Tại sao cần thực hiện pháp luật

Trang chủ » Lớp 12 » Giải GDCD 12

Câu 1: Pháp luật là gì? Tại sao cần phải có pháp luật?

Bài làm:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Sở dĩ phải có pháp luật là bởi vì: Pháp luật là các quy định chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm, nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

=> Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 12 bài 1: Pháp luật và đời sống [P4]

Từ khóa tìm kiếm Google: Pháp luật, đời sống, tạo sao, cần có pháp luật

Lời giải các câu khác trong bài


Có nhiều cách giải thích về pháp luật, tuy nhiên đa số ý kiến tiếp cận theo cách giải thích hàn lâm chính thống đôi khi gây khó hiểu cho người bình thường [không phải chuyên gia pháp luật]. Sau đây là thêm một cách tiếp cận khác về pháp luật hy vọng người bình thường cũng có thể dễ hình dung được những khía cạnh hàn lâm của pháp luật.

Nguồn gốc Pháp luật và Nhà nước

Xét về bản chất, cũng giống như đạo đức truyền thống, pháp luật là những chuẩn mực định hướng cho tư tưởng, hành vi, xử sự của các thành viên trong một cộng đồng người nhằm đạt các mục tiêu mà cộng đồng người đó mong muốn.

Cộng đồng người ngay từ khi còn ở hình thái sơ khai, nhưng xuất phát từ các nhu cầu gốc về sức mạnh, an toàn, thịnh vượng… của cả cộng đồng, là lý do để mọi người phải ưu tiên lợi ích chung của cộng đồng trước quyền lợi riêng cá nhân, để đồng thuận lập ra những cam kết chung. Các cam kết này trở thành chuẩn mực, quy tắc để mọi thành viên dựa vào đó mà hành xử theo, tuân theo, đó chính là Pháp luật. Từ xã hội sơ khai tới xã hội hiện đại, không có pháp luật hoàn chỉnh mà chỉ có pháp luật ở hình thái phù hợp với hình thái tổ chức của xã hội ở giai đoạn phát triển nhất định.

Trong xã hội con người, tính cách, tâm lý, nhu cầu,... con người là đa dạng nên việc tuân thủ pháp luật của các thành viên xã hội cũng đa dạng: người tuân thủ đầy đủ, người tuân thủ ít, người không tuân thủ… đều có. Nên có pháp luật rồi thì song hành cũng phải có cách để pháp luật được tuân thủ đầy đủ, lợi ích của cộng đồng phải được bảo vệ pháp luật đã ấn định. Nhu cầu này làm nảy sinh nhu cầu của từng cá nhân trong cộng đồng muốn cắt cử, ủy thác cho cá nhân ưu tú nào đó mà cộng đồng lựa chọn để thay mặt cộng đồng thực hiện ý nguyện chung của cộng đồng, và một Ủy Ban đã ra đời - có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Diễn giải theo cách hiện đại là cá nhân cộng đồng bầu trực tiếp hoặc qua đại diện tại Quốc hội, Nghị viện lập ra Ủy Ban [Chính Phủ] thay mặt mình thực thi hay giám sát việc tuân thủ pháp luật hay xét xử kẻ vi phạm pháp luật [Tòa án]. Đại diện đó là một tổ chức thừa hành của cộng đồng mà ta thường gọi là Nhà nước.

Từ trên ta thấy, Pháp luật và Nhà nước là kết quả của sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội [hay cộng đồng người]. Pháp luật và Nhà nước là hai công cụ giúp thực thi những cam kết có lợi cho cộng đồng, cho thành viên và bảo vệ cộng đồng.

Pháp luật là "cái khung" hay vỏ bọc hay bộ chuẩn mực do Nhà nước tạo ra [Nhà nước do người dân tạo ra]. Dựa vào cái khung đó mà người dân và cả nhà nước có cái tiêu chuẩn để đo lường hoặc biết được mình được làm gì, được làm đến đâu [giới hạn được làm] và không được làm gì [giới hạn không được làm]; hay làm đến đâu là đúng, đến đâu là sai.

Quan hệ xã hội trong khung [đã được pháp luật thừa nhận, điều chỉnh, bảo vệ]

Quan hệ xã hội ngoài khung [chưa được pháp luật thừa nhận, điều chỉnh, bảo vệ]

Ý nghĩa của "cái khung"

Quan hệ xã hội nếu không có Nhà nước thì nó vẫn tồn tại nhưng đó là sự tồn tại ở trạng thái tự nhiên, tự điều chỉnh. Còn nếu có Nhà nước thì quan hệ xã hội tồn tại trong sự kiểm soát theo định hướng vận hành có lợi cho lợi ích cộng đồng dân cư. Như thế:

- Quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh thì tức là được nhà nước thừa nhận, bảo vệ trước rủi ro hoặc không thừa nhận thì không được nhà nước bảo vệ trước rủi ro.

- Quan hệ xã hội được được pháp luật điều chỉnh tức là pháp luật xác định sự tồn tại hợp pháp hoặc không hợp pháp của quan hệ xã hội.

Pháp luật và quan hệ xã hội - cái nào thay đổi trước?

Theo như phân tích trên thì pháp luật là cái vỏ bọc [cái khung] của quan hệ xã hội, còn quan hệ xã hội là nội dung sống động của pháp luật [vỏ bọc]. Như thế có thể hiểu theo lẽ tự nhiên, quan hệ xã hội sống động luôn biến đổi không ngừng và luôn có xu hướng phá vỡ cái vỏ bọc thụ động, cứng nhắc. Vì vậy, Nhà nước phải luôn biết thay đổi vỏ bọc đúng lúc để phù hợp với sự phát triển của quan hệ xã hội nếu không muốn kìm kẹp sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vì lợi ích cộng đồng, Nhà nước cũng sẽ thiết kế, điều khiển vỏ bọc pháp luật theo ý chủ quan của mình để "uốn nắn" quan hệ xã hội phát triển hoặc hạn chế phát triển sao cho có lợi cho lợi ích cộng đồng. Nếu nhà nước có năng lực, công tâm và tầm nhìn tốt vì lợi ích cộng đồng thì sẽ thiết kế trước [dự kiến trước] vỏ bọc pháp luật sao cho quan hệ xã hội phải vận hành trong khuôn khổ vỏ bọc đó nhằm đảm bảo lợi ích cộng đồng luôn được bảo vệ ổn định. Điều này không có nghĩa là vỏ bọc pháp luật thay đổi trước quan hệ xã hội mà thực chất vẫn là do động lực tiềm tàng của quan hệ xã hội khiến cho Nhà nước phải phải thiết kế vỏ bọc pháp luật trước khi quan hệ xã hội diễn ra.

Cách để có hiểu biết tốt về "cái khung", áp dụng pháp luật

Bước 1: Hiểu về "thứ" bên trong [nội dung] hoặc "thứ" bên ngoài cái khung:

Tức là tìm hiểu về quan hệ xã hội [lĩnh vực kinh tế, chính trị,...] mà cái "khung đó" xác định giới hạn được làm và không được làm. Nếu có hiểu biết tốt về lĩnh vực quan hệ xã hội mà cái khung đó bao bọc thì càng hiểu rõ cái khung, giới hạn của khung, và vận dụng tính hữu ích cái khung [pháp luật] cho cuộc sống, công việc.

Bước 2: Hiểu về cấu trúc [số lượng, kích cỡ hay giới hạn] của "cái khung":

Tức là tìm hiểu về hệ thống văn bản pháp luật hay từng văn bản pháp luật ["cái khung"]. "Cái khung" sẽ có cái khung lớn bao trùm các khung nhỏ; khung này sẽ liên quan với khung kia; khung này dẫn chiếu tới khung kia; biết được có bao nhiêu cái khung to, khung nhỏ.

Áp dụng pháp luật

Do có nhiều cái khung khác nhau, kích cỡ khác nhau, khung to trùm lên khung nhỏ. Vậy nên, để vận dụng pháp luật tốt thì phải xác định là cái khung nào áp dụng hay điều chỉnh trực tiếp vấn đề đang xem xét.

Thực thi pháp luật, Bảo vệ pháp luật.

Nhà nước thực thi pháp luật, bắt mọi người dân phải tuân thủ và có biện pháp xử lý trách nhiệm với người vi phạm pháp luật [nếu có] - nghĩa là bảo vệ pháp luật không bị vi phạm.

Dịch vụ pháp lý là gì

Loại dịch vụ pháp lý có 2 loại: Dịch vụ pháp lý công [miễn phí] do Nhà nước thực hiện và dịch vụ pháp lý tư [mất phí] do Luật sư thực hiện.

Dịch vụ pháp lý được thực hiện ở 2 khía cạnh:

- Giúp người sử dụng dịch vụ có hiểu biết về pháp luật [tư vấn pháp luật];

- Giúp người sử dụng dịch vụ tuân thủ pháp luật [tuân thủ thủ tục hành chính, chứng minh quyền không phải làm và trách nhiệm phải làm cái gì đó - tranh tụng].

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn đang thực hiện pháp luật chính là các hình thức như: tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. Vậy hiểu một cách cụ thể thực hiện pháp luật là gì?

Dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Thực hiện pháp luật là gì?

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể [hành động hoặc không hành động] được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

Từ việc hiểu Thực hiện pháp luật là gì có thể khái quát hai đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật đó là:

– Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật

– Thực hiện pháp luật được tiến hành bởi nhiều chủ thể với nhiều cách thức khác nhau.

Các hình thức thực hiện pháp luật

Như phần đầu cũng đã đề cập về thực hiện pháp luật là gì?, thực hiện pháp luật bao gồm 04 hình thức. Vậy cụ thể những hình thức được thể hiện như thế nào?

– Hình thức đầu tiên là tuân thủ pháp luật:

Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.

Ví dụ 1: Việc một người không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe chở quá số người quy định,… là người đó đã tuân thủ pháp luật

Ví dụ 2: Không vi phạm các quy định luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông,  không trộm cắp tài sản,….

– Hình thức thứ hai là thi hành pháp luật [hay còn gọi là chấp hành pháp luật]:

Đây là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ví dụ: Công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ người thân khi họ già yếu… v.v

– Hình thức thứ ba là sử dụng pháp luật:

Tại hình thức này chủ thể có thể thực hiện quyền chủ thể của mình. Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình.

Ví dụ 1: Cán bộ Ủy ban nhân dân xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho công dân.

Ví dụ 2: Công an phường xem xét thực hiện đăng ký thường trú cho công dân khi đủ điều kiện.

– Hình thức thực hiện pháp luật cuối cùng là áp dụng pháp luật:

Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật hoặc ban hành quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.

Ví dụ: Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người đi vào đường ngược chiều hay không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ.

Ví dụ: Uỷ ban nhân dân ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp khai báo gian dối trong quá trình thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như khai báo y tế, vi phạm về quy định cách ly y tế.

Hình thức áp dụng pháp luật có một số đặc điểm đó là:

– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước

– Áp dụng pháp luật là hoạt động có thủ tục phức tạp và chặt chẽ được pháp luật quy định cụ thể [ví dụ như trường hợp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cũng được pháp luật quy định một cách chi tiết]

– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo

– Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính cá biệt cho từng quan hệ xã hội nhất định.

Các giai đoạn thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật gồm hai giai đoạn chính được xác định như sau:

– Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh [gọi là quan hệ pháp luật]

– Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật

Để hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay được hiệu quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó chủ yếu là trình độ kiến thức, hiểu biết về pháp luật và ý thức của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên cũng có thể khái quát một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật đó là:

– Cần có những buổi họp báo, thông cáo báo chí về các văn bản pháp luật mới được ban hành nhằm nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và các nội dung cơ bản của văn bản quy phạm pháp luật

– Các thông tin pháp luật cần được đăng tải trên các trang thông tin điện tử chính thống của Bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án, Viện kiểm sát, ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,…

– Đồng thời một biện pháp cũng khá phổ biến đó chính là kết hợp với việc phổ biến, giáo dục, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng hay trực tiếp tại các địa phương. Hoặc trực tiếp thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính hay hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tó cáo.

– Ngoài ra cũng có thể tư vấn, hướng dẫn người dân tìm hiểu pháp luật, cung cấp các thông tin và tài liệu pháp luật miễn phí cho người dân cũng được khuyến khích

Trên đây, với những thông tin về chủ đề Thực hiện pháp luật là gì? chúng tôi tin rằng Quý khách hàng dã phần nào hiểu được về thực hiện pháp luật cũng như các hình thức thực hiện pháp luật theo quy định của pháp luật.

Trường hợp gặp bất kỳ vướng mắc gì liên quan tới vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề