Theo hồ chí minh, đặc trưng nổi bật nhất về chính trị của cnxh là gì?

Câu hỏi. Quan niệm của Hồ Chí Minh về bản chất đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

Trả lời:

-   Hồ Chí Minh bày tỏ quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không hẳn chỉ trong một bài viết hay trong một cuộc nói chuyện nào đó, mà tùy từng lúc, từng nơi, tùy từng đối tượng người đọc, người nghe mà Người diễn đạt quan niệm của mình, vẫn là theo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội nhưng với cách diễn đạt ngôn ngữ nói và viết của Hồ Chí Minh thì những vấn đề đầy chất lý luận chính trị phong phú phức tạp được biểu đạt bằng ngôn ngữ của cuộc sống của nhân dân Việt Nam, rất mộc mạc dung dị, dễ hiểu.

- Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng sản chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do. Trong một xã hội như thế mọi thiết chế cơ cấu xã hội đều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người.

-  Hồ Chí Minh diễn đạt quan niệm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên một số mặt nào đó của nó như chính trị, kinh tế, văn hóa. xã hội... Với cách diễn đạt như thế của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, chúng ta không nên tuyệt đối hóa từng mặt, hoặc tách riêng rẽ từng mặt của nó mà cần đặt trong một tổng thể chung.

- Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở nước ta bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, tự do là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do đồng bào ai cùng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành” như "ham muốn tột bậc" mà Người đã trả lời các nhà báo tháng 1 nám 19-16.

-  Hồ Chí Minh nêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây dựng một xã hội như thế là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, động lực của toàn dân tộc. Cho nên với động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sức mạnh tổng hợp được sử dụng và phát huy, đó là sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.

- Những đặc trưng chủ yếu

Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, củng trên cơ sở của lý luận Mác – Lênin, nghĩa là trên những mặt về chính trị kinh tế, văn hóa - xã hội. Còn về cụ thể chúng ta thấy Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu trên những điểm sau đây:

+ Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ

Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ. nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước là của dân do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - lao động trí óc do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Mọi quyền lực trong xã hội đểu tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.

+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật

Đó là xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao động xã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển với nền tảng phát triển khoa học - kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học - kỹ thuật của nhân loại.

+ Chủ nghĩa xã hội là chế độ không còn người bóc lột người

Đây là một vấn đề được hiểu nó như là một chế độ hoàn chỉnh, đạt đến độ chín muồi. Trong giai đoạn đầu [quá độ lên chủ nghĩa xã hội], vẫn có tình trạng bóc lột sức  lao động của người lao động làm thuê. Trong chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Đó là một xã hội được xây dựng trên nguyên tắc công bằng, hợp lý.

+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức

Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.

Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự tổng hợp quyện chặt ngay trong cấu trúc nội tại của nó, một hệ thống giá trị làm nền tảng điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó là độc lập, tự do, bình đẳng, công bằng, dân chủ, bảo đảm quyền con người, bác ái, đoàn kết, hữu nghị.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng với chủ nghĩa Mác-Lenin, là nền tảng tư tưởng để Đảng ta phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.


Bác Hồcùng mọi người ra sức lao động, sản xuất [ Ảnh Tư liệu].


Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh chính là: ''Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giầu, nước mạnh”, “mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”, “chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ”. Nguời khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là “một thế giới không có người bóc lột người, mọi người sung sướng,vẻ vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người”. Có thể nói, chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người ai cũng có công ăn, việc làm, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, được phát triển toàn diện.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa luôn là sự thống nhất biện chứng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Người nói: “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội''. Cụ thể hơn, Bác cho rằng chủ nghĩa xã hội phải “có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến”. Còn về chính trị, xã hội xã hội chủ nghĩa là do nhân dân làm chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở mọi người dân, mọi cán bộ, công chức nhà nước đều là công bộc của dân.

Những điều kiện đảm bảo cách mạng thành công, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, điều quan trọng nhất, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, truớc hết phải có Đảng. Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng, của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm tới công tác xây dựng Đảng; yêu cầu Đảng phải nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trí tuệ, vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh thực tiễn nước ta; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên để mỗi cán bộ, đảng viên phải “xứng đáng là nguời lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng xây dựng, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, bởi đó chính là nhân tố đảm bảo cho thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bác nói: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường”.

Theo Bác, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do đó cần phát huy tính tích cực, chủ động của toàn dân, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nuớc, bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người là yếu tố quyết định. Do đó, Bác đặc biệt quan tâm tới việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bác đòi hỏi phải giáo dục, đào tạo con người một cách toàn diện: đức, trí, thể, mỹ; đặc biệt là giáo dục, rèn luyện về đạo đức.


Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới” được thể hiện đầy đủ trong toàn bộ tiến trình cũng như nội dung các văn kiện tại Đại hội, khẳng định mục tiêu xuyên suốt của Cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện sâu sắc sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XI] được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Đại hội khẳng định, trong thời kỳ mới, chúng ta phải: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự tiếp tục, trung thành với con đường, mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và là hiện thực hóa mục tiêu đó trong cuộc sống hiện thực.

Trên cơ sở đó, Đại hội XII xác định mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”. Đó là sự kiên định, trung thành và cụ thể hóa mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn phát triển mới của cách mạng nước ta.

Trong khi nhấn mạnh đến xây dựng và phát triển kinh tế, nhưng Đảng ta luôn đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn bó chặt chẽ với các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội XII của Đảng xác định rõ: “Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên”.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta quyết tâm: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”.

Đảng ta nhất quán quan điểm: “xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân, Đảng ta nhấn mạnh: “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”.

Văn kiện Đại hội XII tiếp tục khẳng định: phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa: "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân”.


Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ "Phát huy dân chủ phải gắn liền với kỷ cương, tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ làm mất an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân".Quan tâm, chú trọng đến xây dựng con người Việt Nam mới có đủ đức, trí, thể, mĩ, Đại hội đã khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực” và “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người”.


Mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, nhân dân ta đã và đang đi là đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại và sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Đại hội XII của Đảng tiếp tục kiên định và hiện thực hóa mục tiêu, con đường ấy, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trương Thị Thu Hà

Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội, cùng với chủ nghĩa Mác-Lenin, là nền tảng tư tưởng để Đảng ta phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bác Hồcùng mọi người ra sức lao động, sản xuất [ Ảnh Tư liệu]. Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh chính là: ''Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giầu, nước mạnh”, “mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”, “chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ”. Nguời khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là “một thế giới không có người bóc lột người, mọi người sung sướng,vẻ vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người”. Có thể nói, chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là làm cho dân giàu, nước mạnh, mọi người ai cũng có công ăn, việc làm, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, được phát triển toàn diện. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa luôn là sự thống nhất biện chứng của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Người nói: “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội''. Cụ thể hơn, Bác cho rằng chủ nghĩa xã hội phải “có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến”. Còn về chính trị, xã hội xã hội chủ nghĩa là do nhân dân làm chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở mọi người dân, mọi cán bộ, công chức nhà nước đều là công bộc của dân. Những điều kiện đảm bảo cách mạng thành công, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, điều quan trọng nhất, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, truớc hết phải có Đảng. Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng, của việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm tới công tác xây dựng Đảng; yêu cầu Đảng phải nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trí tuệ, vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh thực tiễn nước ta; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên để mỗi cán bộ, đảng viên phải “xứng đáng là nguời lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức chú trọng xây dựng, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, bởi đó chính là nhân tố đảm bảo cho thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bác nói: “Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường”. Theo Bác, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân, do đó cần phát huy tính tích cực, chủ động của toàn dân, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong công cuộc xây dựng đất nuớc, bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa. Con người là yếu tố quyết định. Do đó, Bác đặc biệt quan tâm tới việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bác đòi hỏi phải giáo dục, đào tạo con người một cách toàn diện: đức, trí, thể, mỹ; đặc biệt là giáo dục, rèn luyện về đạo đức. Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam với tinh thần “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới” được thể hiện đầy đủ trong toàn bộ tiến trình cũng như nội dung các văn kiện tại Đại hội, khẳng định mục tiêu xuyên suốt của Cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thể hiện sâu sắc sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XI] được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày tại Đại hội khẳng định, trong thời kỳ mới, chúng ta phải: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Như vậy, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự tiếp tục, trung thành với con đường, mục tiêu mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn và là hiện thực hóa mục tiêu đó trong cuộc sống hiện thực. Trên cơ sở đó, Đại hội XII xác định mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới”. Đó là sự kiên định, trung thành và cụ thể hóa mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn phát triển mới của cách mạng nước ta. Trong khi nhấn mạnh đến xây dựng và phát triển kinh tế, nhưng Đảng ta luôn đặt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn bó chặt chẽ với các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đại hội XII của Đảng xác định rõ: “Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên”. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta quyết tâm: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”. Đảng ta nhất quán quan điểm: “xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Để đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân, Đảng ta nhấn mạnh: “Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”. Văn kiện Đại hội XII tiếp tục khẳng định: phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa: "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ "Phát huy dân chủ phải gắn liền với kỷ cương, tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, đạo đức xã hội. Phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ làm mất an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân".Quan tâm, chú trọng đến xây dựng con người Việt Nam mới có đủ đức, trí, thể, mĩ, Đại hội đã khẳng định: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực” và “Xây dựng, phát triển văn hóa, con người”. Mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, nhân dân ta đã và đang đi là đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại và sự phát triển của dân tộc Việt Nam. Đại hội XII của Đảng tiếp tục kiên định và hiện thực hóa mục tiêu, con đường ấy, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trương Thị Thu Hà Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang

Các bài khác

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa Xã hội và định hướng xây dựng Chủ nghĩa Xã hội theo tinh thần Đại hội XII của Đảng [14/11/2016]
  • Học tập và làm theo Bác Hồ [02/11/2016]
  • Đoàn Khối các cơ quan tỉnh: Tăng cường bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng cho ĐVTN [19/10/2016]
  • Học Bác tính kiên trì [28/09/2016]
  • Tuổi trẻ làm theo lời Bác [02/09/2016]
  • 17/8/1945 - Ngày hội lớn nhất trong lịch sử của nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang [17/08/2016]
  • Lưỡng Vượng học và làm theo Bác Hồ trong việc huy động sức mạnh nhân dân [10/08/2016]
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề an sinh xã hội [04/08/2016]
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết - giá trị lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam hiện nay [27/07/2016]
  • Tiết kiệm theo gương Bác Hồ [18/07/2016]
Xem thêm »

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Video liên quan

Chủ Đề