Thai ngoài tử cung đau bụng ở đâu

Chửa ngoài dạ con hay mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu dễ nhận biết nhất là gì? Đừng bỏ qua những chia sẻ của bác sĩ Tạ Trung Kiên trong bài viết sau.

Khi phụ nữ mang thai, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong ống dẫn trứng và sau đó tế bào trứng sẽ di chuyển đến tử cung. Tại đây, trứng đã thụ tinh sẽ bám vào thành tử cung để phát triển thành một thai nhi hoàn chỉnh. Tuy nhiên, có những trường hợp tế bào trứng đã thụ tinh không di chuyển đến tử cung mà lại bám vào thành ống dẫn trứng để phát triển. Tình trạng này được gọi là mang thai ngoài tử cung, hay còn gọi là chửa ngoài tử cung, chửa ngoài dạ con. Tình trạng có thai ngoài tử cung rất nguy hiểm và thường hay xảy ra trong vài tuần đầu của thai kỳ.

Thai phụ mang thai ngoài tử cung phải được tiêm thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ thai ngoài tử cung nhằm bảo toàn tính mạng.

Triệu chứng thường gặp

Mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì?

Dưới đây là những dấu hiệu có thai ngoài tử cung sớm nhất hay dấu hiệu chửa ngoài dạ con dễ nhận biết:

  • Rong huyết nhẹ
  • Đau bụng dưới
  • Đau nhói bụng
  • Đau một bên cơ thể
  • Chóng mặt, mệt mỏi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau vai , cổ hoặc trực tràng
  • Ngất xỉu [không phổ biến] nhưng là dấu hiệu nặng, cần được cấp cứu ngay để bảo toàn tính mạng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng, biểu hiện thai ngoài tử cung khác không được đề cập trong bài viết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng này, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn nghĩ mình đang mang thai và có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào được liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Cơ thể mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau nên hãy báo với bác sĩ chuyên khoa để có những chẩn đoán và điều trị tốt nhất phù hợp cho từng trường hợp.

Nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân nào gây ra mang thai ngoài tử cung?

Tình trạng mang thai ngoài tử cung là do trứng đã thụ tinh bị mắc kẹt trên đường tới tử cung, thường là do ống dẫn trứng bị tổn thương vì viêm, sẹo dính do tiền sử bệnh viêm nhiễm phụ khoa do chlamydia và bệnh lậu. Sự mất cân bằng nội tiết hoặc sự phát triển bất bình thường của trứng thụ tinh cũng có thể đóng một vai trò trong ống dẫn trứng.

Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân thai ngoài tử cung là gì? Làm thế nào để ngăn ngừa?

Nguy cơ gặp phải

Mang thai ngoài tử cung có thường gặp không?

Mang thai ngoài tử cung hay chửa ngoài dạ con là khá phổ biến. Cứ 50 thai phụ thì sẽ có một trường hợp mắc phải. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách giảm thiểu các nguy cơ gây rủi ro. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được những thông tin hữu ích.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ có thai ngoài tử cung, chẳng hạn như:

  • Từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như Chlamydia và bệnh lậu
  • Mắc bệnh viêm vòi tử cung hoặc viêm khung chậu
  • Mắc phải các vấn đề bẩm sinh về ống dẫn trứng
  • Sẹo do lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu
  • Đã từng mang thai ngoài tử cung
  • Từng phẫu thuật thắt ống dẫn trứng thất bại [phẫu thuật triệt sản]
  • Dùng các loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị vô sinh như thụ tinh trong ống nghiệm [IVF]
  • Hút thuốc trước khi mang thai
  • Mẹ của sản phụ từng dùng diethylstilbestrol trong khi mang thai.

Chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán mang thai ngoài tử cung?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có mang thai ngoài dạ con hay không bằng những thông tin thu thập được từ việc khám vùng chậu, siêu âm và xét nghiệm máu.

  • Khám vùng chậu: Giúp kiểm tra xem có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung bên trong ống dẫn trứng hay không. Việc khám vùng chậu còn có thể kiểm tra kích thước của tử cung. Đối với thai kỳ khỏe mạnh, kích thước của tử cung sẽ tăng nhưng với mang thai ngoài tử cung, tử cung sẽ không tăng kích thước.
  • Siêu âm: Giúp đánh giá tình trạng của tử cung và ống dẫn trứng. Phương pháp này là đáng tin cậy nhất để kiểm tra vị trí thai.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm mục đích để kiểm tra nồng độ hormone hCG. Đối với thai kỳ khỏe mạnh, nồng độ hCG sẽ tăng lên sau mỗi 2 ngày. Nếu nồng độ này có bất kỳ sự bất thường nào, điều đó có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.

Những phương pháp nào dùng để điều trị mang thai ngoài tử cung?

Việc mang thai ngoài tử cung có thể được điều trị tùy thuộc vào thời gian chẩn đoán mang thai và tình trạng cơ thể:

  • Khi ống dẫn trứng chưa vỡ: Việc phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung giúp bạn có thể tránh được nguy cơ vỡ ống dẫn trứng. Lúc này sẽ có nhiều cách để điều trị:
    • Dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của mô thai, chẳng hạn như thuốc cản trở tăng trưởng tế bào methotrexate khi nồng độ hormone thai kỳ không quá 5000 và tim thai chưa hoạt động.
    • Phẫu thuật nội soi để loại bỏ phôi thai và xử lý các vấn đề do chảy máu và nồng độ hCG cao.
    • Rạch một đường nhỏ trên ống dẫn trứng để có thể bảo toàn sức khỏe cho ống dẫn trứng trong trường hợp người này chỉ còn một vòi trứng và sinh chưa có đủ con.
  • Khi ống dẫn trứng đã vỡ: Trường hợp thai nhi đã phát triển đủ lớn để phá vỡ ống dẫn trứng thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật khẩn cấp để cầm máu. Nếu ống dẫn trứng bị hư hỏng nặng, bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật để loại bỏ chúng.

Có thể bạn quan tâm: Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc trong trường hợp nào?

Mặc dù không thể phòng ngừa được tình trạng mang thai ngoài tử cung, bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải nếu áp dụng các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây:

  • Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ với nhiều bạn tình
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng vùng chậu
  • Ngưng hút thuốc trước khi quyết định mang thai
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào khi đang mang thai
  • Khám sức khỏe định kỳ và khám thai ngay khi có dấu hiệu mang thai sớm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Đi tìm lời đáp: Mổ nội soi thai ngoài tử cung ăn gì để nhanh hồi phục?

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bình thường trứng sau khi được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng sẽ di chuyển vào trong buồng tử cung và làm tổ tại đây. Vì 1 lí do nào đó mà trứng được thụ tinh không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng [95-98%]…gọi là chửa ngoài tử cung. Chửa ngoài tử cung là 1 bệnh lý sản phụ khoa cấp tính, khi vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người bệnh.


Chửa ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 0,45 – 1,05%. Tỷ lệ chửa ngoài tử cung tăng có liên quan với các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt Chlamydia trachomatis, viêm nhiễm tiểu khung, tiền sử nạo phá thai, sử dụng một số biện pháp tránh thai như đặt dụng cụ tử cung hay mẹ lớn tuổi... Người có chửa ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị chửa ngoài tử cung lại.


Chửa ngoài tử cung có thể là ở vòi tử cung, buồng trứng hoặc trong ổ bụng, trong ống cổ tử cung. Tỉ lệ như sau:
- Vòi tử cung: 95 - 98%.
- Buồng trứng: 0,7 - 1%.
- Ống cổ tử cung: 0,5 - 1%.
- Ổ bụng: hiếm gặp.



Các vị trí chửa ngoài tử cung hay gặp


Nguyên nhân chửa ngoài tử cung:
Nguyên nhân gây ra chửa ngoài tử cung thường là do các biến dạng ở vòi trứng.
+ Viêm vòi trứng [trong đó nạo phá thai nhiều lần,viêm nhiễm vùng chậu là nguyên nhân thường gặp nhất ]
+ Hẹp vòi trứng sau tạo hình vòi trứng.
+ Khối u trong lòng vòi trứng hoặc ở ngoài vòi trứng đè ép làm hẹp lòng vòi trứng.
+ Do vòi trứng bị co thắt và có những nhu động bất thường.

Triệu chứng lâm sàng
• Chửa ngoài tử cung chưa vỡ:
+ Chậm kinh sau đó thử nước tiểu thấy có thai.
+ Đau bụng: đau vùng hạ vị, đau âm ỉ, có khi thành cơn
+ Ra huyết rỉ rả kéo dài: thường sau chậm kinh vài ngày, huyết ra thường ít, màu nâu đen, socola, có khi lẫn màng.
• Chửa ngoài tử cung bị vỡ gồm:
+ Các triệu chứng của chửa ngoài tử cung chưa vỡ
+ Kèm theo: đau bụng đột ngột, dữ dội, đau vã mồ hôi, xanh xao, nhợt nhạt…
+ Các triệu chứng của chảy máu trong ổ bụng tùy theo mức độ mất máu: Da xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.

Các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán

• Định lượng βhCG máu: βhCG thường tăng thấp hơn bình thường.
Trong 6 tuần đầu thai kì, lượng βhCG tăng nhanh, sau 6 tuần βhCG đạt mức > 6.000-10.000mUI/ml, sau đó tăng chậm dần.
Thai bình thường βHCG tăng gấp đôi sau 48h [ở > 60% các trường hợp].
Theo dõi sau 48h nếu lượng βHCG không tăng như vậy và siêu âm không thấy thai trong tử cung thì phải nghi ngờ chửa ngoài tử cung.
• Progesteron huyết thanh: Nồng độ Progesterone thấp hơn trong chửa thường
Progesterone > 25ng/ml: 70% thai sống trong TC.
Nồng độ Progesterone < 5ng/ml nghi ngờ thai bất thường.
• Siêu âm: qua đường bụng và qua đường âm đạo.
- Không thấy hình ảnh của túi ối trong buồng tử cung, cạnh tử cung có thể thấy một vùng âm vang không đồng nhất, ranh giới rõ, kích thước thường nhỏ, siêu âm Doppler màu có dấu hiệu vòng lửa “ring of fire” sign. Một số ít trường hợp có thể nhìn thấy khối có kích thước lớn hơn, có hình ảnh âm vang thai và hoạt động của tim thai nằm ngoài buồng tử cung.


Hình ảnh khối chửa ngoài tử cung, nằm trên buồng trứng.

Hình ảnh khối chửa ngoài tử cung, nằm trong ổ bụng

- Có khoảng ~ 30% các trường hợp có hình ảnh túi thai giả trong buồng tử cung. Cần phân biệt túi thai thật và túi thai giả trong tử cung. [Túi thai thật: Nằm lệch, túi tròn được bao quanh bởi vòng echo dày của các nguyên bào nuôi, đường giữa nội mạc nguyên vẹn, túi thai nằm dưới lớp nội mạc. trong khi đó hình ảnh túi thai giả thương nằm giữa lớp nội mạc, hình dạng tùy theo buồng tử cung và chỉ có 1 lớp tế bào mỏng bao quanh, đường giữa nội mạc không nhìn thấy trên mặt cắt dọc].


Túi thai thật và túi thai giả trong buồng tử cung

- Siêu âm có thể thấy dịch ở cùng đồ Douglas, dịch trong ổ bụng • Soi ổ bụng: Để chẩn đoán xác đinh trong trường hợp nghi ngờ. Soi ổ bụng sẽ nhìn thấy một bên vòi trứng căng phồng, tím đen, đó là khối chửa ngoài.

Hình ảnh khối chửa ngoài ở vòi trứng phải

Điều trị Gồm các phương pháp điều trị nội và ngoại khoa Lựa chọn các phương pháp tùy thuộc nhiều yếu tố gồm tình trạng lâm sàng, vị trí thai ngoài tử cung, kích thước túi thai…

• Điều trị nội khoa:

- Sử dụng Methotrexate, một chất gây độc tế bào tiêm vào cơ thể hay vào khối thai, mục đích làm chết các tế bào của khối thai. - Chỉ định: + Có huyết động ổn định + Nồng độ BHCG ≤ 5000mUI/ml + Không có bằng chứng của chảy máu ổ bụng đang tiến triển. + SA không có hoạt động tim thai + Kích thước khối thai ngoài nhỏ hơn 3-4cm.


• Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở: Phẫu thuật nội soi khi: khối chửa ngoài tử cung chưa vỡ hay mới rỉ máu, tại những cơ sở có điều kiện về trang thiết bị và kỹ thuật, phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Phương pháp này có ưu điểm là ít gây dính vùng bụng sau mổ và ít để lại sẹo hơn phương pháp mổ mở. Tuy nhiên, khi khối thai đã vỡ, hay khi có quá nhiều máu trong ổ bụng, không thể mổ nội soi được thì bắt buộc phải mổ mở. Chửa ngoài tử cung là một bệnh lí sản phụ khoa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vì vậy phụ nữ khi có bất kì dấu hiệu mang thai nào cần được đến cơ sở chuyên khoa để khám và được tư vấn, phát hiện sớm các trường hợp bất thường của thai kì để có biện pháp xử trí nhanh chóng, kịp thời.

Khoa Chẩn đoán Chức năng - Bệnh viện TƯQĐ 108

Video liên quan

Chủ Đề