Tự chủ là gì GDCD 9

Câu hỏi: Tự chủ là gì?

Trả lời:

Tự chủ là làm chủ được bản thân, luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh hành vi cho phải, cho đúng mực.

Đối với Chủ tịch Hồ Chí MInh:Tự chủ là tự mình làm chủ suy nghĩ, làm chủ bản thân và công việc của mình, tự mình thấy trách nhiệm trước đất nước và dân tộc.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về những biểu hiện và một số tips để trở thành người tự chủ bạn nhé ! Cùng bắt đầu thôi:

1. Biểu hiện của tính tự chủ

+ Luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin

+ Biết tự kiểm tra, đánh giá mình

+ Biết tự điều chỉnh hành vi của mình

+ Cư xử ôn tồn, lịch sự với mọi người xung quanh

+ Không nản chí trước những khó khăn

+ Không bị lôi kéo trước những áp lực tiêu cực

+ Biết kiềm chế những ham muốn của bản thân

2. Ý nghĩa của tự chủ

Tự chủ là một đức tính quí giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá. tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.

3. Cách trở thành người tự chủ

Tăng cường sự tự tin

Tập chấp nhận bản thân.Nếu bạn tự tin, bạn sẽ có phong thái tự chủ; hai điều này bổ trợ cho nhau. Việc chấp nhận bản thân sẽ tăng cường lòng tự trọng của bạn, khiến bạn tự tin và tự chủ hơn.

Tự tin.Cách bạn nghĩ về bản thân sẽ ảnh hưởng tới hành vi và khả năng tự chủ của bạn.Để phát triển sự tự tin, hãy học cách để tin vào chính mình. Điều đó có nghĩa là bạn phải tin mình là người lạc quan, có nhiều điều thú vị để chia sẻ. Điều đó cũng có nghĩa là bạn phải làm những việc khiến bạn tự tin vào bản thân.

Tập trung vào điểm mạnh.Chú ý tới những điểm tích cực của bản thân có thể nâng cao khả năng tự tin và tự chủ trong mọi tình huống, nhờ đó, khả năng mọi người chấp nhận bạn cũng sẽ cao hơn.

Tin rằng đâu sẽ có đó.Dù bạn đang mắc phải tình huống gì, cách bạn suy nghĩ về nó có thể ảnh hưởng tới kết quả [tốt lên hoặc xấu đi].Những người tin rằng những điều tồi tệ sắp xảy ra có thể thực sự góp phần vào việc biến kết quả xấu đó thành hiện thực. Ví dụ nếu bạn lo rằng mình sẽ nói ra điều gì đó ngốc nghếch trong buổi họp, suy nghĩ này có thể khiến bạn thêm lo lắng, dẫn đến việc nói năng nhầm lẫn. Vì thế, bạn là người sẽ tạo nên kết quả mà bạn sợ phải đối mặt nhất.

Tìm kiếm sự ủng hộ từ xã hội.Những mối quan hệ mang tính ủng hộ cao sẽ tiếp thêm sức mạnh và tăng cường sự tự tin của bạn. Khi có sự đồng thuận từ người khác, chúng ta sẽ phát triển cảm giác được kết nối, được thuộc về và được chấp nhận.

Trở thành người có tài nói chuyện

Có kiến thức ở nhiều chủ đề khác nhau.Tương tác thoải mái với người khác sẽ thể hiện sự tự tin và tự chủ.Bạn sẽ dễ nghĩ ra chủ đề để thảo luận hơn nếu bạn có kiến thức về các kỹ năng và chủ đề đa dạng.

Lắng nghe.Khi tham gia vào sự kiện xã hội, hãy là “người nghe” thay vì là người cầm lái mọi cuộc hội thoại. Mọi người thích được lắng nghe và sẽ tự động bị thu hút bởi một người chịu dành thời gian lắng nghe họ.

Tập trung vào mặt tích cực.Nếu bạn nói quá nhiều về điều tiêu cực, bạn sẽ trở thành một người hay than phiền và thiếu tự chủ. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung vào các chủ đề tích cực, mọi người sẽ thấy bạn rất duyên dáng và thu hút.

Giao tiếp dứt khoát.Đó chính là khả năng tôn trọng và cởi mở về cảm giác và suy nghĩ của mình nhưng vẫn duy trì được sự khéo léo và bình tĩnh.Giao tiếp dứt khoát mang tới cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thiện.

Giữ bình tĩnh

Ngừng lại và hít thở sâu.Một phần trong việc trở nên tự chủ là giữ bình tĩnh trong những tình huống khó khăn hoặc phiền nhiễu. Thay vì phản ứng tiêu cực như lao ra khỏi phòng hoặc hét vào mặt ai đó, hãy duy trì sự tự chủ bằng cách ngừng lại và hít thở, hoặc rời khỏi hoàn cảnh đó một cách nhã nhặn

Quan sát.Để tâm tới những phản ứng của mình là một yếu tố quan trọng trong việc giữ bình tĩnh.Nếu bạn quan sát được chuyện đang xảy ra, bạn có thể bắt đầu thay đổi cách phản ứng với tình huống và trở nên tự chủ hơn.

Thực hiện những điều có ích.Có kế hoạch đối phó với những cảm xúc khó khăn là cách giữ bình tĩnh đảm bảo thành công.Hãy liệt kê những cách phù hợp để xử lý những cảm xúc đó.

4. Cách dạy con tính tự chủ

Một cuộc nghiên cứu cho biết những em có tính tự chủ thì khi lớn lên ít gặp vấn đề về sức khỏe hoặc tài chính, và cũng ít có nguy cơ vi phạm luật pháp. Qua cuộc nghiên cứu đó, giáo sư Angela Duckworth của Đại học Pennsylvania kết luận: “Tính tự chủ không bao giờ thừa”.

Nói “không” là không.

Để cha mẹ chiều mình, trẻ có thể khóc lóc, ăn vạ ngay cả giữa chốn đông người. Nếu cha mẹ nhượng bộ, trẻ sẽ nghĩ rằng khóc lóc, ăn vạ là chiêu thức hiệu quả để đổi “không” thành “có”.

Ngược lại, nếu cha mẹ nói “không” là không, trẻ sẽ hiểu được bài học thực tế:Không phải muốn gì là được nấy.Nhà tâm lý học David Walsh cho biết: “Trái với điều người ta thường nghĩ, những ai lĩnh hội được bài học ấy mới hạnh phúc. Còn nếu dạy con rằng con muốn gì đời cũng sẽ cung phụng thì thật ra là đang hại con”.

Nói “không” với trẻ bây giờ thì sau này trẻ sẽ biết tự nói “không” với ma túy, quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc những hành vi tai hại khác.

Giúp con hiểu rằng việc làm nào cũng có kết quả của nó.

Con cần hiểu là hành động tốt hay xấu đều có kết quả nào đó, và nếu thiếu tự chủ thì sẽ gặt kết quả không tốt. Chẳng hạn, nếu con thường cáu gắt khi không vừa ý thì mọi người sẽ xa lánh con. Nhưng nếu con giữ bình tĩnh khi bị chọc ghẹo hoặc kiên nhẫn chờ đợi thay vì cắt ngang người khác thì mọi người sẽ yêu quý con. Hãy giúp con hiểu rằng biết tự chủ sẽ đem lại kết quả tốt.

Giúp con biết việc gì quan trọng hơn.

Nhờ tính tự chủ và kỷ luật, con không những tránh làm điều xấu mà còn hoàn thành những việc cần thiết dù không mấy thích thú hay hào hứng. Con cần nhận ra việc gì là quan trọng hơn và làm những việc đó trước. Chẳng hạn, con cần làm bài tập trước rồi mới được chơi.

Làm gương cho con.

Trẻ thường quan sát cách cha mẹ ứng xử khi gặp chuyện không vừa ý. Qua gương mẫu, hãy cho con thấy tính tự chủ sẽ đem lại kết quả tốt. Vậy khi con làm bạn bực bội, bạn sẽ phát cáu hay giữ bình tĩnh?

Em đồng tình với những ý kiến [a], [b], [d], [e]:

a. Người tự chủ biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân

b. Không nên nóng nẩy, vội vàng trong hành động

d. Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau

e. Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác

=> Em đồng tình là bởi vì những biểu hiện đó là những biểu hiện của người có tính tự chủ, thể hiện sự quan tâm, suy nghĩ chín chắn

Em không đồng tình với ý kiến [c] và [đ]:

c. Người tự chủ luôn hành động theo ý mình

đ. Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp

=> Em không đồng tình là bởi vì người có tính tự chủ là người biết điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cho phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, không hành động một cách mù quáng theo ý thích cá nhân của mình. Nếu ý thích đó là không đúng, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hay chuẩn mực xã hội.

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 2: Tự chủ giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 [Ngắn Gọn]

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Tự chủ là luôn biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình, luôn biết tự điều chỉnh [bằng lời nói, việc làm] để sửa chữa những điều không đúng bằng thái độ và cách cư xử của mình.

Lời giải:

Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đúng, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình.

Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hoá thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.

Lời giải:

– Luôn suy nghĩ trước khi hành động.

– Vững vàng tư tưởng, không để người khác dụ dỗ cờ bạc, đua xe, game, các tệ nạn xã hội.

– Cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức để không quay cóp, dụ dỗ.

A. Cân nhắc trước khi làm một việc gì

B. Ý kiến của ai cũng cho là đúng

C. Thay đổi kế hoạch tuỳ theo công việc cụ thể

D. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn

E. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra ý kiến

G. Thay đổi mốt theo thần tượng của mình

H. Luôn từ tốn trong nói năng, cư xử với mọi người

I. Không bày tỏ quan điểm rõ ràng trước mọi vấn đề.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, E, H

A. Quyết định nhanh trong mọi vấn đề, không cần suy nghĩ là thê hiện sự tự chủ.

B. Luôn im lặng trong mọi tình huống là thể hiện thái độ bình tĩnh, tự chủ.

C. Không nên bày tỏ ý kiến trước đông người để tránh sai Ịầm đáng tiếc có thể xảy ra.

D. Cần phải cân nhắc khi đánh giá về người khác.

E. Đã là bạn thân phải có cách nhìn nhận, đánh giá sự việc giống nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

A. Luôn làm theo ý của mình mà không bao giờ tham khảo mọi người.

B. Luôn tự nhắc nhở bản thân, xem hết bộ phim hay sẽ làm bài tập.

C. Hành động theo ý kiến số đông trong mọi trường hợp.

D. Tự ý thức là khi nào làm xong bài tập mới đi chơi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Lời giải:

Tự chủ Không tự chủ
A. Gặp bài toán khó quá không thể giải được thì nhờ anh giải hộ. x
B. Đi học về nhà đói nhưng vẫn chờ mẹ về nấu cơm. x
C. Nhất định không uống rượu trong dịp tết dù bạn bè rủ hay kích bác. x
D. Cố gắng tự làm bài thi vẽ cho dù vẽ không đẹp. x
E. Từ chối không đi chơi với bố mẹ vì chưa học bài xong. x

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành việc đi chơi điện tử với bạn của Tùng không? Vì sao?

2/ Em sẽ làm gì khi gặp phải những tình huống tương tự?

Lời giải:

1/ Em không tán thành việc đi chơi điện tử của Tùng. Bởi vì, bạn không có lập trường.

2/ Em sẽ giữ vững lập trường của mình, em sẽ không tham gia và đi về nhà.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam không ? Vì sao ?

2/ Nếu là Hải, em sẽ xử sự thế nào ? Vì sao em làm như vậy ?

Lời giải:

1/ Em không đồng ý với cách giải quyết mâu thuẫn của Nam. Bởi vì, Nam giải quyết mâu thuẫn không lành mạnh, chỉ vì chút mâu thuẫn mà Nam lại rủ bạn đi đánh nhau.

2/ Nếu là Hải, em sẽ từ chối dù Nam là bạn thân. Sau đó, em sẽ giải thích cho Nam hiểu và tìm cách giải quyết mâu thuẫn lành mạnh hơn.

Câu hỏi:

1/ Em có tán thành việc làm của Toàn không ? Vì sao ?

2/ Nếu là bạn của Toàn, em sẽ khuyên bạn điều gì ?

Lời giải:

1/ Em không tán thành việc làm của Toàn. Bạn không có lập trường, đua đòi, học theo các bạn khác.

2/ Nếu là bạn của Toàn, em sẽ khuyên bạn không nên đua đòi như vậy. Phải biết cố gắng học thật tốt, giúp đỡ bố mẹ, khi hoàn cảnh gia đình khó khăn không nên học theo người khác những thứ xa xỉ.

Câu hỏi:

1/ Em có đồng ý với ý kiến của Loan không ? Vì sao ?

2/ Theo em, cách xử sự của mẹ Loan là đúng hay sai ? Vì sao ?

3/ Nếu gặp phải tình huống như vậy, em sẽ xử sự như thế nào để vừa không khó chịu vừa không mâu thuẫn với hàng xóm ?

Lời giải:

1/ Em không đồng ý với ý kiến của Loan. Bởi vì, mặc dù gây ô nhiễm môi trường; nhưng việc hành xử qua việc mắng người khác là sai.

2/ Theo em, cách cư xử của mẹ Loan cũng không đúng. Mẹ Loan nên góp ý nhẹ nhàng để bà hiểu và không làm vậy nữa.

3/ Nếu gặp phải tình huống đó, em sẽ giải thích về tác hại của việc dùng than tổ ong; khuyên họ không nên dùng nữa vì gây nguy hiểm cho sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến đó.

Lời giải:

Em không đồng ý với ý kiến đó. Tự chủ mà tự mình quyết định, nhưng việc tham khảo ý kiến người khác, phân tích và tìm ra ý kiến hợp lý sẽ giúp ta đưa ra quyết định đúng đắn.

Lời giải:

– Tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp.

– Quá tự tin, không coi ai ra gì.

– Nóng tính, vội vàng, hấp tấp.

– Qua loa, làm việc không trọng tâm.

Lời giải:

Mẹ mất, cha đi làm ăn xa, em Ngô Tuấn Em [sinh năm 2000] học lớp 5C – Trường Tiểu học Tân Thành B đã sớm quen với cuộc sống tự lập. Bằng ý chí, nghị lực, Tuấn Em đã vượt qua khó khăn để đạt nhiều thành tích trong học tập và trở thành tấm gương sáng cho bạn bè cùng trang lứa.

Trả lời câu hỏi trang 15 SBT GDCD 9: Câu hỏi:

1/ Vì sao mà hiện nay có nhiều học sinh nghiện game? Người nghiện game có phải là người thiếu tính tự chủ không? Vì sao?

2/ Em hãy nêu những biểu hiện của sự thiếu tự chủ của bạn bè xung quanh. Vì sao em cho đó là sự thiếu tự chủ?

3/ Việc nghiện game có tác hại như thế nào?

Lời giải:

1/ Hiện nay có nhiều học sinh nghiện game vì: do bố mẹ bận làm ăn không quan tâm, do buồn, do bạn bè rủ rê, do không tự chủ được bản thân. Nhưng nguyên nhân chính cũng là do thiếu tính tự chủ, không làm chủ được bản thân khi bạn bè rủ rê.

2/ Biểu hiện:

– Thiếu tự tin, dễ mặc cảm về mình.

– Dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, không có lập trường.

– Không biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.

3/ Hậu quả:

– Lười học, trốn học, bỏ bê việc học.

– Trồm tiền của của bố mẹ, trộm cắp, nói dối bố mẹ.

– Dễ bị kích động, hậu quả xấu đến tâm sinh lý.

– Không kiểm soát được thời gian, giết thời gian vào việc vô bổ.

Video liên quan

Chủ Đề