Tại sao lại phải xác nhận tình trạng hôn nhân của người de lại di sản đã chết

Như chúng ta đã biết giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có vai trò khá quan trọng trong việc thực hiện kết hôn; hay thâm gia các giao dịch dân sự. Trong trường hợp một người còn sống thực hiện xác nhận tình trạng hôn nhân đã được pháp luật quy định cụ thể thủ tục. Tuy nhiên đối với người đã chết thì có được thực hiện thủ tục này nữa không? Vậy người chết xác nhận tình trạng hôn nhân có thực hiện được không? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiều qua bài viết dưới đây.

  • Luật Hộ tịch năm 2014
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 04/2020/TT-BTP

Theo quy định Luật Hộ tịch hiện hành; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là văn bản pháp lý do cơ quan hộ tịch cấp nhằm xác nhận tình trạng hôn nhân của một người tại thời điểm có yêu cầu đang chưa kết hôn; đã kết hôn; đã ly hôn. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị sử dụng 6 tháng kể từ ngày cấp.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; sử dụng vào các mục đích khác để bảo vệ quyền; lợi hợp pháp của công dân và những người liên quan khi làm thủ tục vay vốn; dùng để chứng minh tư cách chủ sở hữu khi mua bán tài sản; khi tham gia một giao dịch nào đó mà một bên; cơ quan nhà nước yêu cầu phải xuất trình Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Theo quy định Luật Hộ tịch năm 2014; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Người chết có được thực hiện xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không?

Hiện nay, Luật Hộ tịch năm 2014 và văn bản hướng dẫn liên quan không quy định về việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đã chết. Điều này phần nào đã gây khó khăn trong việc thực hiện các hợp đồng; giao dịch dân sự trên thực tế khi cần xác nhận tình trạng của một người đã chết.

Theo Điều 2 thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau:

  • Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch; cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay;
  • Trừ trường hợp đăng ký kết hôn; đăng ký lại việc kết hôn; đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện; nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền; không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
  • Việc ủy quyền phải lập thành văn bản; được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà; cha, mẹ; con, vợ, chồng; anh, chị, em ruột;của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

Như vậy, rõ ràng người đã chết thì không thể trực tiếp cũng như không thể ủy quyền cho người khác để yêu cầu Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Nên khi có yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đã chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đã chết từng thường trú; sẽ từ chối việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong trường hợp này.

Luật Hộ tịch năm 2014 không có quy định nào về thủ tục cấp mẫu giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân cho người đã chết; nên theo nguyên tắc Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ không cấp giấy xác nhận hôn nhân khi có yêu cầu.

Nhưng thực tế lại có rất nhiều giao dịch cần đến giấy tờ này nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người có liên quan.

Do pháp luật chưa quy định về thủ tục người đã chết được xin xác nhận tình trạng hôn nhân. Vì vậy, khi thực hiện giao dịch tại cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho một người đã chết thì có thể xác định theo các cách như sau:

  • Viết đơn xác nhận gửi đến Ủy ban nhân dân xã; phường; thị trấn nơi người đã chết thường trú khi còn sống để xin xác nhận nội dung như tổ chức công chứng yêu cầu;
  • Đề nghị tổ chức công chứng gửi công văn xác minh đến Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi người đã chết từng thường trú khi còn sống để xác minh nội dung nêu trên.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247; về vấn đề Người chết có được xác nhận tình trạng hôn nhân không? Để biết thêm thông tin chi tiết; cũng như nhận được sự tư vấn về các lĩnh vực khác hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, có cần nộp lại giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó không?

Trường hợp bạn cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn , thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.

Xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện nào?

Trong trường hợp này người có yêu cầu phải đáp ững các điều kiện sau:– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình.

Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng để kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Và kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài; sử dụng vào mục đích khác. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không có giá trị khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ghi trong Giấy xác nhận.

5 trên 5 [3 Phiếu]

Mẹ đẻ của bà Doãn Ngọc Thảo sinh năm 1926, chết năm 2017, bố đẻ của bà chết năm 2000. Bà Thảo đến Văn phòng Công chứng để làm thủ tục khai nhận thừa kế di sản do mẹ để lại, công chứng viên yêu cầu bà phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mẹ bà [từ năm 2000-2017] từ sau khi bố của bà chết. Bà Thảo hỏi, yêu cầu của công chứng viên có đúng không?

Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:

Theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 [tình trạng còn hiệu lực], việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản và công chứng văn bản khai nhận thừa kế được thực hiện như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác [Điều 57 Luật Công chứng].

Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản [Điều 58 Luật Công chứng].

Thành phần hồ sơ yêu cầu công chứng: Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

Đối với di sản là tài sản chung vợ chồng, mà vợ hoặc chồng chết trước, thì phải xác định tình trạng hôn nhân của người chết sau, để biết sau khi một người chết trước thì người còn sống có kết hôn với người khác không, có phát sinh thêm người thừa kế thừa kế theo pháp luật của người chết sau không?

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng, chứng thực đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, hoặc văn bản khai nhận di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Trường hợp bà Doãn Ngọc Thảo phản ánh, mẹ đẻ của bà Thảo sinh năm 1926 đã chết năm 2017. Bố của bà Thảo chết từ năm 2000. Khi thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế tài sản của mẹ bà Thảo để lại, công chứng viên yêu cầu bà Thảo phải làm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân của mẹ bà từ thời gian sau khi bố bà Thảo chết [từ năm 2000 đến năm 2017]. Theo luật sư, yêu cầu của Công chứng viên là có căn cứ và đúng pháp luật, nhằm xác định sau khi bố của bà Thảo chết [năm 2000] thì mẹ của bà Thảo có kết hôn với người khác không, có phát sinh thêm người thừa kế thừa kế theo pháp luật của mẹ bà Thảo không? Mặc dù, trên thực tế, sau khi người chồng chết, người vợ đã ở tuổi 74, già yếu, hiếm có người kết hôn một lần nữa. Tuy nhiên, đây là thủ tục pháp lý bắt buộc, để phòng ngừa phát sinh tranh chấp về thừa kế. 

Căn cứ quy định tại Điều 21 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật Hộ tịch [tình trạng còn hiệu lực], UBND cấp xã nơi thường trú của mẹ bà Thảo lúc còn sống trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2017 có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Căn cứ quy định tại Điều 22 của Nghị định này, với tư cách là người yêu cầu bà Thảo viết tờ khai yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân của mẹ theo mẫu quy định,  nộp cùng Giấy chứng tử của bố [chết năm 2000] do UBND cấp xã cấp theo quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Trích lục khai tử của mẹ [chết năm 2017] do UBND cấp xã cấp theo quy định của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, để chứng minh nội dung yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân cho mẹ là có cơ sở.

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của mẹ bà Thảo trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến khi chết vào năm 2017 và trình Chủ tịch UBND ký cấp cho bà Thảo 1 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mẹ bà Thảo khi còn sống.

Theo hướng dẫn tại Điều 25 của Thông tư số 15/2015/BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp [tình trạng còn hiệu lực], thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mẹ bà Thảo sẽ được ghi nội dung:  “Có đăng ký kết hôn, nhưng chồng đã chết ngày…tháng….năm 2000 [Giấy chứng tử số:... do... cấp ngày... tháng... năm...]; từ khi chồng chết đến khi bà… chết ngày… tháng….năm 2017 [Trích lục khai tử số…do…cấp ngày…tháng…năm…] bà… chưa đăng ký kết hôn với ai.

Mục đích Giấy này được cấp để làm thủ tục thừa kế.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân này có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp”.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

Theo báo Chính phủ

//baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan-cua-nguoi-de-lai-di-san/383813.vgp

Video liên quan

Chủ Đề