Tại sao khi làm mứt các loại củ quả trước khi dim đường người ta thường luộc qua nước sôi

Câu 1: So sánh cấu tạo của tế bào nhân thực và nhân sơ

Tế bào nhân sơTế bào nhân thực- Kích thước bé [1 – 10 µm]

- Cấu tạo đơn giản

- Chưa có màng nhân

- Vật chất di truyền là AND vòng, không chứa protein loại histon

- Chưa có: các bào quan có màng, hệ thống nội màng và bộ khung tế bào

- Riboxom loại 70S

- Phân bào: trực phân- Kích thứơc lớn [10 – 100 µm]

- Cấu tạo phức tạp

- Có màng nhân

- Vật chất di truyền là NST gồm AND kết hợp với protein loại histon

- Có các bào quan có màng, hệ thống nội màng và khung xương tế bào

- RB có 2 loại: 70S ở bào quan [ti thể, lạp thể ] và 80S ở nhân tế bào.

- Phân bào: Nguyên phân và giảm phânCâu 2: Tại sao cơ thể chúng ta lại được cấu tạo từ rất nhiều tế bào nhỏ mà không phải là từ một số tế bào có kích thước lớn ?

Vì:

- Mỗi tế bào sẽ duy trì sự kiểm tra tập trung các chức năng một cách có hiệu quả. Nhân truyền lệnh đến tất cả các bộ phận của tế bào. Nếu mỗi tế bào có kích thước quá lớn thì phải mất nhiều thời gian các tín hiệu điều khiển mới tới được vùng ngoại biên. Do đó, tế bào nhỏ được điều khiển có hiệu quả hơn.

- Kích thước tế bào nhỏ → S/V lớn có khả năng thông tin với môi trường tốt hơn.

Câu 3: Tại sao khi làm mứt các loại củ, quả … trước khi dim đường người ta thường luộc qua nước sôi?

Khi luộc qua nước sôi sẽ làm các tế bào chết đi vì vậy:

- Tính thấm chọn lọc của màng tế bào bị mất [quá trình vận chuyển chủ động qua tế bào không diễn ra], tế bào không bị mất nước ® mứt giữ nguyên được hình dạng ban đầu không bị teo lại

- Đường dễ dàng thấm vào các tế bào ở phía trong ® mứt có vị ngọt từ bên trong

Câu 4: Có gì khác nhau khi đưa tế bào thực vật và tế bào động vật vào dung dịch ưu trương và nhược trương. Giải thích vì sao? Từ đó rút ra nhận xét gì?

Hiện tượng:

Môi trường ưu trương:

Tế bào thực vật: Co nguyên sinh → TB không bị biến dạng.

Tế bào động vật: Mất nước ở chất nguyên sinh → TB bị biến dạng.

* Môi trường nhược trương:

Tế bào thực vật: Phản co nguyên sinh và dừng lại khi tế bào no nước mặc dù nồng độ hai bên chưa cân bằng.

Tế bào động vật: Phản co nguyên sinh và chỉ dừng lại khi có sự cân bằng nồng độ hai bên. Tuy nhiên, áp suất thẩm thấu của tế bào động vật rất lớn nên trước khi đạt được sự cân bằng thì tế bào có thể đã bị vỡ.

Giải thích:

* Môi trường ưu trương:

- Tế bào thực vật: Không bị biến dạng do có thành tế bào.

- Tế bào động vật: Bị biến dạng do không có không bào và thành tế bào.

* Môi trường nhược trương:

- Tế bào thực vật: có khả năng hút nước chủ động.

- Tế bào động vật: hút nước thụ động.

Nhận xét: Các hiện tượng trên là bằng chứng để chứng minh:

+ Có sự khác nhau về cấu trúc của tế bào thực vật và tế bào động vật.

+ Tế bào thực vật hút nước theo cơ chế sinh học; tế bào động vật hút nước theo cơ chế vật lý

Câu 5: Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không ? Vì sao ?

- Trong cơ thể người :

+ Loại tế bào có nhiều nhân là bạch cầu đa nhân

+ Loại tế bào không có nhân là hồng cầu

- Các tế bào không có nhân không có khả năng sinh trưởng

- Vì :

+ Nhân tế bào là một trong những thành phần quan trọng nhất của tế bào

+ Nhân tế bào là kho chứa thông tin di truỳên

+ Nhân là trung tâm điều khiển, định hướng, giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào

Câu 6 : Các phân tử lipit có vai trò như tthế nào trong vịêc qui định tính ổn định nhưng lại mềm dẻo của màng tb?

-Tính ổn định :

+ Lớp photphoipit tạo nên một cái khung lên tục

+ Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái no

+ Sự xen kẽ các phân tử colesterol

- Tính mềm dẻo :

+ Các phân tử photpholipit có thể tự quay, dịch chuyển ngang và trên dưới

+ Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái không no

+ Sự linh hoạt của khung lipit  màng có thể thay đổi tính thấm đáp ứng các hoạt động thích nghi của tế bào

Câu 7: Tại sao tế bào bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mãnh mẽ mà không làm đứt gãy tế bào?

Tế bào có khung nâng đỡ gồm vi ống, vi sợi [actin], sợi trung gian. Cả sợi trung gian và sợi actin đều được néo chặt vào protein ở phía bên trong màng sinh chất, giúp tế bào có độ bền cơ học. Sợi trung gian hoạt đông như một gân nội bào có tác dụng ngăn ngừa sự co giãn quá mức của tế bào còn sợi actin xác định hình dạng tế bào

Câu 8: Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân chuẩn, em hãy chứng minh chúng có cùng tổ tiên

- Cả 2 nhóm sinh vật đều có các thành phần hoá học chính của tế bào : axit nucleic, protein, hidratcacbon và lipit

- Đều có màng sinh chất rất giống nhau và có cấu trúc cua 1 màng cơ sở

- Đều chứa cấu trúc axit nucleic ADN, ARN chứa thông tin di truyền, protein đều được tổng hợp từ khuôn mARN kết hợp với các ribôxom

- Ti thể và lục lạp của các tế bào nhân chuẩn đều chứa ARN và AND, nhiều loại protein và các ribosom 70S giống nhau như các rbosome của các sinh vật có nhân nguyên thuỷ

- Hai bào quan này hoạt động không phụ thuộc tế bào trong việc tạo ATP nhờ các quy trình [hô hấp hiếu khí và quang hợp] cũng gặp trong các sinh vật có nhân nguyên thuỷ

Câu 9: So sánh sự khác nhau giữa màng sinh chất và màng nhân

Chỉ tiêuMàng nhânMàng sinh chấtCấu trúcCấu tạo màng kép, có xoang gian màng [xoang quanh nhân]

Độ dày khoảng 40 nm

Màng nhân không liên tục do có hệ thống lỗ

- Mặt ngoài của màng có đỉnh ribôxôm, mặt trong có hệ thống tấm lamina có vai trò cơ họcCấu tạo màng đơn

Đô dày khoảng 10 nm

Liên tục, không có hệ thống lỗ

- Mặt trong có liên kết với các vi sợi của khung xương tế bàoTính chấtKhông có khả năng hàn gắn khi bị phá huỷ

- Tính thấm chọn lọc khác nhauCó khả năng hàn gắn khi bị phá huỷ

- Tính thấm chọn lọc khác nhauChức năngTrao đổi chất giữa nhân và tế bào

- Phân lập, cách li NST ra khỏi tế bàoTrao đổi chất giữa tế bào và môi trường

- Giới hạn giữa tế bào và môi trườngCâu 10: Tại sao kích thước tế bào không nhỏ hơn nữa [dưới 1µm]? Tại sao kích thước tế bào nhân chuẩn không nhỏ như tế bào nhân sơ mà lại lớn hơn ?

- Kích thước của tế bào ở mỗi loài sinh vật là kết quả của chọn lọc tự nhiên lâu dài và đạt tới mức hợp lí, đảm bảo tỷ lệ giữa S/V là hợp lý cho quá trình trao đỗi chất của tế bào.

- Tế bào nhân chuẩn có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ vì có sự xoang hóa và có nhiều bào quan khác nhau đòi hỏi phải có V đủ lớn để có thể chứa được, giống như một căn nhà rộng thì có thể chia làm nhiều phòng.

Câu 11: Tế bào hồng cầu không có ty thể có phù hợp gì với chức năng mà nó đảm nhận?

Tế bào vi khuẩn không có ty thể vậy chúng tạo ra năng lượng từ bộ phận nào trong tế bào?

Tế bào vi khuẩn không có ty thể, chúng tạo ra năng lượng nhờ các enzim hô hấp nằm trên màng sinh chất của tế bào vi khuẩn.

Tế bào hồng cầu không có ty thể phù hợp với nhiệm vụ vận chuyển ôxi vì nếu có nhiều ty thể chúng sẽ tiêu thụ bớt ôxi. Trên thực tế, hồng cầu được thiết kế chuyên vận chuyển ôxi nên cũng tiêu tốn rất ít năng lượng.

Câu 12: Xét ty thể A của tế bào tuyến tụy và ty thể B của tế bào cơ tim, hãy dự đoán ty thể của tế bào nào có diện tích màng trong lớn hơn? Tại sao?

Tế bào cơ tim có diện tích bề mặt màng trong ty thể lớn hơn. Vì: Tế bào cơ tim cần nhiều năng lượng cho hoạt động do đó cần nhiều protein và enzim tham gia vào chuỗi truyền điện tử vì thế nên diện tich màng trong ty thể lớn hơn.

Câu 13: Trong tế bào có những loại ARN nào? Trong đó, loại ARN nào có thời gian tồn tại ngắn nhất? Giải thích?

Trong tế bào thường tồn tại 3 loại ARN là ARN thông tin [mARN], ARN vận chuyển [tARN] và ARN ribôxôm [rARN].

Loại ARN có thời gian tồn tại ngắn nhất là ARN thông tin [mARN] vì

+ mARN chỉ được tổng hợp khi các gen phiên mã và sau khi chúng tổng hợp xong một số chuỗi polipeptit cần thiết sẽ bị các enzim của tế bào phân giải thành các nuclêôtit.

+ tARN và rARN có cấu trúc bền hơn và có thể tồn tại qua nhiều thế hệ tế bào.

Câu 14:

Mô tả cấu trúc của ti thể. Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy năng lượng của tế bào?

Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào bằng cách nào?

- Mô tả cấu trúc

+ Ti thể có cấu trúc màng kép: Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào trong chất nền tạo các mào, trên có nhiều loại enzim hô hấp

+ Chất nền ti thể chứa các enzim ham gia hô hấp, các loại protein, lipit, AND vòng, ARN và riboxom

Ti thể là nhà máy năng lượng của tế bào vì: có khả năng biến đổi năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp [glucozơ] thành năng lượng ATP cho tế bào

- Prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm

Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào: - Theo cơ chế xuất bào [bằng cách hình thành các bóng xuất bào ]

[Con đường: Prôtêin [Lưới nội chất hạt] → Túi tiết → Bộ máy Gôngi [lắp ráp, đóng gói] → Túi tiết trong tế bào → Màng sinh chất → Ra ngoài ]

Câu 15: Tại sao kích thước tế bào lại rất nhỏ?

Kích thước tế bào nhỏ → tỉ lệ S/V lớn → trao đổi chất mạnh mẽ → sinh trưởng nhanh → phân chia nhanh → dễ thích ứng với thay đổi của môi trường

Câu 16: Vì sao có thể nói MSC của vi khuẩn lam là một bộ phận đa chức năng?

Tiếp nhận thông tin từ bên ngoài nhờ các protein thụ thể

Nơi thực hiện quá trình trao đổi chất có chọn lọc giữa tế bào và môi trường xung quanh

Chứa enzim sinh tổng hợp các chất cấu tạo nên màng sinh chất và thành tế bào, các chất tiết ra ngoài…

Chứa enzim tổng hợp ATP [liên quan đến chuỗi truyền e của hô hấp và quang hợp]

Màng tế bào gấp nếp, cuộn lõm vào trong tế bào chất tạo thành mezosome, là nơi gắn vào của AND trong trực phân

Màng tế bào ăn sâu vào trong tạo thành các phiến tilacoit – nơi định vị của các loại sắc tố quang hợp

Câu 17:

Nêu chức năng của các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất ở tế bào nhân thực?

Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau:

dung dịch ưu trương

dung dịch nhược trương.

Dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích?

Chức năng các thành phần:

+ Lớp photpholipit kép:Tạo khung cho màng sinh chất, tạo tính động cho màng và cho 1 số chất khuếch tán qua

+ Prôtêin màng: Tạo các kênh vận chuyển đặc hiệu, tạo các thụ thể hoặc chất mang, ghép nối giữa các tế bào trong mô.

+ Colesteron: Tạo các giới hạn để hạn chế sự dich chuyển cuả các phân tử photpholipit, làm ổn định cấu trúc của màng

+ GlicoProtein:Tạo các “dấu chuẩn’’đặc trưng cho từng lọai tế bào giúp cho các tế bào nhận biết được nhau và phân biệt các tế bào lạ

- Hiện tượng:

Môi trườngTế bào hồng cầuTế bào biểu bì hànhƯu trươngTB co lại và nhăn nheoCo nguyên sinhNhược trươngTế bào trương lên → VỡMàng sinh chất áp sát thành tế bào [tế bào trương nước]Giải thích:

+ Tế bào hồng cầu :

Trong môi trương ưu trương: tế bào mất nước → tế bào co lại và nhăn nheo

Trong môi trường nhược trương: tế bào hút nước, do không có thành tế bào nên khi tế bào hút no nước → vỡ tế bào

+ Tế bào biểu bì hành:

Trong môi trường ưu trương: tế bào mất nước → Màng sinh chất tách dần ra khỏi thành tế bào → co nguyên sinh

Trong môi trương nhược trương: tế bào hút nước → Màng sinh chất căng ra áp sát thành tế bào [tế bào trương nước]

Câu 18: So sánh thành phần hóa học của VK G+ và G-

Thành phầnTỷ lệ % đối với khối lượng khô của thành tế bàoG+G-Peptidoglycan30 – 955 – 20Axit teicoic [Teichoic Acid]Cao0LipitHầu như không có20ProteinKhông có hoặc có ítCao

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề