9 người bỏ trốn ở hàn quốc là ai

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp đón Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 3/2018

Các quan chức cao cấp của Việt Nam thừa nhận họ đã biết từ trước về việc 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc khi đi cùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Hàn Quốc nói 7 người theo đoàn QH VN vẫn 'mất tích'

5 cách di cư chính của dân Việt thời nay

Vụ bỏ trốn hy hữu xảy ra khi bà Kim Ngân dẫn đoàn thăm Hàn Quốc từ 4 đến 7/12/2018, nhưng chỉ mới được truyền thông Hàn Quốc công bố hôm 23/9.

Ngày 25/9, phản ứng về tin của báo Hàn Quốc, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng xác nhận vụ việc có thật.

Theo trang VietnamNet, ông Chí Dũng cho biết bộ của ông khi đó được giao tổ chức các đoàn doanh nghiệp tháp tùng lãnh đạo trong các chuyến thăm và làm việc tại các nước cũng như tổ chức các diễn đàn xúc tiến thương mại ở nước ngoài.

"Chúng tôi đã tổ chức hàng trăm cuộc như thế, chẳng may có một cuộc có một số trường hợp trốn lại rất là đáng tiếc. Chúng tôi cũng buồn lắm", Bộ trưởng KH-ĐT nói với báo Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc lập danh sách các doanh nghiệp đi cùng lãnh đạo là do bộ này thành lập thông qua các hiệp hội thông báo cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

"Chúng tôi xét duyệt, xem xét từng trường hợp tham gia. Trong quá trình đó, có thể sơ suất, ai đó lợi dụng sang đó rồi bỏ trốn. Chúng tôi giữ cả hộ chiếu mà họ còn bỏ trốn. Đây là những nhân vật có ý đồ, cố tình, là sự việc đáng tiếc", ông Dũng nói.

Ông Dũng nói thêm: "Chúng tôi đã tích cực phối hợp tìm kiếm nhưng quan trọng nhất là rút ra bài học kinh nghiệm sắp tới làm chặt chẽ hơn nữa. Tuy nhiên, nếu làm chặt quá thì doanh nghiệp lại kêu không tạo điều kiện cho họ."

Trên trang chính thức của Quốc hội Việt Nam ngày 25/9, Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội Việt Nam đang phối hợp với các bên liên quan để tiếp tục xác minh, xử lý.

Thông cáo của Quốc hội nói: "Theo những thông tin ban đầu thì đây là vụ việc liên quan đến những người tham gia Đoàn các doanh nghiệp Việt Nam dự Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc phối hợp tổ chức, không thuộc thành phần Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam."

Thông cáo nói tiếp: "Thị thực nhập cảnh cấp cho những người này là để đi dự Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc chứ không phải thị thực ngoại giao, tham dự thành phần Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam."

"Để thuận tiện cho việc tham dự Diễn đàn, Đoàn doanh nghiệp này đã đi nhờ chuyên cơ của Đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam. Trước khi Đoàn này về nước, các cơ quan hữu quan đã phát hiện có 09 người bỏ trốn, cố ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật."

Văn bản của Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên xác nhận rằng ngay khi vụ bỏ trốn được phát hiện, Văn phòng Quốc hội đã có văn bản trao đổi với Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao để phối hợp Đại sứ quán Việt Nam ở Hàn Quốc và các cơ quan chức năng của Hàn Quốc để tìm đưa những người này trở về Việt Nam.

Nhưng đến nay chỉ mới có hai người được đưa về Việt Nam.

Chiều 25/9, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội cho hay, nhóm bỏ trốn trên thuộc thành phần đoàn doanh nghiệp tham gia sự kiện Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc, do Bộ Kế hoạch Đầu tư, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc phối hợp tổ chức. 

Diễn đàn này thu hút khoảng 300 doanh nghiệp hai nước tham dự, trong đó Việt Nam có 44 doanh nghiệp với 72 người; việc thành lập đoàn và chọn doanh nghiệp, bố trí khách sạn, ăn nghỉ... đều do Bộ Kế hoạch Đầu tư phụ trách. 

"Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, phía bạn mời Chủ tịch Quốc hội Việt Nam phát biểu tại sự kiện nêu trên", ông Phúc nói và thông tin thêm, Bộ Kế hoạch Đầu tư đề nghị cho đoàn doanh nghiệp đi cùng chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội.

"Họ chỉ đi và về nhờ chuyên cơ. Những người bỏ trốn không thuộc thành phần đoàn ngoại giao của Quốc hội Việt Nam và không được cấp visa ngoại giao", ông khẳng định.

Quảng cáo

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.

Khi chuyên cơ chuẩn bị quay về Việt Nam, đoàn phát hiện thiếu 9 người, nhưng đã đến giờ bay nên không thể đợi. Sau đó, cơ quan chức năng Hàn Quốc đã trục xuất 2 người về Việt Nam, còn 7 người vẫn trốn ở Hàn Quốc.

"Đây là sự cố đáng tiếc. Bài học kinh nghiệm rút ra là chuyên cơ sẽ không cho thành viên nằm ngoài đoàn đại biểu đi nhờ; các cơ quan cũng phải lựa chọn người tham dự diễn đàn ở ngoài nước kỹ càng hơn", ông Phúc nói.

Quảng cáo

Văn phòng Quốc hội đã đề nghị Bộ Công an phối hợp với các bên liên quan, cơ quan chức năng Hàn Quốc tìm, trục xuất những người đang bỏ trốn về Việt Nam; điều tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Theo quy định, chuyên cơ là chuyến bay được sử dụng hoàn toàn riêng biệt hoặc kết hợp vận chuyển thương mại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc thông báo.

Các trường hợp được phục vụ chuyên cơ gồm: Tổng bí thư; Chủ tịch nước; Thủ tướng; Chủ tịch Quốc hội. Ngoài ra, chuyên cơ cũng phục vụ những trường hợp đặc biệt khác khi có thông báo của Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chính phủ.

Từ ngày 4 đến 7/12/2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đoàn cấp cao Quốc hội Việt Nam gồm chủ nhiệm một số Ủy ban, lãnh đạo bộ, ngành, địa phương thăm chính thức Hàn Quốc theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Moon Hee Sang.

Ngày 23/9, một số kênh truyền thông Hàn Quốc đưa tin 9 người trong phái đoàn kinh tế đi theo [đi nhờ] đoàn cấp cao của Quốc hội Việt Nam đã ở lại bất hợp pháp tại Hàn Quốc; 2 người sau đó bị trục xuất về nước.

Theo dự kiến, đầu tháng 5 tới, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm 8 bị cáo trong vụ án tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài theo chuyên cơ đưa Chủ tịch Quốc hội sang thăm Hàn Quốc vào cuối năm 2018.

Trong vụ án này, có 3 bị cáo bị truy tố về tội “tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, gồm: Lê Thị Liễu, Giám đốc Công ty GVA; Trần Thị Tuyết, nguyên cán bộ thuộc Bộ KH-ĐT; Lương Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty CP đào tạo và tư vấn giáo dục TD VN. 

5 bị cáo khác bị truy tố về tội “môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”, gồm: Lê Thị Xuân, nguyên là đại diện Văn phòng tư vấn du học Công ty CP Tư vấn du học quốc tế IEC; Nguyễn Thị Lương, lao động tự do; Trịnh Bang Dũng, lao động tự do...

Theo cáo trạng, từ đầu năm 2018 đến ngày 7.12.2018, lợi dụng nhu cầu của một số người dân muốn đi Hàn Quốc để lao động, tìm việc và chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp kết nối đầu tư, kinh doanh với nước ngoài thông qua việc tham gia cùng các đoàn công tác của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại nước ngoài, các bị can trong vụ án đã tổ chức, môi giới cho 6 người trốn đi Hàn Quốc để thu lợi bất chính, trong đó 4 người đã về Việt Nam, còn 2 người đang trốn ở lại.

Hành vi của các bị can đã xâm phạm trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và các nước.

Trong đó, Lê Thị Liễu đã tổ chức cho 4 người là Trần Văn Dũng, Ngô Huy Hào, Nguyễn Đình Cơ và Dương Hùng Quang trốn đi Hàn Quốc. Trần Thị Tuyết, nguyên cán bộ thuộc Bộ KH-ĐT cùng Lương Mạnh Hùng, tổ chức cho cho 2 người khác trốn đi Hàn Quốc.

Để thực hiện hành vi phạm tội, Liễu tiếp nhận khách, là những người có nhu cầu sang nước ngoài, do Trịnh Bang Dũng, Ngô Xuân Hiếu, Lê Thị Xuân và Nguyễn Thị Lương môi giới. Liễu đã mua lại các công ty của người khác và lợi dụng tư cách pháp nhân công ty của người thân quen để làm thủ tục đưa khách vào làm lãnh đạo, nhân viên các công ty, chỉ đạo nhân viên hoàn thiện thủ tục hồ sơ để khách tham gia đoàn doanh nghiệp xuất cảnh đi Hàn Quốc, sau đó trốn ở lại.

Thông qua việc đưa người trốn ra nước ngoài, Lê Thị Liễu đã hưởng lợi khoảng 700 triệu đồng, các bị can khác với vai trò môi giới cũng hưởng lợi hàng trăm triệu đồng.

Cáo trạng nêu rõ, ngày 6.8.2018, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội có văn bản đề nghị Bộ KH-ĐT chủ trì, tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc tại Trung Quốc và Hàn Quốc từ ngày 25.9 - 2.10.2018.

Sau đó, do lịch thay đổi nên đoàn chỉ thăm và làm việc tại Hàn Quốc từ ngày 4.12 - 7.12.2018. Để tổ chức đoàn doanh nghiệp, Bộ KH-ĐT giao Cục Đầu tư nước ngoài, Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc thuộc Cục Đầu tư nước ngoài triển khai thực hiện.

Đến ngày 27.8.2018, Bộ KH-ĐT phát thư mời và biểu mẫu để các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký tham gia. Theo quy định của ban tổ chức, đối tượng tham gia là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đầu tư, thương mại…

Sau khi tiếp nhận thông tin, bị can Lê Thị Liễu đã chỉ đạo nhân viên của mình làm thủ tục, hồ sơ đăng ký cho Liễu và các "khách" tham gia đoàn doanh nghiệp theo hướng dẫn của ban tổ chức.

Liễu hướng dẫn cho "khách" mặc trang phục lịch sự, học thuộc các thông tin liên quan đến công ty mà họ đứng tên là giám đốc, phó giám đốc để tránh bị phát hiện.

Đồng thời, khi đến Hàn Quốc, "khách" sẽ tạo lý do đi gặp đối tác hoặc mua sắm để lấy được hộ chiếu do ban tổ chức quản lý và tách đoàn rồi trốn lại Hàn Quốc.

Ngày 27.11.2018, Bộ KH-ĐT ra quyết định thành lập đoàn doanh nghiệp, ban hành văn bản đề nghị Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam hỗ trợ cấp visa cho 86 cá nhân thuộc 44 doanh nghiệp. Đến ngày 2.12.2018, do một số doanh nghiệp đã đăng ký nhưng không tham gia, một số cá nhân không phải cấp visa vì đã có hộ chiếu công vụ hoặc thẻ APEC, Đại sứ quán Hàn Quốc đã cấp visa cho 53 cá nhân thuộc 35 doanh nghiệp. Trong đó, có Lê Thị Liễu và 17 người khác, gồm: Trần Văn Dũng, Ngô Duy Hảo, Dương Hùng Quang, Nguyễn Đình Cơ, Lương Mạnh Hùng, Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Khang, Ngô Khánh Hoàng...

Đến ngày 7.12.2018, sau khi kết thúc lịch trình công tác, đã có 9/17 người nêu trên không cùng đoàn công tác về Việt Nam. Cơ quan điều tra đã làm rõ 6/17 người được Liễu và đồng bọn tổ chức, môi giới trốn đi Hàn Quốc.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề