Tại sao nước lại bị ô nhiễm

Ô nhiễm nguồn nước - nguyên nhân chủ yếu do chính con người gây ra

Trang chủ Tin tức Ô nhiễm nguồn nước - nguyên nhân chủ yếu do chính con người gây ra

Tin tứcNgày: 13-12-2019 bởi: Mã Thị Vân

Nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Nước ô nhiễm gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ nhỏ. Sử dụng nước ô nhiễm gây nên các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, các bệnh về da và thậm chí là cả ung thư. Mà nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước là từ chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, từ hoạt động sinh hoạt của con người chưa được qua xử lý. 

Ô nhiễm nguồn nước do tự nhiên

Nguồn nước bị ô nhiễm nguyên nhân một phần cũng đến từ tự nhiên. Sự phân hủy của các động vật, thực vật chết dẫn đến các chất hữu cơ, mỗi khi mưa xuống, các chất hữu cơ này theo nước mưa một phần ngấm vào đất vào mạch nước ngầm, một phần theo nước mưa mang các chất hữu cơ đó ra ao suối sông hồ.

Nguồn nước ô nhiễm - một phần do tự nhiên

Tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió, bão… cũng dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Mưa lũ,gió bão, mang theo rác thải sinh hoạt,... trôi ra sông suối, ao hồ… Các rác thải phân hủy tạo thành các chất độc hại ngấm vào nguồn nước, các trận mưa axit,.. gây nên các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Ô nhiễm do sự phát triển của đời sống xã hội

Quá trình đô thị hóa được kết thúc bằng việc bổ sung thêm nhiều con đường, nhà ở, và các tòa nhà thương mại và công nghiệp. Nhiều nước thải được xả ra các dòng địa phương. Hệ thống cấp nước và phân phối mới được xây dựng để cung cấp cho dân số ngày càng tăng. Hồ chứa có thể được xây dựng để cung cấp nước. Một số kênh luồng được thay đổi để phù hợp với việc xây dựng tòa nhà. Các ngành công nghiệp có thể khoan một số giếng sâu, công suất lớn.

Đời sống xã hội ngày càng phát triển, kéo theo tất cả các vấn đề. Nước sạch ngày càng trở nên khan hiếm, nguồn nước ngầm ngày một bị khai thác nhiều. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí… ngày càng đe dọa đến sức khỏe của con người.

Do sự đô thị hóa 

Dân số ngày càng tăng nhanh, tốc độ đô thị hóa hiện đại hóa nhanh, làm bài toán về nước sạch trở nên khó khăn hơn. Dân số tăng nhanh, áp lực lên tài nguyên nước bị đè nặng. 

Đô thị hóa hiện đại hóa càng nhanh kéo theo hàng loạt vấn đề

Đô thị hóa hiện đại hóa được đẩy mạnh, các công trình, các nhà máy, các khu công nghiệp, các nhà máy khai thác khoáng sản mọc lên càng nhiều. Các nhà máy khi hoạt động, lượng nước thải ra ngày càng nhiều. Nước thải công nghiệp có nhiều hóa chất độc hại, khi chưa được xử lý hoặc hệ thống xử lý bị quá tải, thải ra sông, suối, biển sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước này sẽ không thể sử dụng phục vụ cho bất kỳ mục đích gì trong sinh hoạt hay nuôi trồng. Không thể nuôi trồng thủy hải sản bằng nguồn nước này, và nếu con người và vật nuôi uống phải nguồn nước này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

Do hoạt động sinh hoạt

Hiện nay, môi trường nước ở các khu công nghiệp, khu dân cư, làng xã trở nên ô nhiễm nặng nề. Nếu ngày xưa, nguồn nước để sử dụng sinh hoạt ở các làng xã là nước suối, nước sông, thì ngày nay người dân không dám đi ra sông vì quá ô nhiễm. Trước đây, khi chưa có nhà máy cung cấp nước, nước sử dụng ở các thành phố chủ yếu là các nhà máy nước và giếng khoan, nhưng ngày nay, để an tâm hơn thì người dân đã lựa chọn nước sạch từ nhà máy nước cung cấp. Ở các thành phố, thị trấn lớn nhỏ đông dân, chất thải do sinh hoạt, nước thải sinh hoạt cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Rác thải sinh hoạt [rác thải rắn]  ngày càng nhiều, không chỉ dừng lại ở bãi rác, nó sẽ trở thành núi rác. Hình thành một dòng sông nước thải từ nước thải sinh hoạt. Mặt khác, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các bệnh viện các cơ sở y tế cũng chưa thể xử lý triệt để được nước thải, cũng chính là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.

Ô nhiễm nguồn nước do các chất thải từ sinh hoạt

Nước nhiễm bẩn gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của con người. Nguyên nhân chính là do sự phát triển của đời sống con người, do tốc độ đô thị hóa hiện đại hóa…

Ô nhiễm môi trường nước gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường nước. Chỉ với một hành động nhỏ của bạn cũng góp phần làm giảm đi mức độ nhiễm bẩn và bảo vệ nguồn nước mà bạn đang sử dụng mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm

Kinh tếNgày 09-09-2020

Kinh tếNgày 07-06-2020

Copyrights © 2019 by Golden Panthera. Powered by Haravan

Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước như dựa vào nguồn gốc ô nhiễm, gồm: ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt. Dựa vào môi trường ô nhiễm, gồm: ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Dựa vào tính chất của ô nhiễm, gồm: ô nhiễm vật lý, hóa học hay sinh học.

[Ảnh minh họa]

Ô nhiễm vật lý

Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.

Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tựdo, hydro sulfur, phenol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá.

Ô nhiễm hóa học

Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp.

Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.

Các loại nông dược sử dụng cho nông nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm hóa học.

Ô nhiễm sinh học

Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy...

Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh...

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước

Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.

Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.

- Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên [núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...] có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

- Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…

Nguyên nhân nhân tạo

Hiện tại hoạt động của con người đang là nguyên nhân chính gây suy giảm chất lượng nguồn nước. Có thể xếp thành các nguyên nhân sau:

* Do các chất thải từ sinh hoạt, y tế

Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt thải ra môi trường mà không qua xử lý bên cạnh đó dân số ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng theo. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2 %.

Ở Việt Nam với mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hàng thứ 12 trong các quốc gia có dân số đông nhất Thế giới. Trong vòng hơn 50 năm gần đây [1960- 2013], dân số nước ta tăng gần 4 lần từ 30,172 triệu người lên 90 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường nước cũng tăng lên.

Nước thải sinh hoạt [Domestic wastewater]: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học [cacbohydrat, protein, dầu mỡ], chất dinh dưỡng [photpho, nitơ], chất rắn. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.

Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.

* Do sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp quá mức

Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.

Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.

Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu...

* Các chất thải, nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp

Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập. Do đó lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông gây ảnh hưởng tới chất lượng nước.

Tống Yến

Video liên quan

Chủ Đề