Trong mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn thì cầu chì công tắc được mắc như thế nào

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Trong mạch điện gia đình thì cầu chì được mắc như thế nào”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Công nghệ do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Trong mạch điện gia đình thì cầu chì được mắc như thế nào?

A cầu chì mắc trên dây trung hòa

B cầu chì mắc trên dây pha và sau công tắc

C cầu chì mắc trên dây pha và trước công tắc

D cầu chì mắc trên dây trung hòa và trước công tắc

Trả lời:

Đáp án đúng: C. cầu chì mắc trên dây pha và trước công tắc

Trong mạch điện gia đình thì cầu chì được mắc: cầu chì mắc trên dây pha và trước công tắc

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu và khám phá nhiều hơn những kiến thức thú vị về cầu chì nhé!

Kiến thức mở rộng về cầu chì

1. Cầu chì là gì?

Cầu chìlà một phần tử hay thiết bị bảo vệ mạch điện bằng cách làm đứt mạch điện. Cầu chì được sử dụng nhằm phòng tránh các hiện tượng quá tải trên đường dây gây cháy, nổ.

2. Cấu tạo của cầu chì

Thành phần không thể thiếu trong một cầu chì là một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần được bảo vệ như các thiết bị điện,...

Các thành phần còn lại bao gồm: hộp giữ cầu chì, các chấu mắc, nắp cầu chì, v.v... được thay đổi tùy thuộc vào loại cầu chì cũng như mục đích thẩm mỹ.

3. Nguyên lý hoạt động của cầu chì

Thành phần không thể thiếu trong một cầu chì là một dây chì mắc nối tiếp với hai đầu dây dẫn trong mạch điện. Vị trí lắp đặt cầu chì là ở sau nguồn điện tổng và trước các bộ phận của mạch điện, mạng điện cần được bảo vệ như các thiết bị điện,...

Các thành phần còn lại bao gồm: hộp giữ cầu chì, các chấu mắc, nắp cầu chì, v.v... được thay đổi tùy thuộc vào loại cầu chì cũng như mục đích thẩm mỹ.

4. 5 loại cầu chì phổ biến hiện nay

Cầu chì là thiết bị điện khá đa dạng về chủng loại và mẫu mã điển hình như: Cầu chì xứ, cầu chì hộp, cầu chì 1 chiều, cầu chì 3 pha, loại cao áp, hạ áp…

Cầu chì điện 1 chiều

Loại cầu chì này có kích thước nhỏ, có đặc tính làm việc rất ổn định. Do dòng một chiều có trị số không đổi lớn hơn 0 nên rất khó ngắt mạch và có hồ quang điện giữa các dây dẫn nóng chảy. Chính vì thế các điện cực của cầu chì phải có khoảng khách lớn

Cầu chì một chiều DC cung cấp khả năng bảo vệ tối đa cho các mô đun Pin và bộ Pin, cung cấp khả năng xóa các dòng lỗi DC một cách hiệu quả. Chúng đã được thiết kế và thử nghiệm trên cách thiết bị sử dụng dòng điện một chiều DC

Cầu chì điện 3 pha [Cầu chì xoay chiều]

Loại cầu chì này có kích thước nhỏ, dao động từ 50-60 lần mỗi giây từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất. Cho nên khi không có hồ qua điện hình thành giữa các dây dẫn nóng chảy. Loại cầu chì xoay chiều DC chỉ chuyên dùng cho điện 3 pha như hạ thế

Cầu chì cao áp

Loại cầu chì cao áp được sử dụng cho các hệ thống điện lên đến 115.000 volt AC, thiết bị này giúp bảo vệ máy biến áp điện nhỏ, nơi chi phí của bộ ngắt mạch không được bảo hành

Đối với loại cầu chì cao áp sẻ được phân làm 2 loại:

Cầu chì ống HRC:Tương tự với điện áp thấp nhưng chỉ khác nhau về cấu tạo

+ Cầu chì HRC loại chất lỏng:Sử dụng cho mạch có dòng điện 100A và hệ thống 132kW, cầu chì này được làm từ ống thủy tinh chữa cacbon tetraclorua. Một đầu ống được bịt kín và một đầu được cố định bởi một sợi dây đồng phốt pho. Quá trình hoạt động, chất lỏng sử dụng cho cầu chì dập tắt hồ quang điện đồng thời làm tăng khả năng ngắn mạch

+ Cầu chì HRC loại trục xuất:Có thể thải ra các khi sinh ra từ hồ qua điện bên trong, buồng liên kết cầu chì chứa đầy axit boric để loại bỏ khí.

+ Cầu chì reset:Đây là loại cầu chì được làm từ điện trở nhiệt dẻo dẫn điện. Khi tăng dòng điện thì nhiệt độ cũng tăng theo đồng thời kéo theo điện trở, loại này được sử dụng trong quân sự và hàng không vũ trụ

Khi tăng dòng điện, nhiệt độ cũng tăng lên. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở tăng theo. Loại này được ứng dụng trong quân sự và hàng không vũ trụ.

Cầu chì hạ áp

Phân loại:

+ Cầu chì loại kit-kat:Có ưu điểm phần thân được làm từ sứ để giữ dây chì, rất dễ tháo mà không sợ bị điện giật, chất liệu được làm từ thiếc, đồng, nhôm, chì…

+ Cầu chì loại striker :Sử dụng để đóng nhả mạch điện.

+ Cầu chì loại công tắc :Gồm bỏ bọc kim loại và một cầu chì sử dụng điện áp thấp hoặc trung bình

+ Cầu chì sụt áp :Loại này sẻ chảy ra và rơi xuống dưới tác dụng của trọng lực, được sử dụng để bảo vệ các loại máy biến thế ngoài trời

Cầu chì cách ly

Cầu chì cách ly loại cầu chì bảo vệ quá tải và ngắn mạch được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn IEC 947.3.

+ Cách ly bảo vệ quá tải và ngắn mạch

+ Đáp ứng tiêu chuẩn IEC 947-3

+ Có bộ đóng ngắt hẹn giờ cơ và kỹ thuật số

+ Tích hợp cảm biến ánh sáng

+ Dùng với các ống chì loại aM, gG [gl-GL]

Cực 1 của hai công tắc nối với nhau, và cực 2 của hai công tắc cũng nối với nhau.Cầu chì, 2 công tắc 3 cực và đèn được mắc nối tiếp nhau.Công dụng của 2 công tắc 3 cực dùng để bật, tắt đèn ở 2 nơi khác nhau hoặc ở cùng một nơi. 

 B nha

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Bài này nhằm giúp các em biết cách vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn; thực hiện được các thao tác lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn sao cho đúng quy trình, đảm bảo kĩ thuật, đảm bảo an toàn điện,...Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo chi tiết nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Bài thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn

  • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
    • I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị
    • II. Nội dung và trình tự thực hành
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

Nội dung chính

- Vẽ được sơ đồ lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn.

- Lắp đặt được mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.

- Đảm bảo an toàn điện.

I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị

- Dụng cụ: Kìm điện, kìm tuốt dây, khoan điện [hoặc khoan tay], tua vít, bút chì điện, dao nhỏ, thước kẻ, bút chì.

- Vật liệu và thiết bị: bảng điện, hai công tắc cực, cầu chì, bóng đèn, đui đèn, dây dẫn, phụ kiện đi dây, băng cách điện, giấy ráp.

II. Nội dung và trình tự thực hành

1. Vẽ sơ đồ lắp đặt lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn

a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý

• Hai mạch điện của hai đèn mắc song song nhau.

• Hai công tắc độc lập với nhau.

• Công tắc nào đóng thì đèn của mạch đó sáng; ngược lại, ngắt mạch thì đèn đó tắt.

b. Vẽ sơ đồ lắp đặt

2. Lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ

STTTên dụng cụ, vật liệu và thiết bịSố lượngYêu cầu kĩ thuật
1Kìm điện1Cách điện tốt
2Kìm tuốt dây1Cách điện tốt
3Tua vít1Cách điện tốt
4Khoan tay1Cầm chắc chắn
5Bóng đèn2220V - 60W
6Đui đèn2Cách điện tốt
7Cầu chì1220V – 5A
8Công tắc ba cực1220V – 6A
9Bảng điện120x15x1,5
10Dây điện5 mLõi 1 sợi
11Băng cách điện1Cách điện tốt
12Giấy ráp1Tốt

3. Lắp đặt mạch điện

Qui trình lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn gồm 5 bước:

Bước 1. Vạch dấu

◦ Lỗ luồn dây, lỗ vít, thiết bị điện, bảng điện, đường đi dây, đèn ...

◦ Kí hiệu riêng biệt cho lỗ luồn dây và lỗ bắt vít.

Bước 2. Khoan lỗ

◦ Chọn mũi khoan, lắp mũi khoan vào bầu khoan.

◦ Tiến hành khoan: Khoan lỗ bắt vít trước [∅2], lỗ luồn dây sau [∅5].

Bước 3. Lắp thiết bị điện vào bảng điện

◦ Cắt 5 đoạn dây 15 – 20cm, thực hiện nội dung nối dây.

◦ Xác định cực của công tắc.

◦ Nối dây thiết bị đóng cắt và bảo vệ của bảng điện.

◦ Lắp thiết bị điện vào bảng điện.

Bước 4. Nối dây mạch điện

◦ Nối dây từ thiết bị điện ở bảng điện ra đèn, nối dây vào đui đèn.

◦ Cho dây vào ống luồn dây, đậy nắp lại, ...

Bước 5. Kiểm tra

◦ Kiểm tra sản phẩm đạt chuẩn.

▪ Lắp đặt đúng theo sơ đồ.

▪ Các mối nối đảm bảo an toàn điện, chắc và đẹp.

▪ Mạch điện đảm bảo thông mạch.

◦ Nối mạch điện vào nguồn điện và cho vận hành thử.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Khi lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn cần:

A. Vẽ sơ đồ lắp đặt

B. Lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ

C. Lắp đặt mạch điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt tiến hành theo mấy bước?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Đáp án: A

Câu 3: Trước khi vẽ sơ đồ lắp đặt cần:

A. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạch điện

B. Lựa chọn dụng cụ

C. Lập bảng dự trù vật liệu

D. Đáp án khác

Đáp án: A. Vì sau khi vẽ sơ đồ lắp đặt mới tiến hành dự trù vật liệu, lựa chọn dụng cụ.

Câu 4: Sơ đồ nguyên lí mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn gồm:

A. Cầu chì

B. Công tắc hai cực

C. Đèn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 5: Kiểm tra mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn là:

A. Kiểm tra sản phẩm đạt các tiêu chuẩn

B. Nối mạch điện vào nguồn điện và vận hành thử

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 6: Kiểm tra sản phẩm cần đạt các tiêu chuẩn:

A. Lắp đặt đúng sơ đồ

B. Mối nối đảm bảo an toàn điện, chắc, đẹp

C. Mạch điện đảm bảo thông mạch

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 7: Lắp đặt mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn tiến hành theo mấy bước?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Đáp án: B. Đó là vạch dấu, khoan lỗ, lắp thiết bị của bảng điện, nối dây mạch điện, kiểm tra.

Câu 8: Bước “Nối dây mạch điện” thuộc bước thứ mấy?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 1

Đáp án: A. Vì bước 1 là vạch dấu, bước 5 là kiểm tra, không có bước 6.

Câu 9: Công việc cần làm của bước “Lắp thiết bị điện của bảng điện” là:

A. Nối dây các thiết bị đóng cắt, bảo vệ trên bảng điện

B. Lắp đặt các thiết bị điện vào bảng điện

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng

Đáp án: D

Câu 10: Chọn phát biểu sai: Khoan lỗ là tiến hành:

A. Khoan lỗ bắt vít

B. Khoan lỗ luồn dây

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: D

Bài Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững chuẩn bị đồ dùng, quy trình thực hiện lắp mạch điện hai công tắc...

Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em nắm chắc kiến thức đồng thời thực hành tốt việc lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé

..........................................

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 9: Thực hành: Lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được dụng cụ, thiết bị và vật liệu cần có để thực hành lắp mạch điện hai công tắc, nội dung và trình tự thực hành, bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 9 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9, Giải vở bài tập Công nghệ 9, Giải bài tập Công nghệ 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập

Video liên quan

Chủ Đề