Vì sao nói, Hiệp định Giơ-ne-vơ là một thắng lợi của nhân dân ta nhưng chưa trọn vẹn

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

NDĐT- Chặng đường 21 năm đấu tranh, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ và tay sai, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước đã ghi dấu đường lối chỉ đạo chiến lược đúng đắn và những chặng đường thắng lợi của quân và dân hai miền dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam còn để lại nhiều kinh nghiệm quý báu
 

Những quyết sách chiến lược đúng đắn

Sau Hiệp định Genève, lịch sử đặt ra yêu cầu có một đường lối chiến lược cách mạng đúng đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới và xu thế vận động của thời đại.

Trên miền bắc đã được giải phóng, con đường hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dần dần rõ nét. Chỉ trong khoảng thời gian hơn 5 năm, với tất cả sự nỗ lực, nhân dân miền bắc đã đạt được nhiều thành tựu trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất và bước đầu xây dựng những cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.

Ở miền nam, hy vọng về một cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền đất nước trong hòa bình đã dần dần mất đi vì những hành động hiếu chiến trắng trợn và tàn bạo của chính quyền Ngô Đình Diệm “xé bỏ” Hiệp định Genève. Bản Đề cương Đường lối cách mạng miền Nam do đồng chí Lê Duẩn khởi thảo mang “hơi thở” từ hiện thực máu lửa của cuộc đấu tranh được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ tháng 12-1956 chỉ rõ: Để chống lại sự thống trị độc tài phát-xít hiếu chiến của Mỹ - Diệm, nhân dân miền nam chỉ còn con đường cách mạng cứu nước và tự cứu mình, ngoài ra không còn con đường nào khác.

Bản Đề cương đã cung cấp những cơ sở để Nghị quyết 15 của Đảng [1-1959] khẳng định: “... con đường đấu tranh vũ trang để hoàn thành nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền nam là giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền nam; Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân...”. Nghị quyết 15 đã đáp ứng nhu cầu lịch sử mở đường cho cách mạng miền nam tiến lên vượt qua giai đoạn đen tối mà còn thể hiện rõ bản lĩnh cách mạng độc lập, tự chủ của Đảng. Bản Nghị quyết đã tạo bước nhảy vọt cho phong trào cách mạng miền nam, hiện rõ qua cao trào Đồng khởi rầm rộ khắp miền nam từ đầu năm 1960.

Tháng 9-1960, Đại hội Đảng lần thứ III đã xác định nhiệm vụ và đường lối thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền trong giai đoạn mới: Đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Đường lối này xuất phát từ thực tiễn và thể hiện ý chí độc lập thống nhất của cả dân tộc Việt Nam, bất chấp những âm mưu chia cắt, những toan tính của các thế lực khác đằng sau cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Việc đề ra và thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng đã bảo đảm tính thống nhất, tính liên tục của cách mạng Việt Nam. Nước Việt Nam là thống nhất. Cách mạng miền nam là bộ phận không thể tách rời của cuộc cách mạng dân tộc. Quan điểm “gốc” đó là nền tảng, là căn cứ, là điểm xuất phát để đề ra những quyết sách cụ thể phù hợp với sự vận động biến đổi của tình hình trong từng giai đoạn. Đây chính là điểm mấu chốt định rõ tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, chống lại lập luận của những kẻ xâm lược và tay sai bán nước coi quân đội bắc Việt Nam là “quân đội nước ngoài”, đánh đồng sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam với những kẻ xâm lược. Mọi người dân Việt Nam, cả ở miền bắc và miền nam chưa bao giờ và không bao giờ coi miền nam Việt Nam là một quốc gia. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một - chân lý đó không bao giờ thay đổi.

Trước một kẻ thù mạnh hơn rất nhiều lần về lực lượng vật chất, Đảng đã đề ra những đối sách phù hợp với từng bước phát triển của tình hình, đối phó thắng lợi với từng chiến lược chiến tranh của Mỹ áp dụng ở Việt Nam. Chúng ta đã vận dụng “nghệ thuật biết thắng từng bước”, phát huy những thế mạnh từ truyền thống dân tộc và những lợi thế địa hình và thiên nhiên để đẩy lùi quân địch trên từng chiến trường, kết hợp với sự ủng hộ của những lực lượng tiến bộ trên thế giới làm xói mòn và tiến đến đánh bại ý chí duy trì cuộc chiến tranh ở Việt Nam của “giới chóp bu diều hâu” ở Mỹ. Từ tháng 5-1968, chúng ta chủ động mở mặt trận ngoại giao, đấu tranh buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris [ngày 27-1-1973], trục xuất toàn bộ lực lượng quân sự của Mỹ ra khỏi miền nam, tiến lên đánh đổ chế độ tay sai của Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước.

Đường lối đúng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi. Thực tiễn lịch sử đã kiểm nghiệm tính đúng đắn trong việc xác định và tổ chức thực hiện đường lối của Đảng Lao động Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng khẳng định những giá trị lý luận và thực tiễn của đường lối đó - những điều chúng ta còn cần nghiên cứu để nhận thức sâu sắc hơn.

Không có gì quý hơn độc lập, tự do

Từ tháng 7-1954, Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào miền nam. Nhưng đến năm 1964, kế hoạch Staley - Taylo đã bị phá sản, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã bị đánh bại. Mỹ không từ bỏ âm mưu mà tiếp tục “leo thang” chiến tranh xâm lược với mức độ ngày càng khốc liệt. Từ tháng 3-1965, Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh vào trực tiếp tham chiến ở miền nam và dùng không quân, hải quân đánh phá khốc liệt miền bắc Việt Nam. Đứng trước cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo, ý chí không khuất phục và quyết tâm chiến đấu bảo vệ độc lập tự do của nhân dân Việt Nam càng được thổi bùng mạnh mẽ, cô đọng trong chân lý được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên trong “Lời kêu gọi” ngày 17-7-1966: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Đáp lời kêu gọi của Người, hàng triệu thanh niên “xẻ dọc Trường Sơn” đi cứu nước bằng “Con đường huyền thoại Hồ Chí Minh” - con đường chiến lược nối liền nam bắc được mở từ ý chí và lòng kiên cường, từ bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Miền bắc dồn sức chi viện cho miền nam - “Tất cả vì miền nam ruột thịt”, “Tất cả cho tiền tuyến”, “Tất cả để chiến thắng”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không tiếc”…

Quân và dân miền nam chiến đấu anh dũng kiên cường. Hai cuộc phản công mùa khô năm 1965-1966 và năm 1966-1967 của quân Mỹ đều không đạt được mục đích. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã làm đảo lộn thế chiến lược buộc Mỹ phải chấm dứt ném bom miền bắc Việt Nam từ phía bắc vĩ tuyến 20 và từ ngày 13-5-1968, ngồi vào bàn đàm phán tại Paris. Từ thời điểm đó, Mỹ bắt đầu phải từng bước “xuống thang” chiến tranh Việt Nam. Nhưng trong những năm Hội nghị Paris bàn việc kết thúc chiến tranh, súng vẫn nổ dữ dội trên chiến trường. Thực lực của các lực lượng và tình thế chiến trường sẽ quyết định những điều khoản thỏa thuận đạt được trên bàn đàm phán.

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Tổng thống R. Nixon rồi “Cuộc ném bom Giáng sinh năm 1972” của Mỹ đều thất bại. Mỗi chiếc máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội cũng là câu trả lời đanh thép của nhân dân Việt Nam gửi tới bàn Hội nghị Paris. Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký, Điều 1 [Chương I] của Hiệp định ghi rõ: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Genève năm một nghìn chín trăm năm mươi tư [1954] về Việt Nam đã công nhận”

Hiệp định Paris đã mở đường cho thắng lợi cuối cùng. Ngay sau Hiệp định, chúng ta đã sớm chuẩn bị chiến lược giải phóng miền nam, cả về thế và lực. Trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, Trung ương Đảng đã chỉ đạo sắc sảo, chọn hướng tấn công bất ngờ, chọn cách đánh hiệu quả, nắm bắt nhanh diễn biến chiến trường và khi thời cơ xuất hiện đã kịp thời quyết tâm tận dụng và thúc đẩy thời cơ phát triển với tinh thần “Một ngày bằng hai mươi năm”, với phương châm “Thần tốc - Táo bạo - Bất ngờ - Chắc thắng”, nhanh chóng kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Chiến thắng cuối cùng ngày 30-4-1975 cũng đã kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt vĩnh viễn ách nô dịch của thực dân, đế quốc và phong kiến để mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc: Kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và xây dựng phồn vinh. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã có tác động mạnh đến cục diện tình hình thế giới, có ảnh hưởng to lớn và là nguồn cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến anh hùng và vẻ vang để lại nhiều bài học quý: Đó là những bài học: “Kiên định quyết tâm, quyết đánh và quyết thắng” và “Đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ”. Đó là những bài học về “Sử dụng nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân sáng tạo” và “Tổ chức lực lượng cả nước đánh giặc”. Đó là những bài học về “Xây dựng căn cứ địa, hậu phương kháng chiến vững chắc” và “Đoàn kết, liên minh với nhân dân Lào, nhân dân Campuchia, đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại”. Những bài học này còn mang nhiều ý nghĩa để chúng ta phát huy trong những giai đoạn sau.

A. Ngay sau khi kí Hiệp định. Mĩ đã câu kết với Pháp phá hoại hiệp định. 

C. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành.

Các câu hỏi tương tự

Nguyên nhân cơ bản khiến cho hiệp định Giơ-ne-vơ không thể đem lại được thắng lợi trọn vẹn cho dân tộc Việt Nam là gì?

A. Thắng lợi của Điện Biên Phủ không đủ lớn để tạo sức ép trên bàn đàm phán 

B. Hội nghị Giơ-ne-vơ là hội nghị quốc tế của các nước lớn bàn về vấn đề Đông Dương 

C. Phong trào phản đối chiến tranh trên thế giới chưa thật sự quyết liệt 

D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới chưa dâng cao để hỗ trợ cho Việt Nam

Nguyên nhân cơ bản khiến cho hiệp định Giơ-ne-vơ không thể đem lại được thắng lợi trọn vẹn cho dân tộc Việt Nam là gì?

A. Thắng lợi của Điện Biên Phủ không đủ lớn để tạo sức ép trên bàn đàm phán 

B. Hội nghị Giơ-ne-vơ là hội nghị quốc tế của các nước lớn bàn về vấn đề Đông Dương 

C. Phong trào phản đối chiến tranh trên thế giới chưa thật sự quyết liệt 

D. Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới chưa dâng cao để hỗ trợ cho Việt Nam

A. mới giải phóng được miền Bắc. 

B. mới giải phóng được miền Nam.

Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp [1946-1954]?

A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. 

B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. 

C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 - 1956. 

D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp [1946-1954]?

A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. 

B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. 

C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 - 1956. 

D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Điều khoản nào trong Hiệp định Giơnevơ phán ánh thắng lợi chưa trọn vẹn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp [1946-1954]?

A. Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. 

B. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. 

C. Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7- 1956. 

D. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở 2 miền Nam - Bắc lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

B. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và phát triển.

D. Độc lập, tự do, chủ quyền và thống nhất lãnh thổ.

Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tịnh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta, nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là để bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tỉn của dân tộc, đó là nội dung của văn kiện nào?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh [19 - 12 - 1946 ]

B. Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng

C. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh

D. Câu A và B đúng

Video liên quan

Chủ Đề