Tại sao nói giáo dục không phải là vạn năng

* The preview only show first 10 pages of manuals. Please download to view the full documents.

Loading preview... Please wait.

Download 51_1511542036_Phạm Thị Hoàng Yến_GDH_KTHP PDF for free.

About Us

We believe everything in the web must be free. So this website was created for free download documents from the web.

Legal Notice

We are not related with any websites in any case.

Disclaimer

We are not liable for the documents. You are self-liable for your save offline.

This site utilizes cookies to guarantee you get the best experience on our site. You can learn how to disable cookie here.

Privacy Policy

We are committed to ensuring that your privacy is protected.

You can ask for link removal via contact us.

Môn này mình được 8,5 điểm cho bài tập lớn, bài tập nhóm 9 điểm. Qua lần làm bài tập lớn của môn này mình rút ra rất nhiều kinh nghiệm để làm một bài tiểu luận đạt điểm cao. Bài này mình đặc biệt không để pass để mọi người có thể tham khảo. Kinh nghiệm viết tiểu luận [ bài tập lớn ] mình đã chia sẻ ở một post khác, mọi người có thể xem tại đây

V.I.Lê Nin đã cho rằng: “Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lí, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên”. Có thể thấy rằng nhân cách con người chính là kết quả của quá trình tác động bởi nhiều yếu tố. Dưới giác độ nghiên cứu tâm lý học, các nhà tâm lý cho rằng: trong quá trình hình thành và phát triển, nhân cách bị chi phối bởi 5 yếu tố: yếu tố di truyền, hoàn cảnh sống, nhân tố giáo dục, nhân tố hoạt động, yếu tố giao tiếp. Mỗi yếu tố đều mang ảnh hưởng và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đó. Nhận thấy, giáo dục là một yếu tố rất , được cộng đồng nhận thức và đặc biệt quan tâm, thể hiện trong hệ thống giáo dục và công tác tuyên truyền của xã hội. Bởi vậy, bài tiểu luận xin được đi sâu và phân tích vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

I] Hiểu biết chung về nhân cách và yếu tố giáo dục trong sự ảnh hưởng tới nhân cách

Nhân cách là một vấn đề trung tâm của tâm lý học. Tâm lý học có nhiệm vụ tìm hiểu những đặc điểm, bản chất của nhân cách, nghiên cứu những qui luật hình thành và phát triển nhân cách ở các lứa tuổi khác nhau. Muốn hiểu rõ khái niệm nhân cách, trước hết cần phải hiểu một số khái niệm có liên quan sau:

Con người: Là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội. Con người là một thực thể gồm có 3 mặt: xã hội, sinh học và tâm lý.

Cá nhân: là một con người cụ thể của một cộng đồng, là thành viên của xã hội. Cá nhân là một thực thể sinh vật – xã hội – văn hóa, nhưng được xem một cách cụ thể riêng ở từng người để ta phân biệt cá nhân này với cá nhân khác với cộng đồng.

Cá tính: Là những đặc điểm độc đáo ở mỗi người, nó tạo nên sắc thái riêng ở từng người về mặt tâm lý. Nhờ đó ta có thể phân biệt được người này với người kia một cách rõ ràng. Cá tính không phải là nhân cách mà nó chỉ là một bộ phận hợp thành nhân cách, nó làm cho nhân cách trở nên chi tiết và đầy đủ hơn.

Nhân cách: Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.

Các thuật ngữ con người, cá nhân dùng để biểu thị những phạm trù xã hội lịch sử có nội dung rất riêng. Khái niệm nhân cách chỉ nhấn mạnh vào cốt cách làm người và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội nhất định. Nhân cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của các mối quan hệ người – người, của hoạt động có ý thức. Nhân cách không phải sinh ra đã có, mà nó được hình thành trong hoạt động và trong những mối quan hệ xã hội của con người. Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách được biểu hiện ở ba cấp độ: Cấp độ bên trong cá nhân; cấp độ liên cá nhân; cấp độ biểu hiện bằng hoạt động và sản phẩm của nó.

Tính thống nhất của nhân cách: Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người. Trong nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân. Vì vậy, trong công tác giáo dục ta cần chú ý giáo dục con người như là một nhân cách hoàn chỉnh.

Tính ổn định của nhân cách: Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Nó rất khó hình thành và cũng khó mất đi. Nhân cách mang tính ổn định nhưng nó không phải là cái gì bất biến, mà nó vẫn có thể thay đổi được theo hướng phát huy mặt tốt, tích cực để hạn chế mặt tiêu cực trong nhân cách.

Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội. Vì thế nhân cách mang tính tích cực. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách.

Tính giao tiếp của nhân cách: Nhân cách chỉ có thể hình thành phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách khác. Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào hệ thống quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. Qua giao tiếp mà con người tự giáo dục và giáo dục lẫn nhau

+ Nghĩa hẹp : giáo dục thường được hiểu là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường.

+ Nghĩa rộng: Giáo dục còn mang ý nghĩa rộng hơn giáo dục bao gồm cả việc dạy học cùng với hệ thống tác động sư phạm khác, trực tiếp hay gián tiếp, trong trường và ngoài trường, trong gia đình và ngoài xã hội. Là quá trình tác động đến thế hệ trẻ về mặt tư tưởng, đạo đức, hành vi nhằm hình thành thái độ, niềm tin, thói quen cư xử đúng đắn trong gia đình, nhà trường và xã hội. [bao gồm cả dạy học và cách tác động giáo dục khác đến con người].

+ GD vạch phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Qua GD, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội – lịch sử đó được kết tinh trong các sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần của nhân loại. Thế hệ trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm đó để biến chúng thành kinh nghiệm của bản thân, tạo nên nhân cách của mình.

+ GD có thể đem lại cho con người những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được.

+ GD có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách [yếu tố sinh thể, hoàn cảnh sống…].

+ GD có thể bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh – di truyền không bình thường, hoàn cảnh bị tai nạn hay chiến tranh gây nên.

+ GD có thể đón trước sự phát triển, “hoạch định nhân cách tương lai” để tác động hình thành và phát triển phự hợp với sự phát triển của xã hội.

II] Vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành phát triển nhân cách trong thực tiễn.

Giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng, mà theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục hiện đại, giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách. Những tác động của giáo dục bắt đầu ngay từ khi con người có ý thức và tự ý thức. 

  Một đứa trẻ khi sinh ra chưa nhận thức được những mặt tốt đẹp hay xấu xa của thế giới, chúng chưa hình thành khái niệm về điều thiện điều ác cũng chưa hiểu đâu là những giá trị nhân văn tốt đẹp mà con người ta cần hướng tới. Và giáo dục, chính là cách nhanh nhất, chính xác nhất để dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em theo chiều hướng đó. 

Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được cha mẹ, thầy cô giáo dạy rằng phải biết lễ phép với ông bà, cha mẹ, phải biết kính trên nhường dưới, phải ngoan ngoãn, lễ phép, chào hỏi, phải biết yêu thương đoàn kết, giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh,... Đó chính là những tác động của giáo dục trong việc hình thành, phát triển nhân cách của con người từ rất sớm. Giáo dục bước đầu định hình và xây dựng những giá trị, chỉ là những hành động, những lối ứng xử từ đó dần tạo nên nhân cách của con người.

Một ví dụ thực tế khác cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục trong việc định hướng, hình thành và phát triển nhân cách: Ngay từ mẫu giáo, trẻ em Nhật Bản đã được dạy các quy tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp [lời cám ơn và xin lỗi], tinh thần trách nhiệm với công việc [mặc đồng phục], chia sẽ trách nhiệm trong tập thể [lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn], và sự tự lập [tự phục vụ bản thân]. 

Trẻ em Nhật được dạy cách làm việc nhóm từ khi còn nhỏ. Học sinh ở Nhật được khuyến khích cùng đồng thanh nói ra câu trả lời. Sẽ không có trẻ nào bị bỏ rơi khi học theo cách này và những trẻ giỏi sẽ hỗ trợ cho những trẻ kém hơn. Trẻ em được dạy phải biết vị trí của mình trong tập thể, làm việc cùng nhau, tôn trọng gia đình của mình và của đồng nghiệp, giúp đỡ lẫn nhau và suy nghĩ cho tất cả mọi người. Chủ nghĩa cá nhân đồng nghĩa với ích kỉ và sẽ bị loại bỏ. Đó là lí do vì sao trẻ mẫu giáo sẽ luôn có một món đồ đồng phục, đôi khi là những chiếc mũ, đồ thể thao và thậm chí là những đôi tất. Trước khi ăn lũ trẻ sẽ cùng nhau hô to cảm ơn cha mẹ, nhà trường và cách giáo viên đã cho chúng một bữa ăn ngon. Giáo dục Nhật Bản đề cao lòng hiếu thảo.

Quá trình giáo dục nhân cách cho học sinh được Nhật Bản cực kỳ quan tâm, chú trọng ở tất cả mọi cấp bậc từ tiểu học đến bậc đại học. Đó chính là một phần lý do tạo nên phong cách nổi tiếng của người Nhật về tác phong làm việc kỷ luật, tôn trọng tập thể, tinh thần đoàn kết cao, ý thức nơi công cộng cực kì văn minh, khiêm tốn, uy tín trong công việc,...

2. GD có thể đem lại cho con người những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được.

Con người trong quá trình lớn lên có thể tự nhận thức, tự học hỏi những điều trong cuộc sống xung quanh. Những yếu tố bẩm sinh – di truyền giúp con người tồn tại và duy trì sự sống như các quá trình sinh lý, cảm xúc, khả năng tự vệ,... Những yếu tố môi trường tự nhiên cũng dần tác động hình thành nên nhân cách con người như phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa,... Bên cạnh đó, có những yếu tố con người chỉ có được nhờ vào quá trình giáo dục, nhờ vào quá trình hướng dẫn, chỉ dạy của người khác. Nếu không có việc giáo dục, con người nhất định không thể học được những kỹ năng này, bởi những kỹ năng, kiến thức đó không tự nhiên mà có, con người phải trải qua quá trình giáo dục và tự giáo dục.

Ví dụ: Nếu đứa trẻ sinh ra không bị khuyết tật thì theo sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đến một giai đoạn nhất định đứa trẻ sẽ biết đi, biết nói. Nhưng muốn đọc được sách báo, viết thư hay đặc biệt là những kỹ xảo nghề nghiệp thì nhất thiết con người phải học. 

3. Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách [yếu tố sinh thể, hoàn cảnh sống…]

Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tự phát của môi trường, xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Tác động này của giáo dục được áp dụng rất nhiều trong việc điều trị tâm lý, hòa nhập trẻ tự kỷ, công tác giáo dục trẻ em hư hoặc cải tạo lao động đối với người phạm pháp. 

Các yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trường và hoạt động các nhân đều có ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên yếu tố giáo dục lại có thể tác động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.

- Đối với di truyền: Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để những mầm mống của con người có trong chương trình gen được phát triển. Giáo dục rèn luyện, thúc đẩy sự hoàn thiện của các giác quan và vận động cơ thể, phát hiện những tư chất của cá nhân và tạo điều kiện để phát huy năng khiếu thành năng lực cụ thể. Giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết cơ thể để hạn chế những khó khăn của người khuyết tật trong sự phát triển nhân cách [phục hồi chức năng hoặc hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ]. Ngoài ra giáo dục còn góp phần tăng cường nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ, hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.

- Đối với môi trường: Giáo dục tác động đến môi trường tự nhiên qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục được sự mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp đẽ hơn. Giáo dục tác động đến môi trường xã hội lớn thông qua các chức năng kinh tế - xã hội, chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng – văn hóa của giáo dục. Giáo dục còn làm thay đổi tính chất của môi trường xã hội nhỏ như gia đình, nhà trường và các nhóm bạn bè, khu phố…, để các môi trường nhỏ tạo nên những tác động lành mạnh. tích cực đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện nay công tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng gia đình là một mái ấm dân chủ, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; nhà trường là một môi trường thân thiện đối với học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ.


- Đối với hoạt động cá nhân: Giáo dục tổ chức nhiều loại hình hoạt động giao tiếp bổ ích, lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất và năng lực cá nhân [sân chơi ở các nhà văn hóa cho mọi lứa tuổi, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc tại địa phương, …]. Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính chủ thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu khả năng tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc thậm chí không thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn bắt nguồn từ sự định hướng của giáo dục. Giáo dục đúng đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ. “Chỉ có những người biết tự giáo dục mới là những người thực sự có giáo dục.”

          Theo thống kê, từ năm 2009 đến nay, thực hiện Luật Đặc xá, Nhà nước ta đã thực hiện 5 đợt đặc xá tha tù trước thời hạn cho 63.499 phạm nhân và 678 người đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Đại đa số người được đặc xá trở về nơi cư trú đã ổn định cuộc sống và làm ăn lương thiện, tỷ lệ người được đặc xá tái phạm thấp, một số người có những đóng góp rất thiết thực cho xã hội. Đợt đặc xá gần đây nhất có 15.523 người được đặc xá, nhưng chỉ có 114 người tái phạm, chiếm tỷ lệ khoảng 0,73%. Như vậy, nhờ vào quá trình giáo dục cải tạo của cơ quan, cũng như ý thức cải tạo tốt của phạm nhân, từ đó giúp họ nhận ra sai trái, lổi lầm, có thể thay đổi và hoàn thiện nhân cách hơn.

4.     Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật của con người

          Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh – di truyền không bình thường, hoàn cảnh bị tai nạn hay chiến tranh gây nên. Những người khuyết tật bị hạn chế một phần năng lực, suy giảm khả năng lao động cũng như khả năng giao tiếp, tiếp thu. Vì vậy, giáo dục góp phần bù đắp, hoàn thiện những khiếm khuyết ấy, giúp họ tồn tại, lao động, phục hồi những chức năng đã mất hoặc có thể phát triển tài năng và trí tuệ một cách bình thường.

          Khoảng 15% dân số thế giới [ một tỷ người ] bị khuyết tật.  Việt Nam là quốc gia có số lượng người khuyết tật lớn với khoảng 6,7 triệu người, trong đó 3,6 triệu là nữ và khoảng 1,2 triệu là trẻ em [ số liệu năm 2014 ]. Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 36% bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao động. Theo khảo sát năm 2014, có trên 60% người khuyết tật trong độ tuổi lao động có việc làm, trong đó chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp. Những người khuyết tật sau quá trình dạy nghề có thể tự lao động, tạo ra sản phẩm nuôi sống bản thân và gia đình. Trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh như câm, mù, điếc,... có thể giao tiếp với mọi người, đọc sách sau khi được dạy các kỹ năng cơ bản như đọc chữ nổi, ký hiệu giao tiếp bằng tay,...

          Thực tế có thể thấy rất nhiều trường hợp người khuyết tật nhờ có quá trình giáo dục mà trở thành thiên tài, phát huy được những năng lực hơn người. Câu chuyện nổi tiếng về nhà diễn giả hàng đầu thế giới – người đã truyền cảm hứng và nghị lực cho biết bao con người – nhà văn Helen Keller. Khi chào đời được khoảng 19 tháng, bà bị ốm nặng sốt cao viêm màng não và không may hỏng mất đôi mắt, và sau đó tai cũng bị điếc, Helen gần như không thể nghe hay nhìn thấy những gì xung quanh mình từ khi còn rất nhỏ. Nhưng nhờ cố gắng nỗ lực dạy dỗ của mẹ và cô gia sư Anne Sullivan, Helen dần có thể giao tiếp và học tập như người bình thường.  Anne thường xuyên tập cho Keller ghép chữ cái, sau 3 tháng, thông qua ngôn ngữ động tác tay và sờ xem cử động môi của Anne, Keller đã học được hơn 400 từ đơn cùng một số đoản ngữ. Năm Keller 8 tuổi, Keller đã bộc lộ rõ tài năng vượt trội về các môn toán, địa lý, sinh học, tập đọc; em còn học cả bơi, chèo thuyền, cưỡi ngựa, đi xe.Năm 1900 Keller thi đậu vào trường Radcliffe College, học tài liệu chữ nổi dành cho người mù. Với nghị lực phi thường, Helen Keller trở thành người mù - điếc đầu tiên tốt nghiệp đại học,  là nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên của nước Mỹ giành học vị Cử nhân Nghệ thuật. Helen chính là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi chỉ đến khi tôi gặp một người khóc vì không có chân để đi giày”.

          5. GD có thể đón trước sự phát triển, “hoạch định nhân cách tương lai” để tác động hình thành và phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội.

          Những tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó, như môi trường lớp học giúp con người hòa đồng, đoàn kết với tập thể, môi trường làm việc giúp con người chuyên nghiệp, trách nhiệm hơn.

          Nhưng để đi trước hiện tại, hướng tới những giá trị, phẩm chất mà con người, xã hội cần có trong tương lai thì chỉ có giáo dục mới có thể định hướng, đi trước hiện thực, xây dựng con người với những phẩm chất cần có cho tương lai, cần có cho xã hội mới. Đây chính là tính chất tiên tiến của giáo dục.

          Chẳng hạn, mục tiêu giáo dục của chúng ta là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Bằng những phương pháp giáo dục, định hướng ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, qua các môn học như Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, … . Qua các phương tiện thông tin đại chúng, các biện pháp tuyên truyền giáo dục như phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,... Quá trình giáo dục hướng con người tới việc hoàn thiện bản thân, hoàn thiện, trau dồi những kỹ năng cần có trong tương lai để trở thành con người có ích, trở thành công dân toàn cầu.

          III] Nhận thức lại vấn đề dùng giáo dục để tác động tới quá trình hình thành nhân cách của con người.

          Giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và và phát triển theo hướng đó. Còn cá nhân học sinh có phát triển theo hướng đó hay không, phát triển đến mức độ nào – điều này giáo dục không quyết định trực tiếp được, bởi vì còn phụ thuộc rất nhiều ở sự nhận thức và hoạt động của đứa trẻ.

          Ví dụ: Cùng trong một môi trường giáo dục nhưng lại có những đứa trẻ ngoan ngoãn, phát triển nhân cách rất tốt, nhưng cũng có những đứa trẻ lại hư hỏng, nhân cách suy đồi, đi vào con đường tội lỗi, băng hoại nhân cách,...

          Cũng cần phê phán quan điểm cho rằng giáo dục là vạn năng, xem đứa trẻ như tờ giấy trắng mà các nhà giáo dục muốn vẽ sao thì vẽ. Như thế không chỉ làm mất đi khả năng sáng tạo của trẻ mà còn khiến trẻ thụ động, khuôn mẫu, không có chính kiến, không tự chủ và không tự tin trong suy nghĩ, quyết định của mình. Với những trẻ có cá tính mạnh có thể mang lại tác dụng ngược khiến trẻ phản ứng, không chjiu tiếp thu, ngang bướng.

          Giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mặt khác hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Sản phẩm văn hóa của loài người có thể biến thành tài sản tinh thần của nhân cách nhờ vào hoạt động và giáo dục. Trong xã hội hiện nay, gia đình, nhà trường và xã hội có thể đạt tới một sự thống nhất cao hơn trong việc giáo dục thế hệ trẻ.

          Đặc biệt, con người là cá thể tích cực, có thể tự hình thành và biến đổi nhân cách của mình một cách có ý thức, có khả năng tự cải tạo chính bản thân mình, có nhu cầu tự khẳng định, tự ý thức,tự điều chỉnh nên con người có hoạt động tự giáo dục. Hoạt động này là quá trình con người tự biết kiềm chế mình, biết hướng nhu cầu, hứng thú, giá trị của mình cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức, giá trị của xã hội. Vì vậy, giáo dục không được tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân. Đó là nguyên nhân tại sao, cùng một môi trường giáo dục lại có người thành công trong cuộc sống, có những người lại lâm vào con đường tội lỗi, phạm pháp,...

          IV] Một số phương hướng đề xuất trong việc áp dụng vai trò của giáo dục tác động tới quá trình hình thành nhân cách của con người.

          Chính bởi giáo dục có vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách, cho nên trong quá trình dạy học và giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

          + Dạy học, giáo dục sẽ tạo nên sự phát triển nhân cách khi trong quá trình đó những sức mạnh của bản thân trẻ được thúc đẩy, khi nhu cầu, động cơ, hứng thú của trẻ được chú ý, khi dạy học và giáo dục phù hợp với những quy luật bên trong của sự phát triển cá nhân.

          + Những yêu cầu của nhà trường, của nhà giáo dục, của môi trường giáo dục xung quanh đề ra cho trẻ phải không ngừng tăng dần mức độ phức tạp và khó khăn. Có như vậy sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.

          + Giáo dục và dạy học một mặt phải dựa trên sự phát triển đã đạt được của học sinh, nhưng mặt khác phải đi trước sự phát triển , kéo sự phát triển tiến lên. Định hướng cho học sinh, các nhân phương hướng và phương pháp đúng đắn.

          + Giáo dục và dạy học phải luôn chú ý đến việc kích thích được hoạt động của học sinh , mặt khác, trong quá trình giáo dục và dạy học phải tổ chức đúng đắn, hợp lý các hoạt động học tập , lao động sản xuất , hoạt động xã hội – chính trị, thể thao, vui chơi, giải trí … Chính thông qua hoạt động và giao tiếp ấy mà trẻ ngày càng phát triển về tâm lý, ngày càng nhận thức thế giới mốt cách sâu sắc hơn.

          + Một điều đặc biệt quan trọng là cần phải đánh giá đúng vai trò của giáo dục trong mối quan hệ với các yếu tố khác, tránh quá đề cao hoặc là có nhận thức không đúng đắn về vai trò của giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người như đã nêu ở trên.

          + Kết hợp với các yếu tố khác có vai trò trong việc hình thành nhân cách con người như yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, yếu tố hoạt động cá nhân để có sự tác động tốt nhất, đúng đắn và khoa học nhất lên việc hình thành nhân cách con người.

KẾT BÀI

          Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của của giáo dục. Giáo dục là chìa khóa nhưng không phải là chiếc chìa vạn năng, bởi giáo dục chỉ vạch ra phương hướng và thúc đẩy cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Còn cá nhân có phát triển theo hướng đó hay không và phát triển đến mức độ nào thì giáo dục không quyết định trực tiếp được mà cái quyết định trực tiếp lại chính là hoạt động ý thức, lao động của cá nhân. Do đó cần phải cải tiến ngành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việ tổ chức hoạt động, tổ chức quan hệ giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và tập thể.  Giáo dục và tự giáo dục, đó là con đường chính xác nhất để cá nhân hoàn thiện nhân cách của chính mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.     Trần Trọng Thủy [chủ biên], Tâm lí học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000.

2.     Bùi Kim Chi - Phan Công Luận, Tâm lí học đại cương - Hướng dẫn trả lời lí thuyết, giải bài tập tình huống và trắc nghiệm, Nxb. Chính trị - hành chính, Hà Nội, 2010.

3.     Phm Minh Hc, Lê Đức Phúc [chủ biên], Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách. Nxb. Giáo dục, Hà Nội 2004.

4.     Website : //tamlyhoc.net/diendan


  1. Bài báo: "Tỷ lệ người được đặc xá tái phạm thấp", Báo Quân đội nhân dân. Link: //www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/trong-nuoc/ty-le-nguoi-duoc-dac-xa-tai-pham-thap/374709.html
Hiện tại mình khá bận nên không thể check gmail và blog thường xuyên. Vì vậy, mình lập ra group này để upload tài liệu và trả lời các câu hỏi của mn nhanh hơn.

link group: 

//www.facebook.com/groups/967771856760942/

Video liên quan

Chủ Đề