • Các chỉ số HbA1c sẽ không phản ánh sự tăng hay giảm đường huyết tạm thời do ăn uống hay dùng thuốc, đồng thời cũng không phản ánh khả năng kiểm soát đường trong vòng 3–4 tuần trước đó.
  • Một số bệnh lý có nguy cơ làm sai lệch kết quả xét nghiệm, ví dụ như:
    • Hemoglobin hình liềm [hồng cầu lưỡi liềm]
    • Thiếu máu tán huyết
    • Thiếu sắt

Ngoài ra, các thông số xét nghiệm cũng có khả năng sai lệch nếu bạn mất nhiều máu hoặc được truyền máu trước đó không lâu. Hãy báo với bác sĩ về những vấn đề trên nếu bạn chuẩn bị làm xét nghiệm định lượng HbA1c.

Video liên quan

Chủ Đề