Ví dụ về tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận

[Last Updated On: 21/07/2021]

Phân tích nội dung, ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận?

Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận thức, đồng thời lại có sự thống nhất, tác động qua lại và chuyển hóa cho nhau. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, tuy chúng có mối liên hệ với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; bởi vì trong kinh nghiệm có yếu tố lý tính. Do đó có thể coi kinh nghiệm và lý luận là các bậc thang của của nhận thức lý tính, nhưng khác nhau về tính chất, trình độ phản ánh hiện thực.

Nhận thức kinh nghiệm

Nhận thức kinh nghiệm là quá trình nhận thức bởi sự thu nhận từ quan sát và thí nghiệm, nó tạo thành tri thức kinh nghiệm. Cho nên, tri thức kinh nghiệm nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn. Có hai loại tri thức kinh nghiệm: Tri thức kinh nghiệm thông thường [tiền khoa học] thu được từ những quan sát hàng ngày và tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận được từ những thí nghiệm khoa học.

Tri thức kinh nghiệm giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, miêu tả, phân loại các dữ kiện thu nhận được từ quan sát và thí nghiệm,nó vừa là sự phản ánh trực tiếp, nhưng cũng có tính trừu tượng và khái quát nhất định. Tri thức kinh nghiệm có vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, nhưng nó còn hạn chế, song cần phải tổng kết, khái quát những tri thức kinh nghiệm nhất định để có thể phát triển thanh tri thức lý luận.

Nhận thức lý luận

Nhận thức lý luận là sự phát triển tất yếu của quá trình nhận thức, nó là trình độ cao hơn về chất so với nhận thức kinh nghiệm. Cho nên, nó là tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nhưng nó không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối mà lý luận có thể mang tính vượt trước những dữ kiện kinh nghiệm. Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao nên nó mang lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, về quy luật của các sự vật, hiện tượng, v.v… Đặc biệt một khi lý luận xâm nhập vào thực tiễn hoat động của quần chúng thì nó trở thành sức mạnh vật chất.

Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, một mặt thấy dược biện chứng của quá trình nhận thức; mặt khác cũng thấy được sự khác nhau giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Vì vậy, phải coi trọng lý luận, nhưng không tuyệt dối hóa lý luận coi thường kinh nghiệm thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là phải quán triệt nguyên tắc về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Phê phán và khắc phục bệnh kinh nghiệm và giáo điều trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nhất là trong đường lối chính sách của một nhà nước đối với sự phát triển kinh tế – văn hóa xã hội nói chung.

Tri thức là gì? Tri thức hay kiến thức [trong tiếng anh: Knowledge] là tổng hợp những thông tin, sự hiểu biết và kỹ năng có được thông qua các trải nghiệm trong cuộc sống, giáo dục và tự học. Trong từ điển tiếng Việt thì “tri” và “thức” đều có chung nghĩa là biết.

Khái niệm tri thức là gì

Tri thức tồn tại dưới 2 dạng là tri thức ẩn và tri thức hiện.

– Tri thức hiện là những tri thức thể hiện qua chữ viết, hình ảnh, âm thanh, kí hiệu…dễ dàng truyền đạt bằng hình thức giáo dục.

Ví dụ về tri thức hiện: sách giáo khoa, giáo trình đại học, nhạc lý…

Các loại tri thức

– Tri thức ẩn [tri thức kinh nghiệm] là những điều được thu nhận thông qua trải nghiệm thực tế, rất khó để truyền đạt và chuyển giao mà người hoc phải tự trải nghiệm, tập luyện ở một mức độ nhất định.

Ví dụ về tri thức ẩn: Trong bóng rổ chuyên nghiệp, các cầu thủ có cảm nhận rất tốt về không gian sân bóng, ý định di chuyển, ném bóng, chuyền bóng của đối phương…tất cả những điều đó không thể mã hóa thành văn bản hay tình huống cụ thể mà chỉ có thể tăng cường cảm giác thông qua luyện tập và thi đấu.

Tầng lớp tri thức là gì?

Tầng lớp tri thức là tầng lớp lao động bằng trí óc, được đào tạo bài bản về mặt kiến thức chuyên môn, có khả năng khám và truyền bá tri thức ở một số chuyên ngành nhất định. Một xã hội văn minh đòi hỏi lực lượng lao động phải dựa vào tri thức, trải qua nhiều thời kỳ phát triển, tri thức càng cao thì con người càng hiện đại và tiến bộ.

Vai trò của nguồn lực tri thức

– Khi con người càng có nhiều tri thức thì sẽ dễ dàng hơn trong việc hiện thực hóa các mục tiêu, ham muốn và ước nguyện của bản thân. Việc kết hợp, học hỏi không ngừng, rèn luyện, trau dồi các kỹ năng mới từ từng cá nhân trong xã hội sẽ giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn giúp mọi nổ lực đạt được hiệu quả cao nhất.

Vai trò tri thức

Nhu cầu của xã hội ngày càng cao, việc thỏa mãn nhu cầu đó đòi hỏi mỗi công dân phải không ngừng nâng cao tri thức của bản thân. Chỉ khi con người có kiến thức, kỹ năng đủ tốt, làm chủ bản thân, cuộc của mình thì mới cải thiện được đời sống của chính mình và những người xung quanh.

– Ngoài việc, có kiến thức chuyên môn cao, người có tri thức phải thực hành lối sống văn minh, thượng tôn pháp luật, tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Một xã hội lạc hậu, kém văn minh sẽ không chỗ cho sự phát triển của tri thức, lúc này lao động tri thức được xem là một phần thừa trong xã hội đó.

Xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng xích gần lại nhau thì sự sáng tạo hay các phát minh mới thì tri thức là điều kiện không thể thiếu trong bối cảnh ngày nay.

Làm thế nào để trở thành con người tri thức

Để trở thành một công dân thuộc tầng lớp tri thức tốt không thể tiến hành trong một thời gian ngắn mà cần một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực để có được tri thức tạo ra nhiều lợi thế hơn trong việc cải thiện chất lượng sống của bản thân và mọi người xung quanh.

Làm thế nào để trở thành con người tri thức

Người có tri thức phải hiểu được xã hội đang cần gì, năng lực của bản thân đáp ứng được bao nhiêu, nhìn nhận vào thực tế để hoàn thành công việc một cách nhanh hơn. Biết quan sát xung quanh đưa ra những con số, số liệu thực tế là mình cần gì để đạt được kết quả tốt nhất.

Biết đặt mục tiêu cụ thể, nhanh chóng hành động, không đợi chờ ai hối thúc, khi bạn lười biếng thì đó là khoản phí phạm cuộc đời, dám theo đuổi dam mê của bản thân, đấu tranh các quyền lợi và chứng tỏ tri thức của bản thân.

Yếu tố sức khỏe thể chất, nghị lực tinh thần đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển tri thức của bản thân. Việc có sức khỏe tốt, biết cách vượt qua những khó khăn về mặt tinh thần giúp bạn làm được nhiều việc hơn với độ khó đa dạng, phức tạp từ đó rút ra kinh nghiệm và trải nghiệm đáng quý cho bản thân.

– Trong văn hóa, ứng xử và truyền đạt kiến thức luôn đòi hỏi người thực hành có kiến thức chuyên sâu. Dám thừa nhận và khắc phục những sai lầm của bản thân một cách chủ động và chân thành. Cần có sự quan tâm, nhận thức đúng đắn nhiều mặt các vấn đề trong xã hội.

Tóm lại tri thức là gì?

Tri thức hay kiến thức là tổng hợp những thông tin, sự hiểu biết và kỹ năng có được thông qua các trải nghiệm trong cuộc sống, giáo dục và tự học. Xã hội càng hiện đại hóa, vai trò của tri thức ngày càng được nâng cao. Đây là con đường ngắn và duy nhất đưa nhiều quốc gia bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa, tiến đến một xã hội phát triển, văn minh.

Video liên quan

Chủ Đề