Tại sao con dâu phải báo hiếu bố mẹ chồng

Tại sao phải đè nặng trách nhiệm phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ khi bạn mới là người muốn chúng đến với mình trong cuộc đời?

Tôi làm cán bộ nhà nước, năm nay 55 tuổi, là mẹ của 2 đứa con. Những ngày gần đây, quý báo có nhiều bài viết về người cao tuổi. Tôi xin được chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Các con tôi đã trưởng thành, có công việc ổn định và lập gia đình riêng. Ngay từ khi dựng vợ gả chồng cho các con, tôi xác định cho chúng ra ở riêng và độc lập về kinh tế.

Tôi cũng tuyên bố khi sức khỏe mình suy yếu, không thể tự chăm sóc, tôi sẽ vào viện dưỡng lão. Tiền chi trả hàng tháng cho dịch vụ này trích từ tiền lương hưu và tiền tôi tích lũy được.

Ảnh: asiaone

Trước đây, tôi rất bất mãn khi thấy ai đó vì nhiều lý do phải đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão sống.

Văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng luôn có quan điểm: Bố mẹ sinh con ra, nuôi dưỡng con. Sau này chúng phải có trách nhiệm báo hiếu, chăm sóc cha mẹ khi tuổi già sức yếu.

Thế nhưng, xã hội ngày càng hiện đại. Tôi ra ngoài tiếp xúc nhiều, dần dần tôi nhận ra, suy nghĩ đó hoàn toàn cổ hủ.

Từ khi chứng kiến câu chuyện của chị gái ruột, tôi càng cởi mở hơn về việc này.

Chị gái tôi chỉ có một cậu con trai duy nhất, đã lấy vợ. Một lần chị lên cơn tai biến. Mặc dù qua cơn nguy hiểm nhưng tay chân chị yếu hẳn, ngồi xe lăn.

Cả ngày chị ở nhà làm bạn với bốn bức tường, không đi ra ngoài giao lưu được. Từ người hoạt bát, chị mắc chứng trầm cảm. Nỗi cô đơn tuổi già cộng với nỗi buồn bệnh tật khiến chị càng suy sụp, trí nhớ giảm sút.

Con chị hiếu thảo nhưng bận rộn liên miên, ít có thời gian trò chuyện cho mẹ khuây khỏa. Việc vệ sinh cá nhân, nấu nướng cho chị ăn ngày 3 bữa cũng thấm mệt. Vợ chồng quay ra cáu kỉnh lẫn nhau. Chị cảm giác mình là người thừa thãi, làm khổ các con.

Phương án thuê giúp việc cũng không ổn vì tìm được người tâm huyết rất khó. Cuối cùng, con trai chị thuyết phục mẹ chuyển đến viện dưỡng lão ở. Hàng tuần con sẽ vào thăm.

Ban đầu chị không đồng ý, tôi cũng sốc và phản đối kịch liệt. Mọi người chỉ trích cháu bất hiếu.

Thế nhưng, sau một tháng vào viện dưỡng lão, chị tôi thay đổi hẳn. Tôi vào thăm còn ngỡ ngàng.

Trong viện, có nhiều người cùng tuổi, được bầu bạn chị tôi vui vẻ hơn. Hàng ngày có hộ lý chăm sóc, tập vật lý trị liệu, thuốc men uống đầy đủ, tay chân chị đỡ dần. Cuối tuần vợ chồng con trai vào thăm. Ai cũng cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhàng.

Chị có vấn đề gì, nhân viên y tế của viện sẽ báo về cho con cái qua điện thoại.

Tôi thấy đó là biện pháp tốt cho cả chị và các cháu. Con cái không phải lo lắng mẹ ở nhà làm sao? Có bất trắc gì hay không? Mẹ thoải mái tư tưởng…

Qua việc này tôi nghĩ rằng, mọi người đừng nên đặt nặng trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ lên con cái.

Một đứa trẻ không tự ý bước vào cuộc đời bạn, ngược lại, bạn mới người muốn chúng ra đời. Tôi tin bất cứ cha mẹ nào cũng đều mong con cái ngoan ngoãn, trưởng thành và sống một đời bình an.

Tư tưởng con cái phải phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, làm tròn đạo hiếu vô hình chung khiến đứa trẻ vừa ra đời phải mang một gánh nặng trên vai.

Chẳng phải chúng ta vẫn luôn mong con hạnh phúc hay sao? Muốn con hạnh phúc, hãy cởi bỏ những trách nhiệm cho chúng.

Ở các nước phát triển, bố mẹ chỉ nuôi dưỡng con đến năm 18 tuổi. Sau đó, những đứa trẻ tự bươn ra ngoài kiếm sống. Ngược lại, cha mẹ về già cũng chọn viện dưỡng lão sống.

Tôi thấy đây là sự văn minh, chúng ta nên học hỏi. Bản thân các bậc làm cha làm mẹ, thay vì tằn tiện chi tiêu, gom góp mua nhà, mua xe… cho con. Họ nên để dành tiền đó dưỡng già hoặc để dành lo cho mình.

Một số trung tâm chăm sóc người cao tuổi tôi có dịp đến, đều có điều kiện khá tốt. Mức giá dao động từ 8 triệu đồng/tháng - 15 triệu đồng/tháng. Nếu có nhiều viện dưỡng lão hơn, thì giá cả có thể sẽ giảm xuống.

Cơ sở vật chất cũng tiện nghi, có người phục vụ 24/24. Khi nào thích, bạn vẫn có thể ra ngoài chơi…

Vậy tại sao chúng ta không cho bản thân cơ hội sống thoải mái, lại khư khư đòi ở với con. Con cái bận rộn, không chăm sóc chu đáo lại tủi hờn, rồi trách cứ chúng?

Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi suy nghĩ của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: . Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn.


Sau quãng thời gian dài nằm liệt trên giường, dì bảo với tôi, dì chỉ muốn được chết thật nhanh để giải thoát cho các con.

Độc giả Ngân Khánh [Hà Nội]

Ngày về nhà chồng, hầu hết các cô dâu đều được khuyên bảo phải “giữ phận dâu con”, phải biết cáng đáng “giang sơn nhà chồng”, phải “xem cha mẹ chồng như cha mẹ” và vô vàn thứ bổn phận, trách nhiệm khác.

Các nàng dâu phải toàn vẹn với bên chồng để bảo toàn một giá trị nào đó, hay đấy chỉ là tàn dư của một thời mông muội trọng nam khinh nữ?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Sách Nhị thập tứ hiếu, tích Đinh Lan kể vào đời nhà Hán, có chàng Đinh Lan, mồ côi từ nhỏ nên thuê người tạc tượng gỗ cha mẹ để thờ - ngày cơm dâng hai bữa, tối sửa soạn gối chăn suốt mấy mươi năm.

Thế rồi chỉ vì sự xao nhãng của vợ, cộng việc nàng lấy kim thử chích vào tượng gỗ khiến tượng chảy máu mà bị Đinh Lan đuổi bỏ. Người ta xếp Đinh Lan vào nhóm 24 người con tận hiếu và coi khinh người vợ.

Không ai xét lại dẫu chỉ một lần rằng cô vợ ấy không hề có trách nhiệm gì trong việc phải chăm sóc hai bức tượng. Người đàn bà ấy chỉ lấy Đinh Lan. Nếu có chăm sóc hay thậm chí hầu hạ thì chỉ phải chăm sóc, hầu hạ mỗi mình Đinh Lan là chồng mình mà thôi.

Lấy chồng phải chăm sóc cha mẹ chồng? Vì sao cô dâu phải chăm sóc cha mẹ chồng khi cha mẹ chồng chưa một ngày chăm sóc cô? Ai bắt cô phải vâng lời hoặc nín nhịn nếu cha mẹ chồng hành xử không đúng mực? Cho trong ấm ngoài êm? Cho gia đình hòa thuận? Làm sao có thể trong ấm ngoài êm được khi mà sự uất ức trong lòng những cô con dâu còn đó và cứ dâng lên từng ngày?

Có thể, ở một thời điểm nào đấy trong quá khứ, khi vai trò của người đàn bà bị đặt để thấp kém hơn mức mà họ xứng đáng được nhận; khi những cô con dâu trong xã hội phong kiến thường không được học hành, chỉ có thể quẩn quanh nơi xó bếp và hoàn toàn lệ thuộc thì các cô phải cam tâm gánh chịu sự thiệt thòi của số phận [dù nếu phải xét ra thì việc cơm nước, giặt giũ... cũng có thể quy thành ngày công lao động, có thể tính thành tiền và cũng vất vả không kém bất cứ ngành nghề nào].

Nhưng hôm nay, khi những cô dâu đã có học thức cao hơn, có vị trí vững vàng trong xã hội, có gia đình riêng để lo lắng, có những đứa con phải chăm lo thì việc buộc các cô phải gánh thêm nhà chồng quả là một gánh nặng phi lý.

Tất nhiên, chúng ta vẫn cần khuyến khích các nàng dâu nên giữ lễ với cha mẹ chồng cũng như khuyến khích các chàng rể nên kính trọng cha mẹ vợ và nếu được thì nên phụng dưỡng, chăm sóc các cụ.

Song bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải sòng phẳng thừa nhận rằng đó không phải là nhiệm vụ và cô dâu hay chú rể không bị bắt buộc phải làm. Một cô dâu có thể thương yêu cha mẹ chồng, có thể cơm bưng nước rót, có thể lặng im khi nghe trách mắng..., nhưng hãy hiểu đó là vì cô tự nguyện, cô muốn làm như thế vì yêu thương người chồng của mình, vì tính cách và sự bao dung của cô.

Nếu cô không chấp nhận mà từ chối các “nghĩa vụ” ấy, không ai có thể trách cô. Cha mẹ chồng không sinh ra cô, không nuôi dưỡng, chẳng thức đêm trông cô ốm, tất bật tìm trường tốt cho cô học hành... thì giữa cô và các cụ nào có phát sinh nghĩa vụ gì với nhau đâu.

Kể cả khi nói như Xuân Quỳnh - “Mẹ sinh anh để bây giờ cho em” thì ở chiều ngược lại mẹ cũng đã sinh em để bây giờ cho anh - âu cũng là sòng phẳng. Thế nên, muốn con dâu yêu thương, tận tụy với mình; các bậc cha mẹ chồng sẽ cần yêu thương, tử tế với các cô thay vì mặc định rằng mình “có quyền”, rằng mình là “cha mẹ”.

Chuyện nhà mình, sao bắt con dâu cáng đáng, trừ khi mình giúp con dâu chăm cháu hoặc, nghe có vẻ chối tai - nhưng đúng, mình làm giấy để lại tài sản cho cô dâu.

Hãy sòng phẳng với nhau và gieo yêu thương thì mới có thể hy vọng vào mùa gặt. Bằng không, thất bát cũng là lẽ tự nhiên, chẳng thể trách ai.

Phạm Thành Nhân

Video liên quan

Chủ Đề