Tại sao cổ phiếu hvn xuống giá

TPO - Ngày đáo hạn phái sinh tháng 9, tâm lý thận trọng bao trùm thị trường, thanh khoản ở mức rất thấp, giá trị khớp lệnh trên HoSE chưa tới 10.000 tỷ đồng. Cổ phiếu lớn phân hoá rõ rệt. HVN của Vietnam Airlines bất ngờ tăng mạnh nhất trong hơn 1 tháng, lọt nhóm dẫn dắt thị trường, sau khi hãng bay này chia sẻ kế hoạch giúp cổ phiếu không bị hủy niêm yết.

Nối dài đà hồi phục từ phiên trước, VN-Index tiến về vùng 1.250 điểm ngay giờ mở cửa sáng nay (15/9). Đây cũng là mức cao nhất trong phiên, chỉ số chính sau đó không còn giữ được đà hưng phấn; dòng tiền yếu, cổ phiếu lớn phân hoá rõ rệt.

Tại rổ VN30, số mã tăng/giảm đều là 13 cổ phiếu, VN30-Index đóng cửa tăng gần 2 điểm. Hôm nay là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tháng 9, với giá đáo hạn là giá trị trung bình 30 phút cuối của ngày giao dịch. Giá đáo hạn tạm tính là 1.262,92. Con số chính thức sẽ được Sở giao dịch thông báo cuối giờ chiều.

Biến động thị trường không quá mạnh về cuối phiên, dù hôm nay là ngày đáo hạn. Các chỉ số hồi phục nhẹ, tuy nhiên thanh khoản rất thấp. Mã có giá trị giao dịch cao nhất hôm nay là POW, thanh khoản chưa tới 400 tỷ đồng. Dòng tiền dè dặt, thị trường thiếu vắng nhóm ngành đủ mạnh dẫn dắt.

Đóng góp tích cực nhất cho chỉ số là BCM, đóng cửa ở giá trần 97.900 điểm. Dòng tiền luân chuyển liên tục, và phiên hôm nay tập trung mạnh vào nhóm khu công nghiệp. SIP, IDC, KBC, TIP, PHR, SZC, LHG, ITA… đều tăng giá. Dù vậy, các cổ phiếu này chưa đủ ảnh hưởng rõ rệt đến VN-Index.

Nhóm dẫn dắt thị trường gồm các mã VB30, ngân hàng, bất động sản như VCB, NVL, EIB, VHM, VIC. Ngoài ra, GVR, VNM, HVN cũng lọt nhóm giao dịch tích cực. Trong đó, HVN gây bất ngờ nhất, đóng cửa tăng 2,7%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 tháng qua.

Đáng nói, những phiên gần đây HVN liên tục sụt giảm. Đặc biệt, khi Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) lưu ý về khả năng HVN bị hủy niêm yết, cổ phiếu giảm liên tục, mất 10% chỉ trong 1 tuần. Dù vậy, HVN vẫn giữ thanh khoản ổn định, thường xuyên khớp lên trên dưới 1-2 triệu cổ phiếu/phiên.

Cổ phiếu HVN tăng giá sau khi Vietnam Airlines chia sẻ kế hoạch giúp cổ phiếu không bị huỷ niêm yết. Mới đây, HoSE đã lưu ý đến khả năng hủy niêm yết cổ phiếu HVN, nếu báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục lỗ ròng hoặc vốn chủ sở hữu là số âm. Hiện, HoSE giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu HVN. Tính từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu HVN gần như chia đôi (giảm hơn 43%), kết phiên 15/9 ở mức 15.100 đồng/cổ phiếu.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,89 điểm (0,39%) lên 1.245,66 điểm. HNX-Index tăng 0,27 điểm (0,1%) lên 279,69 điểm. UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,12%) lên 90,27 điểm.

Thanh khoản sụt giảm đáng kể, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 27% xuống còn 9.778 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 300 tỷ đồng ở sàn HoSE, tập trung vào FUEVFVND, STB, SSI, GAS, PVT, …

TTO - Đại diện Vietnam Airlines cho biết vẫn còn thời gian, còn cơ hội thì hãng vẫn nỗ lực tối đa để xử lý tình huống và chưa tính đến khả năng cổ phiếu mang mã HVN của hãng rời sàn HOSE.

  • Vietnam Airlines giảm lỗ 43% trong quý 2 năm 2022
  • Vietnam Airlines để ngỏ khả năng chỉ nắm 0-30% cổ phần tại Pacific Airlines
  • Thị trường hồi phục mạnh nhưng Vietnam Airlines vẫn có kế hoạch lỗ 9.335 tỉ đồng năm 2022

Tại sao cổ phiếu hvn xuống giá

Vietnam Airlines cho biết vẫn đang nỗ lực tối đa để tránh nguy cơ bị hủy niêm yết cổ phiếu HVN trên sàn HOSE - Ảnh: TUẤN PHÙNG

Theo đại diện Vietnam Airlines, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đưa ra khả năng hủy niêm yết cổ phiếu HVN của hãng này vì hãng có nguy cơ lỗ 3 năm liên tiếp và âm vốn chủ sở hữu do kết quả sản xuất kinh doanh.

Đây là tình huống bất khả kháng do đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, chứ không phải Vietnam Airlines gian lận, vi phạm, tạm dừng kinh doanh.

Để tránh nguy cơ mà HOSE cảnh báo, Vietnam Airlines đang thực hiện các giải pháp để giảm tối đa mức lỗ, báo cáo Chính phủ đề án tái cơ cấu tổng thể tháo gỡ khó khăn cho hãng này, trong đó đẩy mạnh tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư. 

Ngoài ra, hãng chủ động cơ cấu lại doanh nghiệp toàn diện mọi mặt theo kế hoạch đã được đại hội đồng cổ đông thông qua.

Về việc cơ quan kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines, đại diện hãng cho biết các năm 2020 và 2021 kiểm toán cũng đưa nghi ngờ này. 

Nghi ngờ này là đúng vì hãng lỗ, lỗ lũy kế tăng, nợ vẫn còn trong bối cảnh hàng không phục hồi chậm nên khó khắc phục trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, kiểm toán cũng ghi nhận nếu Vietnam Airlines có các giải pháp, nỗ lực, có sự hỗ trợ của Nhà nước, giảm, giãn tiến độ trả nợ, giải pháp hỗ trợ thuế phí sẽ giúp hãng vượt qua khó khăn.

"Nói không bị hủy thì không hoàn toàn đúng vì nguy cơ vẫn còn. Còn hủy hay không dựa trên kết quả nỗ lực của hãng và sự chấp thuận giải pháp tái cơ cấu từ Chính phủ. 

Nếu các cơ quan có thẩm quyền cho thực hiện các giải pháp tái cơ cấu thì hãng vẫn có dòng tiền, nguồn vốn để khắc phục lỗ lũy kế 3 năm liên tiếp và âm vốn chủ sở hữu. Đến thời điểm này Vietnam Airlines vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản trong giai đoạn phục hồi sau COVID-19" - đại diện hãng cho biết.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết thêm trong đề án tái cơ cấu hãng này mà Chính phủ đang xem xét quyết định có những giải pháp thoái vốn doanh nghiệp thành viên, phát hành thêm cổ phiếu… nhằm cân bằng vốn chủ sở hữu.

Việc này thực hiện theo cách 1 là cần một khoản thu nhập đủ lớn từ kinh doanh, bán tài sản…; cách 2 là thêm vốn chủ sở hữu. Vietnam Airlines đang kiến nghị Chính phủ cả 2 cách trong đề án tái cơ cấu. Các thông tin chi tiết hơn sẽ được Vietnam Airlines công bố trong thời điểm phù hợp.

Trước câu hỏi Vietnam Airlines có kiến nghị Chính phủ (nắm 86% cổ phần của Vietnam Airlines) hỗ trợ số tiền cụ thể như gói 12.000 tỉ đồng vào năm 2021, đại diện Vietnam Airlines cho biết vẫn còn nhiều giải pháp để làm như bán tài sản mang lại thu nhập, thoái vốn để giảm lỗ lũy kế, chứ không chỉ có tăng vốn như năm ngoái. 

Ví dụ nếu như Vietnam Airlines thoái vốn ở Pacific Airlines (đang vướng cơ chế chuyển nhượng vốn do các luật vênh nhau dù có 3 nhà đầu tư muốn mua lại), chắc chắn hãng sẽ giảm lỗ lũy kế vì đang nắm 98% vốn của Pacific Airlines, mà Pacific Airlines đang lỗ 7.000 - 8.000 tỉ đồng.

Tại sao cổ phiếu hvn xuống giá
HOSE cảnh báo cổ phiếu Vietnam Airlines có nguy cơ cao bị hủy niêm yết

TTO - Sau khi bị đơn vị kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, cổ phiếu của Vietnam Airlines lại bị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM lưu ý về khả năng bị hủy niêm yết.